Kinh nghiệm quản lý dự án XDCB từ nguồn NSNN tại một số địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước đối với các dự án xây DỰNG cơ bản từ NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ nước TRÊN địa bàn HUYỆN NHƠN TRẠCH, TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 37 - 46)

7. Kết cấu của luận văn

1.4. Kinh nghiệm quản lý dự án XDCB từ nguồn NSNN tại một số địa

MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO HUYỆN NHƠN TRẠCH

1.4.1. Kinh nghiệm quản lý dự án xây dựng cơ bản tại Ban quản lý dự án huyện Sơn Động, Bắc Giang

Công tác quản lý các dự án XDCB từ nguồn NSNN được HĐND, UBND huyện quan tâm thường xuyên. Hàng năm UBND huyện Sơn Động giao cho Ban QLDA làm chủ đầu tư thực hiện các dự án trên địa bàn huyện tổ chức thực hiện

từ quý I, nhờ đó các dự án sớm được triển khai. Chẳng hạn năm 2016, đến hết quý IV năm 2016 đã có 12/20 công trình được thi công đạt 85% khối lượng công trình thiết kế trong đó có 5/20 công trình đã được bàn giao đưa vào sử dụng. Kết quả cho thấy các công trình vượt tiến độ khối lượng thi công so với mục tiêu đề ra, riêng quý III năm 2016 hầu hết khối lượng công trình được đưa vào đầu tư, thi công đều tăng so với cùng kỳ năm trước.

Ban QLDA đầu tư xây dựng huyện thường tổ chức sơ kết công tác quản lý dự án XDCB từ nguồn NSNN theo quý để bước đầu rút ra một số kinh nghiệm. Việc quan trọng là phải làm tốt công tác chuyên môn có bài bản và trình tự, phổ biến chủ trương nhiệm vụ văn bản pháp luật, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ đảm nhiệm.

BQLDA huyện và các đơn vị liên quan có chức năng giám sát chặt chẽ việc thi công xây dựng, GPMB. Cụ thể là: Phối hợp với cơ quan chức năng về vấn đề GPMB sao cho đáp ứng được tiến độ, tạo mặt bằng cho đơn vị thi công làm việc đúng cơ chế pháp lý mà nhà nước đề ra.

BQLDA huyện cũng thường xuyên tổ chức các cuộc họp thường kỳ giữa BQLDA huyện với nhà thầu và các bên liên quan nhằm giải quyết những vấn đề vướng mắc, khó khăn nhằm tạo thuận lợi cho các nhà thầu trong quá trình thực hiện dự án. Đồng thời BQLDA còn tổ chức các cuộc họp để kiểm điểm đánh giá các cá nhân trong tổ chức, xây dựng các quy chế quy tắc phù hợp với công việc của BQLDA huyện, góp phần tạo môi trường làm việc hiệu quả, nâng cao trách nhiệm cho cán bộ, công chức trong BQLDA.

Ngăn chặn kẽ hở cán bộ kỹ thuật làm sai, các can bộ, công chức thiếu trách nhiệm trong công tác lập dự toán gọi thầu, chấm thầu và tư vấn giám sát. Các cán bộ có vai trò quản lý đảm nhiệm công tác quản lý chặt chẽ, chính xác, đúng tiến độ, kịp thời. Một số cán bộ kỹ thuật không sâu sát dẫn đến tiến độ thi công chậm đã được BQLDA huyện đôn đốc, nhắc nhở. Điều đó đã góp phần nâng cao hiệu quả quản lý dự án của BQLDA Sơn Động.

Qua nghiên cứu, xem xét một số bài học kinh nghiệm quản lý dự án XDCB tại huyện Sơn Động, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại huyện Nhơn Trạch như sau:

- Một là: Cần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chuyên môn của BQLDA; nghiên cứu và bố trí cán bộ sao cho đúng chuyên môn nghiệp vụ, có hiệu quả. Đặc biệt, cần tiêu chuẩn hóa cán bộ và tổ chức tốt công tác tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cũng như xác định chính thức chức danh kỹ sư quản lý dự án để có cơ sở tiêu chuẩn hóa nhân lực. Cán bộ quản lý dự án xây dựng phải có đầy đủ chứng chỉ hành nghề theo quy định.

- Hai là: Xây dựng bộ máy quản lý có chất lượng; kiện toàn các chức danh theo quy định về điều kiện năng lực; xây dựng hệ thống bộ máy từ văn phòng đến hiện trường xoá bỏ hiện tượng “Khoán trắng”; có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn ,nghiệp vụ và thu hút nhân lực, nhân tài..

- Ba là: BQLDA huyện cần xây dựng nội quy, quy tắc phù hợp với công việc của BQLDA phân công rõ nhiệm vụ cho từng phòng ban, từng cá nhân nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả công tác. Thường xuyên tổ chức các cuộc họp thường kỳ đánh giá kiểm điểm các cá nhân trong công việc, giải quyết khó khăn vướng mắc cho các cán bộ.

- Bốn là: Có kế hoạch và biện pháp lựa chọn nhà thầu đủ điều kiện, năng lực, phải kiểm tra thực tế chứ không chỉ kiểm tra trên hồ sơ, đồng thời kết hợp nhiều kênh thông tin để xác định chính xác điều kiện, năng lực của nhà thầu trước,trong khi đấu thầu và trong quá trình thực hiện hợp đồng.

- Năm là: Xây dựng chiến lược và kế hoạch đảm bảo chất lượng: Đề ra mục tiêu, lộ trình, nội dung, mô hình quản lý chất lượng công trình; có chính sách chất lượng phù hợp với lộ trình; đồng thời kỷ luật nghiêm với các đối tượng vi phạm chất lượng. Song song với đó, phải xây dựng kế hoạch đảm bảo chất lượng cho từng công trình với các biện pháp đảm bảo chất lượng, thay vì lối làm tuỳ tiện, không có bài bản.

Tiểu kết chương 1

Chương 1, luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với dự án XDCB từ nguồn NSNN. Bên cạnh việc giới thiệu làm rõ nội hàm các khái niệm liên quan, luận văn đã phân tích, luận giải mục tiêu của quản lý nhà nước đối với dự án XDCB từ nguồn NSNN, vai trò của quản lý nhà nước đối với dự án XDCB từ nguồn NSNN và các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý dự án dự án XDCB từ nguồn NSNN và kinh nghiệm thực tiễn ở một số địa phương, qua đó đúc rút ra các bài học kinh nghiệm cho huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Tất cả đủ để làm cơ sở phân tích thực trạng và đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự án XDCB từ nguồn NSNN trên địa bàn huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NHƠN TRẠCH

2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN XDCB TỪ NGUỒN NSNN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NHƠN TRẠCH

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

Nhơn Trạch là huyện phía Tây nam tỉnh Đồng Nai, được thành lập năm 1994 trên cơ sở tách ra từ huyện Long Thành (trước đây). Nhơn Trạch có diện tích tự nhiên 410,89 km2, chiếm 7% diện tích tự nhiên của tỉnh Đồng Nai. Trong thời gian gần đây, quy mô dân số của huyện có xu hướng tăng. Năm 2010, dân số của Nhơn Trạch là 172,68 ngàn người, năm 2015: tăng lên 224,18 ngàn người, năm 2018: 243,14 ngàn người, năm 2019 tăng lên 261,989 ngàn người. Nhơn Trạch có 12 đơn vị hành chính bao gồm thị trấn Hiệp Phước và 11 xã:: Phước Thiện, Phú Hội, Long Tân, Phú Thạnh, Đại Phước, Phú Hữu, Phú Đông, Phước Khánh, Vĩnh Thanh, Long Thọ, Phước An.

Nhơn Trạch có vị trí địa - kinh tế quan trọng, là tâm điểm trong tam giác tăng trưởng kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh - Đồng Nai - Bà Rịa - Vũng Tàu. Nhơn Trạch là đầu mối giao thông trong vùng, cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 30 km theo tỉnh lộ 25B. Từ trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh đến Nhơn Trạch có thể đi bằng nhiều đường khác nhau, rất thuận tiện. Hệ thống giao thông trên địa bàn huyện Nhơn Trạch đã được đầu tư nâng cấp, mở mới đáp ứng phần nào nhu cầu vận chuyển, tạo điều kiện thuận lợi trong thu hút đầu tư vào cụm công nghiệp, các khu công nghiệp, góp phần vào sự hình thành và phát triển của khu đô thị mới Nhơn Trạch. Trong những năm qua, một số trục đường tỉnh, đường huyện, đường đô thị quan trọng như đường 319, đường, tỉnh lộ 769 mở rộng, đường Hương lộ 19, đường và tuyến đường song hành bên trái tuyến, đường 25C, đường Long Thọ 1 (đường Võ Văn Tần), hạ tầng khu trung tâm huyện..…đã được đầu tư

nâng cấp đồng bộ đưa vào khai thác sử dụng.

Ngoài hệ thống đường bộ, huyên Nhơn Trạch còn có mạng lưới đường sông chằng chịt, gồm: sông Đồng Nai, Sông Đồng Tranh, sông Thị Vải. Cảng Cát Lái là cảng lớn quan trọng nằm ở cuối đoạn sông Đồng Nai tiếp giáp với sông Nhà Bè và sông Sài Gòn là cảng nổi tiếng, có vị trí đặc biệt quan trọng trong vùng và kết nối vùng Đông Nam Bộ với vùng Đồng bằng sông Cửu Long và các vùng khác.

Nhìn chung, mạng lưới giao thông đang tiếp tục được hoàn thiện, phát triển, là động lực thúc đẩy kinh tế của huyện phát triển nhanh và bền vững. Tuy nhiên, vẫn còn thiếu hệ thống giao thông đối ngoại, hệ thống đường vành đai kết nối với các trung tâm kinh tế trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đặc biệt là các tuyến cầu đường vượt sông Đồng Nai để kết nối với Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh miền Tây Nam bộ. Hệ thống đường đô thị chư phát triển, chủ yếu tập trung ở khu vực trung tâm đô thị và khu công nghiệp Nhơn Trạch. Hệ thống đường xã ở nông thôn còn nhỏ hẹp, chất lượng thấp, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của huyện. Hệ thống cảng chạy dọc và trải dài theo sông, khó khăn cho quản lý, vận hành và khai thác.

Địa hình huyện Nhơn Trạch tương đối đơn giản mang đặc thù của vùng đồng bằng ven biển, thường xuyên chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều, phân thành 2 dạng chủ yếu dạng địa hình cao và dạng địa hình thấp. Dạng địa hình cao chủ yếu là dạn đồi bát úp, phân bố tập trung ở khu vực trung tâm huyện Nhơn Trạch và các khu công nghiệp đã xây dựng có địa hình tương đối bằng phẳng, kiến tạo địa chất là phù sa cổ, tầng đất dày, tỷ lệ cát cao rất thuận lợi cho xây dựng công trình.

Vùng địa hình thấp, trũng, ngập nước nằm bao bọc khu trung tâm huyện, có rất nhiều sông, kênh, rạch chằng chịt. Quỹ đất ở đây không thuận lợi cho việc xây dựng. Nhơn Trạch có vùng đất rộng lớn hàng chục ngàn ha ở trung tâm huyện, có nền địa hình cao ráo không ngập lụt để phát triển công nghiệp và đô thị. Xung quanh là vùng thấp trũng giáp với các sông lớn, kênh rạnh thuận lợi tiêu thoát nước tự nhiên, du lịch sinh thái, phát triển nông nghiệp.

sông Cái và sông Nhà Bè, các sông này đều chảy thông với nhau. Huyện Nhơn Trạch chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của chế độ bán nhật triều, các hệ thống sông rạch thuộc các xã dọc sông Đồng Nai, chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không đều Biển Đông.

Nằm bao bọc bởi hệ thống sông lớn và sâu, như: Sông Đồng Nai, sông Nhà Bè, sông Lòng Tàu, sông Soài Rạp, sông Thị Vải… Đây là một trong những tuyến vận tải đường thủy chính của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Hệ thống giao thông đường thủy có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế xã hội không chỉ với khu vực huyện Nhơn Trạch mà cả toàn tỉnh. Đặc biệt hệ thống sông Đồng Nai từ hạ lưu đập Trị An theo các sông Nhà Bè, Lòng Tàu, Đồng Tranh - Thị Vải đi ra biển, tạo điều kiện thuận lợi phát triển vận tải hàng hóa đường thủy cho tỉnh, vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam. Giao thông đường thủy góp phần kết nối các cụm cảng biển, cảng sông, các cụm kinh tế, dân cư, khu công nghiệp lớn của tỉnh với các tỉnh trong vùng.

Huyện Nhơn Trạch tương đối hạn chế về chủng loại khoáng sản, nguồn khoáng sản chủ yếu là cát, đá xây dựng và sét gạch ngói với trữ lượng dự báo được đánh giá thuộc loại rất triển vọng. Các nguồn khoáng sản trên địa bàn huyện phục vụ tốt cho hoạt động xây dựng, phát triển đô thị và dân cư nói chung. Tuy nhiên, với bối cảnh phát triển hiện nay của huyện, việc khai thác sử dụng tại chỗ các nguồn tài nguyên này gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển đô thị của huyện, việc khai thác trên diện rộng sẽ làm thay đổi đáng kể bề mặt địa hình cũng như diện tích canh tác hiện tại, quá trình xây dựng và kiến tạo cảnh quan đô thị sẽ phải gia tăng chi phí cho việc xử lý bề mặt địa hình.

Hiện nay đang có các dự án khai thác vật liệu xây dựng sau: Sét gạch ngói 83,1 ha tại xã Phú Hội; khai thác vật liệu san lấp 52,1 ha tại Long Thọ; khai thác vật liệu xây dựng Vũng Gấm 20,2 ha tại Phước An.

2.1.2. Điều kiện kinh tế

Từ khi thành lập đến nay, huyện Nhơn Trạch đã đạt được nhiều thành tựu toàn diện trên nhiều lĩnh vực, khẳng định và nâng cao vị thế của huyện so với các

huyện, thành phố trong tỉnh. Từ một huyện thuần nông, nông nghiệp là ngành sản xuất và nguồn thu nhập chính, đến nay Nhơn Trạch đã phát triển toàn diện trên tất

cả các lĩnh vực. Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm của huyện thường xuyên ở

mức cao so với các huyện khác của tỉnh Đồng Nai. Giai đoạn 2009-2019, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt đạt trên 20%/năm; công nghiệp đạt mức tăng trưởng bình quân hàng năm là 18,47%; giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản tăng bình quân hàng năm là 3,57%.

Cùng với việc duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế, quy mô kinh tế (GRDP theo giá hiện hành) của tỉnh ngày càng tăng, cụ thể năm 2010 quy mô nền của tỉnh đạt mức 45,67 nghìn tỷ đồng và đến cuối năm 2018 đạt 94,49 nghìn tỷ đồng, trong đó theo thành phần kinh tế thì khu vực có vốn đầu tư nước ngoài cao nhất đạt 34,26 nghìn tỷ đồng và theo ngành kinh tế thì khu vực kinh tế công nghiệp – xây dựng đạt 45,1 nghìn tỷ đồng.

Huyện đã tích cực điều hành ngân sách theo dự toán, thu ngân sách trên địa bàn hàng năm luôn đạt và vượt dự toán của UBND tỉnh giao. Nhơn Trạch đã khai thác mọi nguồn thu nhằm cân đối ngân sách, bảo đảm cho nhiệm vụ chi đầu tư cơ sở vật chất - hạ tầng kỹ thuật, chi phát triển kinh tế - xã hội và các nhiệm vụ chi thường xuyên.

Bảng 2.1. Tình hình thu - chi ngân sách huyện Nhơn Trạch

Đơn vi tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Tổng thu

NSNN 6.441 7.086 8.303 10.051 10.085

Tổng thu NSNN địa bàn

5.840 6.332 7.412 8.892 8.528

Thu nội địa 384 581 819 756 778

Thu hải quan 5.456 5.751 6.593 8.136 7.950

NSNN

Chi cân đối NS địa phương 529 564 635 803 995 Chi thường xuyên 341 340 439 519 520

Chi đầu tư XDCB

188

178 242 284 475

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ nguồn số liệu Phòng Kế hoạch - Tài chính huyện Nhơn Trạch

Nhơn Trạch là một trong những huyện có ngành công nghiệp phát triển nhanh, đứng thứ hai toàn tỉnh, chỉ sau Thành phố Biên Hòa. Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng năm 2020 đạt trên 114 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 11 lần so 10 năm trước đó.

Nhơn Trạch hiện có 9 khu công nghiệp tập trung quy mô lớn và một cụm công nghiệp, với diện tích hơn 3.600 ha, thu hút 498 dự án đầu tư, trong đó có nhiều công ty, tập đoàn lớn trên thế giới. Tốc độ tăng trưởng ngành liên tục tăng ở mức cao, trở thành nhân tố chủ đạo thúc đẩy kinh tế trên địa bàn phát triển, tác động tích cực đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Trong những năm qua, sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển; giá trị sản xuất trên 1ha đất nông nghiệp đến cuối năm 2019 là 158 triệu đồng, tăng 37% so với năm 2015 (năm 2015 là 113,5 triệu đồng). Khoa học công nghệ tiên tiến được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp; người nông dân đã sử dụng phổ biến các loại giống cây trồng mới, có chất lượng năng suất cao, phù hợp với nhu cầu thị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước đối với các dự án xây DỰNG cơ bản từ NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ nước TRÊN địa bàn HUYỆN NHƠN TRẠCH, TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 37 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)