Phương hướng tiếp tục cải cách thủ tục hành chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cải CÁCH THỦ tục HÀNH CHÍNH tại TỈNH đắk NÔNG (Trang 65 - 68)

Thứ nhất, triển khai kịp thời, hiệu quả kế hoạch CCHC của tỉnh trên cơ sở thực hiện đúng theo các mục tiêu, phương hướng của Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2021 - 2030 và Kế hoạch CCHC giai đoạn 2021 - 2025 của Chính phủ. Xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch CCHC giai đoạn 2021 - 2025 được toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm theo định hướng chung của Trung ương để triển khai tại địa phương, từng bước hiện đại hóa nền hành chính nhà nước, lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp làm thước đo đánh giá chất lượng hoạt động của bộ máy hành chính chính nhà nước.

Thứ hai, nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đối với công tác CCHC trong đó có CCTTHC. Tăng cường các hoạt động thông tin, tuyên truyền, phổ biến, quán triệt về mục tiêu, nhiệm vụ CCHC, nhất là trong việc sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4, dịch vụ bưu chính công ích đến toàn thể CBCC,VC và toàn xã hội, tạo động lực thúc đẩy việc thực hiện CCHC gắn với phát triển kinh tế - xã hội.

Thứ ba, tiếp tục đẩy mạnh cải cách các quy định về TTHC có liên quan đến người dân, doanh nghiệp; rà soát, cắt giảm và đơn giản hóa TTHC, các thành phần hồ sơ và điều kiện giải quyết đối với các TTHC thường phát sinh nhiều hồ sơ. Tăng cường chỉ đạo cập nhật kết quả tiếp nhận, giải quyết TTHC trên môi trường điện tử; trao đổi văn bản trên môi trường mạng; nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan ngành dọc và các cơ quan chuyên môn trong giải quyết TTHC. Đảm bảo 100% hồ sơ TTHC trễ hẹn, sai sót do lỗi của cơ quan hành chính nhà nước phải xin lỗi người dân, doanh nghiệp. Nâng cao trách nhiệm của CB,CC,VC trong thi hành công vụ; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng cho công chức làm việc liên quan đến CCTTHC.

Thứ năm, xây dựng chính quyền điện tử. Triển khai có hiệu quả khung Chính quyền điện tử; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động hành chính để nâng cao hiệu suất, hiệu quả hoạt động, giảm chi phí và thời gian giải quyết công việc. Tăng cường triển khai các biện pháp thúc đẩy việc giải quyết TTHC trực tuyến mức độ 3 và 4 trên Cổng dịch vụ công của tỉnh; qua dịch vụ bưu chính công ích; số hoá kết quả giải quyết TTHC theo lộ trình.

Thứ sáu, tiếp tục đẩy mạnh việc rà soát, sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy và kiện toàn chức năng, nhiệm vụ các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập liên quan đến CCTTHC. Phấn đấu hoàn thành mục tiêu tinh giản biên chế 10% giai đoạn 2015 - 2021; đẩy mạnh phân cấp gắn với nâng cao năng lực quản lý, điều hành của các cấp, các ngành; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính. Tiếp tục siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, công vụ của đội ngũ CBCCVC; tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát để kịp thời phát hiện và xử

lý nghiêm những trường hợp sai phạm trong tuyển dụng, bổ nhiệm, luân chuyển và trong quá trình thực thi công vụ của CBCCVC.

Thứ bảy, tiếp tục quan tâm đầu tư nguồn lực, cơ sở hạ tầng, kỹ thuật cho ứng dụng CNTT, cơ bản đáp ứng được nhu cầu của sự phát triển.

Thứ tám, tăng cường công tác lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, công tác chỉ đạo, điều hành của chính quyền đối với việc cải cách thủ tục hành chính

Trong giai đoạn hiện nay, cải cách TTHC là nhiệm vụ rất quan trọng không chỉ của Chính phủ, UBND các tỉnh, mà còn là nhiệm vụ của UBND các cấp trên địa bàn. Để cải cách TTHC đạt kết quả, các cấp ủy Đảng phải tăng cường sự lãnh đạo trực tiếp, sâu sát. Tỉnh ủy cần xây dựng và ban hành Nghị quyết chuyên đề tập trung lãnh đạo công tác cải cách TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông, nhằm thống nhất nhận thức về nhiệm vụ cải cách TTHC. Đồng thời, chỉ đạo thực hiện nghiêm Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông và hướng tới đáp ứng tốt hơn việc phục vụ cho công dân, tổ chức, doanh nghiệp tất yếu phải thúc đẩy xây dựng và thực hiện chính quyền điền tử hiện đại trong giai đoạn tiếp theo. Đầu tư thỏa đáng cho hệ thống cơ sở hạ tầng và hệ thống công nghệ thông tin, hàng năm quan tâm bố trí kinh phí thực hiện các nhiệm vụ CCTTHC. Đẩy mạnh hơn nữa công tác CCTTHC gắn với xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số. Xây dựng chính quyền điện tử và đô thị thông minh, ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin và thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; Tăng cường đầu tư hạ tầng kỹ thuật và công nghệ số, khắc phục tình trạng không đồng bộ giữa phần mềm và trang thiết bị (đặc biệt ở các đơn vị cấp xã). Triển khai kết nối Hệ thống quản lý văn bản với Trục liên thông văn bản quốc gia bảo đảm 3 cấp theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; Nghiêp túc thực hiện chữ ký số, chứng thư số, tiến tới Chính quyền không còn giấy tờ theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; Tiếp tục quan tâm đầu tư nguồn lực, cơ sở hạ tầng, kỹ thuật cho ứng dụng công nghệ thông tin, cơ bản đáp ứng được nhu cầu của sự phát triển. Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị của tỉnh cần tăng cường vai trò, trách nhiệm chỉ đạo, triển khai và kiểm tra việc thực hiện cải cách TTHC. Thực hiện phân công trách nhiệm rõ ràng trong thực hiện nhiệm vụ, kịp thời

chấn chỉnh những hiện tượng sách nhiễu, tiêu cực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cải CÁCH THỦ tục HÀNH CHÍNH tại TỈNH đắk NÔNG (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)