7. Kết cấu của luận văn
2.2. Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy Ban quản lý dự án huyện Nhơn
LÝ DỰ ÁN HUYỆN NHƠN TRẠCH
2.2.1. Bộ máy tổ chức
Ban quản lý dự án huyện Nhơn Trạch được thành lập và hoạt động theo Quyết định số 4048/QĐ-UBND ngày 06/11/2008 v/v thành lập Ban quản lý dự án huyện Nhơn Trạch và quyết định số 05/2012/QĐ-UBND ngày 17/8/2012 v/v ban hành quy định về tổ chức hoạt động của Ban quản lý dự án huyện Nhơn Trạch.
Hiện nay, tổng số nhân viên, viên chức tại Ban quản lý dự án huyện Nhơn Trạch là 22 người trong đó: 01 giám đốc, 2 phó giám đốc và 19 cán bộ, viên chức chuyên trách. Cơ cấu của BQLDA huyện Nhơn Trạch bao gồm: Giám đốc phụ trách chung, 02 Phó giám đốc và các bộ phận chuyên môn nghiệp vụ: Phòng Kế hoạch – Kế toán; Phòng hạ tầng giao thông; Phòng xây dựng; Phòng thu hồi đất bồi thường.
Giám đốc
Phó Giám đốc 1 Phó Giám đốc 2
Phòng hạ tầng Giao thông
Phòng Xây dựng Phòng Thu hồi đất - Bồi thường Phòng Kế hoạch -
Kế toán
chức năng được thể hiện qua sơ đồ sau:
Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức Ban quản lý dự án huyện Nhơn Trạch
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Với số lượng cán bộ, công chức như trên, do khối lượng công việc nhiều, số lượng dự án đầu tư không ngừng tăng lên đã gây áp lực không nhỏ cho Ban quản lý dự án huyện.
Bảng 2.2. Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ, viên chức Ban quản lý dự án huyện Nhơn Trạch
Trình độ chuyên môn 2016 2017 2018 2019 Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Sau Đại học - - - - Đại học 100,0 22 100,0
19 95,0 19 95,0 19 Cao đẳng - - - -- Trung cấp 1 5,0 1 5,0 - - - - Tổng 20 100,0 20 100,0 19 100,0 22 100,0
Nguồn: Ban quản lý dự án huyện Nhơn Trạch
Đến nay, 100% viên chức BQLDA Nhơn Trạch đã có trình độ đại học; tuy nhiên, nguồn nhân lực của Ban vẫn còn yếu về ngoại ngữ và kỹ năng mềm như: công nghệ thông tin, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm... Mặc dù, 100% cán bộ, viên chức BQLDA có trình độ đại học nhưng không có ai trong số cán bộ của Ban học ngành quản lý dự án. Một số cán bộ được bồi dưỡng chuyên môn quản lý dự án nhưng mang tính chắp vá, không cơ bản. Trong khi số lượng dự án XDCB nhiều và ngày càng tăng, với nguồn nhân lực hiện nay, BQLDA vừa thiếu nhân lực, vừa yếu về kiến thức chuyên môn quản lý dự án.
2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ
Chức năng, nhiệm vụ của BQLDA được quy định như sau:
- Thực hiện công tác quản lý các dự án do UBND huyện làm chủ đầu tư và làm chủ đầu tư các dự án do UBND huyện phê duyệt, giao cho đơn vị làm chủ đầu tư.
- Thực hiện các thủ tục về giao nhận đất, xin cấp giấy phép xây dựng, chuẩn bị mặt bằng xây dựng và các công việc khác phục vụ cho việc xây dựng công trình.
- Chuẩn bị hồ sơ dự án thiết kế, dự toán tổng dự toán xây dựng công trình để chủ đầu tư tổ chức thẩm định phê duyệt theo quy định.
- Lập hồ sơ mời thầu, tổ chức lựa chọn nhà thầu.
- Đàm phán, ký kết hợp đồng với các nhà thầu theo ủy quyền của chủ đầu tư.
- Thực hiện nhiệm vụ giám sát thi công xây dựng công trình khi có đủ điều kiện năng lực.
- Nghiệm thu, thanh toán, quyết toán theo hợp đồng ký kết.
- Quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ, chi phí xây dựng, an toàn và vệ sinh môi trường của công trình xây dựng.
- Nghiệm thu, bàn giao công trình.
- Thực hiện chức năng chủ đầu tư đối với các dự án thuộc ngân sách huyện. - Thực hiện chức năng tư vấn đầu tư xây dựng các công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng đến nhóm B.
- Tham mưu UBND huyện thực hiện công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước do UBND huyện làm chủ đầu tư và làm chủ đầu tư các dự án do UBND huyện phê duyệt và giao cho đơn vị làm chủ đầu tư.
2.3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DỰ ÁN XDCB TỪ NSNN TẠI BQLDA HUYỆN NHƠN TRẠCH, GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
2.3.1. Tình hình thực hiện các dự án xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
Hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn NSNN tại Ban quản lý dự án huyện Nhơn Trạch triển khai theo quy định về chế độ phân cấp quản lý. Trong 5 năm qua (2016 -2020), nhiều dự án XDCB đã triển khai, hoàn thành và bàn giao đưa vào khai thác, sử dụng, phát huy hiệu quả thiết thực, phục vụ phát triển kinh tế, xã hội của huyện.
Các công trình chuyển tiếp và các công trình theo kế hoạch tiếp tục được triển khai. Nguồn vốn ngân sách tỉnh đã giải ngân 3,1/15,7 tỷ đồng, đạt 20% kế hoạch; nguồn vốn ngân sách huyện đã giải ngân 409,5/652,5 tỷ đồng, đạt 62,8% kế hoạch. Thẩm định, cấp phép giấy xây dựng đối với 282 công trình. Cơ sở hạ tầng được quan tâm đầu tư, tạo diện mạo mới với các chương trình hỗ trợ như xây dựng nông thôn mới, làm đường giao thông nông thôn (UBND huyện Nhơn Trạch, 2020).
Trong giai đoạn 2017-2020 thực hiện đầu tư 518 dự án (bao gồm 422 dự án theo Nghị quyết 26/2016/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân huyện và 96 dự án bổ sung), trong đó:
- Nguồn ngân sách tập trung: cân đối bố trí cho 335 dự án (gồm 293 dự án cũ và 42 dự án bổ sung): nhóm dự án xây dựng có 54 dự án, nhóm công trình giao thông 14 dự án, nhóm nông lâm thủy 10 dự án và 257 dự án GTNT;
- Nguồn Khai thác quỹ đất cân đối bố trí cho 179 dự án (gồm 123 dự án cũ và 56 dự án bổ sung): nhóm dự án xây dựng có 60 dự án, nhóm công trình giao thông 78 dự án, nhóm công trình điện + nước 35 dự án, 04 dự án nhà văn hóa, 01 dự án gắn bảng tên đường tên hẻm số nhà, 01 dự án Thao trường huấn luyện của BCHQS huyện;
- Nguồn xổ số kiến thiết: chủ yếu cân đối bố trí cho các dự án giáo dục gồm 4 dự án (UBND huyện Nhơn Trạch, 2020).
Trong các năm từ 2016 - 2019, UBND huyện Nhơn Trạch đã chỉ đạo, tổ chức quản lý dự án XDCB từ NSNN. Ban quản lý dự án huyện được giao làm chủ đầu tư nhiều dự án, đã tổ chức quản lý, triển khai đạt kết quả quan trọng. Kết quả thực hiện các dự án, công trình tại Ban quản lý dự án được thể hiện trong bảng 2.3 dưới đây.
Bảng 2.3. Tổng hợp số lượng các dự án xây dựng cơ bản hoàn thành, 2016 - 2019 Đơn vị: Tỷ đồng STT Năm Tổng số dự án công trình Tổng số vốn đầu tư Ghi chú 1 2016 8 124,21 2 2017 30 408,04 3 2018 11 74,07 4 2019 21 260,59 5 Tổng số 70 866,908
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ nguồn số liệu của Ban QLDA huyện Nhơn Trạch
thành có xu hướng tăng lên qua các năm. Riêng năm 2019 có 21 dự án công trình hoàn thành và đưa vào sử dụng, góp phần cải thiện kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội của huyện. Điều này thể hiện rõ sự quan tâm của UBND huyện đối với đầu tư xây dựng cơ bản đã tăng lên. Theo báo cáo của Ban quản lý dự án huyện Nhơn Trạch, các dự án XDCB đa dạng về quy mô, tính chất, mục đích nhưng tập trung các dự án sau:
- Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế đồng bộ, quy mô lớn vả hiện đại như hạ tầng đô thị; hạ tầng giao thông vận tảỉ; hạ tầng thủy lợi.
- Xây dựng hạ tầng xã hội như cơ sở vật chất và trang thiết bị các ngành Giáo dục và Đào tạo, Y tế...
- Xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn (giao thông, điện, y tế, giáo dục, thủy lợi, cấp nước sạch tập trung,...) gắn với Chương trình nông thôn mới.
- Bảo vệ mồi trường và các nguồn tài nguyên thiên nhiên, ứng phó vói biên đối khí hậu: hỗ trợ thực hiện các chương trình, dự án bảo vệ môi trường, phát triến bền vững và bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên; hỗ trợ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu; khắc phục và cải thiện ô nhiễm môi trường.
2.3.2. Lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch đầu tư dự án xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước
Công tác lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch đầu tư hàng năm được UBND huyện Nhơn Trạch quan tâm thực hiện đúng theo quy định tại Điều 59 Luật Đầu tư công và quy định tại Mục 2, Chương II, Nghị định số 77/2015/NĐ- CP ngày 10/9/2015 của Chính phủ cũng như hướng dẫn lập kế hoạch đầu tư hàng năm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. UBND huyện Nhơn Trạch tuân thủ quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng cơ bản và bám sát chủ trương đầu tư đã được phê duyệt. Việc sử dụng vốn đầu tư cơ bản theo mục đích, đối tượng; tuân thủ quy chuẩn, tiêu chuẩn trong thiết kế; giải pháp thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật có tính kinh tế - kỹ thuật; định mức, đơn giá áp dụng cơ bản phù hợp với mức được cơ quan có thẩm quyền công bố.
Do nguồn vốn NSNN cho các dự án XDCB còn hạn chế, số vốn được giao không đáp ứng yêu cầu của huyện vì vậy ảnh hưởng lớn đến kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản của huyện. Việc phân bổ vốn cho các dự án XDCB hàng năm bằng nguồn NSNN tuân thủ đúng nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn theo quy định. Nguồn vốn được phân bổ theo 4 tiêu chí: công trình, dự án xây dựng mới; công trình dự án chuyển tiếp có khả năng hoàn thành trong năm; công trình, dự án đã hoàn thành nhưng chưa quyết toán và công trình, dự án hoàn thành đã được phê duyệt quyết toán. Huyện Nhơn Trạch ưu tiên bố trí vốn NSNN cho công trình dự án chuyển tiếp có khả năng hoàn thành trong năm; công trình, dự án đã hoàn thành nhưng chưa quyết toán và công trình, dự án hoàn thành đã được phê duyệt quyết toán sau đó mới bố trí vốn khởi công dự án mới. Các dự án mới được xem xét, cân nhắc kỹ càng trước khi quyết định đầu tư thực hiện. Mặt khác, theo góc độ lĩnh vực đầu tư, thì vốn NSNN bố trí cho các loại công trình, dự án sau: (i) Công trình, dự án đô thị, hạ tầng kỹ thuật; (ii) Công trình, dự án sự nghiệp y tế, văn hóa, thể thao, giáo dục; (iii) Công trình, dự án trụ sở hành chính khác; (iv) Công trình, dự án lập quy hoạch; (v) Công trình, dự án đang lập dư án đầu tư (chưa có quyết định phê duyệt dự án đầu tư).
Công tác lập, thẩm định và phê duyệt kế hoạch đầu tư dự án XDCB hàng năm được thực hiện công khai, minh bạch theo đúng quy định của Luật Đầu tư công, Nghị định số 77/2015/NĐ-CP ngày 10/9/2015 của Chính phủ. Các chủ đầu tư đều cho rằng đã đề xuất mức vốn đầu tư cho các dự án đảm bảo tiến độ thực hiện dự án và cam kết hoàn thành kế hoạch được giao.
Công tác thẩm định dự án XDCB từ nguồn NSNN gồm việc kiểm tra tính phù hợp của hồ sơ thiết kế dự án quy định của các văn bản hướng dẫn của Nhà nước, để ra quyết định. Thẩm định dự án là một hoạt động trong chuỗi các công việc lập, thẩm định, phê duyệt dự án XDCB. Hoạt động thẩm định dự án gồm thẩm định dự án phê duyệt mới và thẩm định điều chỉnh dự án đã được phê duyệt.
Trong giai đoạn vừa qua trên địa bàn huyện Nhơn Trạch, đa số các dự án XDCB là lập báo cáo kinh tế kỹ thuật, sự biến động về số dự án qua các năm là
không nhiều. Từ năm 2016, các dự án XDCB từ nguồn NSNN được triển khai đồng bộ, hướng đến tập trung cho mục tiêu phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới nhằm đảm bảo an sinh xã hội. Công tác thẩm định dự án XDCB đã được triển khai có hiệu quả. Các chủ đầu tư đã chọn được các đơn vị tư vấn có kinh nghiệm để lập dự án đầu tư nên chất lượng các dự án đã được nâng lên, số lượng dự án trình thẩm định chênh lệch không nhiều so với số dự án được thẩm định và phê duyệt chủ trương đầu tư. Năm 2018, con số này là 4 dự án ( 34/38 dự án). Theo Báo cáo của BQLDA huyện Nhơn Trạch: “Trong năm 2018 Ban QLDA huyện Nhơn Trạch đã trình thẩm định và phê duyệt chủ trương đầu tư cho 38 danh mục dự án, với tổng mức đầu tư 482.847 triệu đồng. Quyết định phê duyệt dự án cho 34 danh mục dự án, vơi tổng mức đầu tư 330.022 triệu đồng và các dự án này được ghi kế hoạch vốn năm 2018” (BQLDA Nhơn Trạch, 2018).
Việc quyết định đầu tư và trình phê duyệt dự án đầu tư đã dược thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư công 49/2014/QH13 và các Nghị định số 136/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 và Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/06/2015 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn có liên quan.
Từ khi Luật Đầu tư công có hiệu lực, trên địa bàn huyện Nhơn Trạch không có dự án nào được cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết định đầu tư nhưng không cân đối, bố trí được vốn như trước đây; cũng không có dự án chưa có quyết định đầu tư nhưng được phân bổ vốn trong năm. Đã hạn chế tối đa được việc đầu tư dàn trải; hầu hết các dự án đều được xây dựng kế hoạch và bố trí vốn ngay từ đầu năm, mức vốn được phân bổ về cơ bản đáp ứng được tiến độ thực hiện dự án. Tuy nhiên, có dự án có quyết định đầu tư sử dụng từ 2 đến 3 nguồn vốn đã gây không ít khó khăn phức tạp cho công tác quản lý nguồn và bố trí vốn như dự án Trường Trung học cơ sở Phú Đông sử dụng 3 nguồn vón gồm: Nguồn vốn ngân sách tập trung; Nguồn vốn đầu tư XDCB kết dư sử dụng đất; Nguồn vốn đầu tư XDCB khai thác quỹ đất; nên ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành dự án và công tác thanh quyết toán vốn.
dựng, nhất là tác động của đại dịch Covid – 19 đã ảnh hưởng đến tốc độ triển khai dự án; có dự án triển khai chậm do phải iều chỉnh bổ sung thiết kế bản vẽ, hay mức đầu tư. Có hồ sơ thiết kế chất lượng không tốt, không sát với thực tế, phải điều chỉnh nhiều lần. Một số đơn vị tư vấn thiết kế chưa nắm vững quy trình đầu tư nên không tư vấn được cho chủ đầu tư.
Nhìn chung, công tác lập, thẩm định, phê duyệt đầu tư, quyết định đầu tư của huyện tập trung có trọng tâm, trọng điểm hơn, bước đầu góp phần khắc phục được việc phê duyệt quá nhiều dự án, đầu tư dàn trải. Từ khi có Luật Đầu tư công, Luật Xây dựng đã hạn chế, giảm thiểu việc điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư dự án. Chất lượng, hiệu quả của công tác thẩm định dự án ngày càng được nâng cao. Thông qua công tác thẩm định đã tiết kiệm chi phí đầu tư đáng kể cho ngân sách nhà nước.
Tuy nhiên, trong công tác lập, thẩm định và phê duyệt kế hoạch đầu tư dự