2.1.1. Về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Đắk Nông nằm ở cửa ngõ phía Nam của Tây Nguyên, có Quốc lộ 14 nối thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Miền đông Nam bộ với các tỉnh Tây nguyên, cách Thành phố Hồ Chí Minh 230 km về phía Bắc và cách Thành phố Ban Mê Thuột (Đắk Lắk) 120 km về phía Tây Nam; có Quốc lộ 28 nối Đắk Nông với Lâm Đồng, Bình Thuận và các tỉnh Duyên hải miền Trung, cách Thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) 170 km và Thành phố Phan Thiết (Bình Thuận) 160km về phía Đông. Đắk Nông có 130 km đường biên giới tiếp giáp với tỉnh Mondulkiri, có 02 cửa khẩu Bu Prăng và Dak Peur nối thông với Mondulkiri, Kratie, Kandal, Pnom Penh, Siem Reap, v.v. của nước bạn Campuchia [41].
Đắk Nông có địa hình đa dạng và phong phú, địa hình thung lũng thấp, có độ dốc từ 0-30 chủ yếu phân bố dọc sông Krông Nô, Sêrêpôk, thuộc các huyện Cư Jút, Krông Nô. Địa hình cao nguyên đất đỏ bazan chủ yếu ở Đắk Mil, Đắk Song, độ cao trung bình 600 - 800 m, độ dốc khoảng 5-100. Địa hình chia cắt mạnh và có độ dốc lớn > 150 phân bố chủ yếu trên địa bàn các huyện Đăk Glong, Đắk R'Lấp.
Khí hậu mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhưng có sự nâng lên của địa hình nên có đặc trưng của khí hậu cao nguyên nhiệt đới ẩm, vừa chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam khô nóng. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 4 đến hết tháng 11, tập trung trên 90% lượng mưa cả năm; mùa khô từ tháng 12 đến hết tháng 3 năm sau, lượng mưa không đáng kể.
2.1.2. Về kinh tế - xã hội
Tính đến tháng 9 năm 2020, tổng sản phẩm GRDP trên địa bàn (giá 2010) đạt 13.847 tỷ đồng; tốc độ tăng trưởng đạt 6,58%. Tăng trưởng kinh tế thấp hơn 0,37% so với cùng kỳ. Tổng thu ngân sách trên địa bàn ước đạt 1.652 tỷ đồng, bằng 71,7% so với dự toán, bằng 94,6% so cùng kỳ năm 2019. Lũy kế số thu trừ tiền sử dụng đất,
xổ số là 1.376 tỷ đồng đạt 68,8% dự toán, bằng 90,7% cùng kỳ. Trong đó, thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước trung ương đạt 57,5% dự toán; doanh nghiệp nhà nước địa phương đạt 48,5% dự toán năm; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 139,8% dự toán; khu vực ngoài quốc doanh đạt 62,11%; thuế thu nhập cá nhân đạt 81,7; thuế bảo vệ môi trường đạt 76,5%; phí và lệ phí đạt 96%; và xổ số kiến thiết đạt 72,8%; thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đạt 77,5%... [42].
Đối với tỉnh Đắk Nông, Tỉnh ủy, UBND, các Sở ban, ngành đã tập trung triển khai thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp, thúc đẩu sản xuất kinh doanh, ổn định giá cả, kích cầu tiêu dùng, các biện pháp đối phó với thiên tai, đảm bảo an sinh xã hội… Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi cơ bản, kinh tế xã hội của tỉnh vẫn còn đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Đa phần người dân trên địa bàn tỉnh chủ yếu sản xuất nông nghiệp là chính nhưng giá cả các mặt hàng nông nghiệp không ổn định ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình sản xuất và đời sống nhân dân. Các doanh nghiệp trên địa bàn chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ, hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp, khả năng cạnh tranh chưa cao, cơ sở hạ tầng giao thông ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều hạn chế. Đời sống của nhân dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa vẫn còn nhiều khó khăn.
Dân sốtrung bình năm 2019 của toàn tỉnh đạt 625.822 người, tăng 10.402 người, tương đương 1,69% so với năm 2018. Trong đó, dân số thành thị 95.404 người, chiếm 15,24%, dân số nông thôn 530.418 người, chiếm 84,76% [23, tr 13]. Đắk Nông là tỉnh có hơn 40 dân tộc cùng sinh sống. Cộng đồng dân cư Đắk Nông được hình thành từ: Đồng bào các dân tộc tại chỗ như M'Nông, Mạ, Ê đê, Khmer…; đồng bào Kinh sinh sống lâu đời trên Tây nguyên và đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc mới di cư vào lập nghiệp như Tày, Thái, Mường, Nùng, Dao, H'Mông .v.v.
Tôn giáo - Tín ngưỡng, Đắk Nông là vùng đất sinh sống từ hàng ngàn đời của đồng bào các dân tộc tại chỗ, đồng thời cũng là vùng đất quần tụ của cư dân từ nhiều vùng miền về sinh cơ, lập nghiệp nên đời sống tâm linh, tôn giáo, tín ngưỡng cũng vô cùng phong phú. Gồm có Công giáo, Phật giáo, Tin lành. Ngoài ra, đồng bào các dân tộc Đăk Nông còn có rất nhiều tín ngưỡng để tôn thờ, đặc biệt là đồng bào các dân tộc
tại chỗ thờ cúng Yàng (Trời), thần Núi, thần Sông v.v. và rất nhiều lễ hội như: Lễ hội Đâm trâu (ăn trâu). Lễ mừng nhà mới, Lễ mừng mùa, Lễ bỏ mả v.v… phong phú và đặc sắc [41].
2.1.3. Cơ cấu, tổ chức bộ máy của chính quyền tỉnh Đắk Nông
Tỉnh Đắk Nông được tái lập vào ngày 01 tháng 01 năm 2004 theo Nghị quyết số 23/2003/QH11 ban hành ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội trên cơ sở chia tách tỉnh Đắk Lắk thành 2 tỉnh mới là Đắk Nông và Đắk Lắk. Toàn tỉnh có 8 huyện, thị xã gồm các huyện: Cư Jút, Đắk Mil, Krông Nô, Đắk Song, Đắk R'Lấp và Đắk GLong, Tuy Đức và thị xã Gia Nghĩa. Trung tâm tỉnh lỵ là Gia Nghĩa. Đắk Nông hiện có 19/19 sở, ban ngành hoặc tương đương và 71 đơn vị hành chính cấp xã gồm 5 phường, 5 thị trấn và 61 xã.
Theo Quyết định số 963 ngày 17/06/2016 của UBND tỉnh Đắk Nông về ban hành Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2016 – 2020, giao cho các Sở, ban, ngành, Ủy ban Nhân dân các huyện, thị xã, thành phố: a) Tổ chức nghiên cứu, quán triệt, tuyên truyền về Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 theo Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ, Chương trình Cải cách hành chính nhà nước tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2011 - 2020, Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 của Chính phủ và của tỉnh đến cán bộ, công chức, viên chức và người dân, doanh nghiệp. b) Trên cơ sở Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 của tỉnh, các Sở, ban, ngành, Ủy ban Nhân dân các huyện, thị xã, thành phố cụ thể hóa thành kế hoạch để triển khai các nhiệm vụ cải cách hành chính giai đoạn, hàng năm phù hợp với yêu cầu thực tế của các cơ quan, đơn vị, địa phương; xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm, khâu đột phá, giải pháp chủ yếu, tổ chức thực hiện. c) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát tiến độ và kết quả thực hiện kế hoạch cải cách hành chính đã đề ra. Định kỳ hàng quý, 6 tháng, 9 tháng hàng năm hoặc đột xuất báo cáo kết quả công tác cải cách hành chính của cơ quan, đơn vị, địa phương gửi về Sở Nội vụ tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh theo đúng quy định. d) UBND các huyện,
thị xã, thành phố chỉ đạo UBND xã, phường, thị trấn xây dựng kế hoạch cải cách hành chính giai đoạn, hàng năm và tổ chức triển khai thực hiện đảm bảo hiệu quả.
Giao cho Sở Nội vụ:Là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của tỉnh, giúp UBND tỉnh triển khai thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011- 2020. Giao cho Sở Tư pháp: a) Chủ trì tham mưu, theo dõi, tổng hợp việc triển khai thực hiện các nội dung, nhiệm vụ cải cách thể chế; đổi mới, nâng cao chất lượng công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật. b) Chủ trì thực hiện nội dung, nhiệm vụ cải cách thủ tục hành chính; chịu trách nhiệm kiểm soát chặt chẽ việc ban hành và thực thi thủ tục hành chính; hướng dẫn việc rà soát thủ tục hành chính và xem xét, đánh giá chất lượng đối với kết quả rà soát của các cơ quan chuyên môn, đơn vị có thực hiện thủ tục hành chính thuộc UBND tỉnh. c) Chỉ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan báo chí, Đài phát thanh truyền hình tỉnh và các cơ quan, đơn vị, địa phương đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông về cải cách thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh.
Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cải cách TTHC theo các văn bản chỉ đạo của Trung ương, UBND tỉnh đã điều chuyển nguyên trạng Phòng Kiểm soát TTHC từ Sở Tư pháp và công tác theo dõi tình hình thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông từ Sở Nội vụ về Văn phòng UBND tỉnh để thực hiện; UBND các huyện, thị xã cũng chuyển chức năng, nhiệm vụ kiểm soát TTHC từ Phòng Tư pháp về Văn phòng HĐND - UBND huyện. Năm 2017, Tỉnh đã xây dựng Cổng Dịch vụ công của tỉnh và hầu hết các thủ tục hành chính đều được tiếp nhận, xử lý và trả kết quả trên Cổng Dịch vụ công. 8/8 huyện, thành phố đã thành lập và bố trí Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện; thành lập 71/71 xã, phường, thị trấn Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp xã (gọi chung là Bộ phận Một cửa).