Thực trạng áp dụng pháp luật về biện pháp tạm giam trên địa bàn quận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) BIỆN PHÁP tạm GIAM THEO PHÁP LUẬT tố TỤNG HÌNH sự VIỆT NAM từ THỰC TIỄN QUẬN THỦ đức, THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 39 - 66)

Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh

2.2.1. Kết quả đạt được

Trước tình hình tội phạm diễn biến phức tạp nêu trên, các cơ quan THTT trên địa bàn quận Thủ Đức đã thụ lý giải quyết trung bình 1130 vụ/năm. Theo đó, để đảm bảo việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự trong các vụ án này, các cơ quan tiến hành tố tụng trên địa bàn đã áp dụng BPNC với hàng ngàn đối tượng, trong đó có tổng số 2013 bị can, bị cáo bị áp dụng BPTG và 393 bị can, bị cáo bị áp dụng các BPNC khác như: Cấm đi khỏi nơi cư trú, Bảo lĩnh, Đặt tiền hoặc tài sản để bảo đảm. Số liệu cụ thể về việc áp dụng các BPNC đối với bị can, bị cáo của các CQTHTT trên địa bàn quận Thủ Đức, TP.HCM trong 5 năm qua được thể hiện ở Bảng phụ lục 2.2 dưới đây:

Bảng 2.2. Thống kê tình hình áp dụng biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự theo quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng trên địa bàn quận Thủ Đức

(Giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2018)

Năm (1) Số người bị áp dụng BPNC

Số người bị

Biện pháp tạm giam Biện pháp ngăn chặn khác* khởi tố (2) Tỷ lệ (3) Tỷ lệ Số lượng 2:1 Số lượng 3:1 2014 602 465 77.24% 28 4.65% 2015 582 495 85.05% 41 7.04% 2016 684 471 68.86% 99 14.47% 2017 392 255 65.05% 109 27.81% 2018 445 327 73.48% 116 26.07% 5 năm 2705 2013 74,42% 393 18,9%

*BPNC khác: Cấm đi khỏi nơi cư trú, Bảo lĩnh, Đặt tiền hoặc tài sản để bảo đảm (Nguồn: VKSND quận Thủ Đức)

Phân tích số liệu thống kê tại Bảng phụ lục 2.2 cho thấy: Với tỷ lệ số giữa số người bị áp dụng BPTG (2) so với tổng số người bị khởi tố (1) hàng năm trên địa bàn

quận Thủ Đức luôn ở mức cao, cụ thể là: Trong 5 năm qua, Tỷ lệ 2:1 là 74,42%. Trong khi đó, tỷ lệ số người bị áp dụng BPNC khác (3) trên tổng số người bị khởi tố (1) chiếm tỷ lệ thấp hơn hẳn với tỷ lệ 3:1 là 18,9%. Đối sánh số liệu từng năm cho thấy: Tỷ lệ 2:1 thấp nhất ở mức 65.05% vào năm 2017 và cao nhất với 85.05% vào năm 2015. Tỷ lệ 3:1 cao nhất là 27.81% vào năm 2017 và thấp nhất vào năm 2014 với 4.65%. So sánh, đối chiếu tỷ lệ 2:1 và 3:1 trên đây có thể khẳng định rằng: Tạm giam là BPNC được các cơ quan THTT trên địa bàn quận Thủ Đức áp dụng trong quá trình giải quyết đối với đa số VAHS xảy ra trên địa bàn.

Ngồi ra, thơng qua số liệu thống kê về tính hình áp dụng các BPNC trong TTHS tại Bảng phụ lục 2.2 trên đây và các báo cáo tổng kết công tác của VKSND quận Thủ Đức trong thơi gian từ năm 2014 đến năm 2018 [41], có thể thấy rằng:

-Các BPNC như Cấm cư trú, Bảo lĩnh, Đặt tiền hoặc tài sản để bảo đảm được áp dụng rất ít, đặc biệt là vào năm 2014 và năm 2015 bởi trong thời gian này các cơ quan THTT chỉ quyết định áp dụng các BPNC khác khi xét thấy rằng không cần thiết phải áp dụng BPTG. Đến khi BLTTHS năm 2015 được ban hành với các quy định mới, cụ thể hơn về căn cứ áp dụng BPTG thì nhận thức của các cơ quan THTT có sự thay đổi và đã hạn chế việc quyết định áp dụng BPNC này mà thay vào đó là quyết định áp dụng các BPNC khác nhằm bảo đảm việc giải quyết VAHS. Chính vì thế, trong các năm từ 2016 đến năm 2018, số lượng bị can, bị cáo bị áp dụng BPTG có xu hướng giảm và số bị can, bị cáo bị áp dụng các BPNC khác lại có xu hướng tăng.

- Các bị can, bị cáo bị áp dụng BPTG trên địa bàn quận Thủ Đức phạm các loại tội từ ít nghiêm trọng cho đến rất nghiêm trọng, trong đó nhiều trường hợp bị can, bị cáo là phụ nữ có thai, người già yếu và người chưa đủ 18 tuổi phạm tội khi có các căn cứ theo quy định của BLTTHS năm 2003 và BLTTHS hiện hành. Đến nay, do không thuộc thẩm quyền nên các CQTHTT trên địa bàn quận Thủ Đức không ban hành Lệnh bắt tạm giam nào để thực hiện việc dẫn độ.

- Nhiều trường hợp bị can, bị cáo không bị áp dụng BPNC nào, cụ thể là có sự chênh lệch giữa tổng số người bị khởi tố so với tổng số người bị áp dụng BPNC tạm gaim và các BPNC khác như Cấm đi khỏi nơi cư trú. Bảo lĩnh, Đặt tiền hoặc tài sản

để bảo đảm. Theo đó, số bị can, bị cáo khơng bị áp dụng BPNC nào sau khi bị khởi tố là 299 người.

Như vậy, với tổng số 2013/2705 bị can, bị cáo đã bị các cơ quan THTT trên địa bàn quận Thủ Đức quyết định áp dụng BPTG có thể thấy rằng: BPTG là BPNC được áp dụng khá phổ biến trong quá trình giải quyết VAHS trên địa bàn quận Thủ Đức, TP.HCM nhằm đảm bảo cho quá trình giải quyết VAHS được diễn ra một cách thuận lợi và hiệu quả. Thực tiễn cho thấy việc áp dụng BPTG đối với các bị can, bị cáo một cách đúng đắn và có căn cứ đã giúp cho các cơ quan THTT giải quyết hàng ngàn VAHS thuộc phạm vi thẩm quyền của mình, trong đó: CQĐT đã giải quyết được tổng số 2797 vụ/2705 bị can; VKS quận Thủ Đức đã giải quyết 1654 vụ/2611 bị can; TA quận Thủ Đức đã xét xử 1631 vụ/2659 bị cáo. Kết quả giải quyết vụ án hình sự của các cơ quan trên được thể hiện cụ thể ở Bảng phụ lục 2.3 dưới đây:

Bảng 2.3. Thống kê kết quả điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự cấp huyện trên địa bàn quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh (Giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2018)

Năm Khởi tố Truy tố Xét xử

Vụ Bị can Vụ Bị can Vụ Bị cáo

2014 576 602 389 591 382 626 2015 593 582 357 565 331 551 2016 609 684 384 634 380 644 2017 507 392 255 381 289 430 2018 512 445 269 440 249 408 Tổng 2797 2705 1654 2611 1631 2659 (Nguồn: VKSND quận Thủ Đức)

Ngoài ra, qua nghiên cứu các báo cáo công tác hàng năm của VKSND quận Thủ Đức trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2018 thì trong số các VAHS đã được giải quyết, chỉ có 38 trường hợp đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án và 403 trường hợp Tịa án tun vơ tội, miễn trách nhiệm hình sự. Trong đó, các trường hợp đình chỉ chủ yếu thuộc các trường hợp miễn trách nhiệm hình sự, bị hại rút đơn yêu cầu khởi

tố trong các vụ án khởi tố theo yêu cầu của người bị hại, người thực hiện hành vi phạm tội khơng có năng lực trách nhiệm hình sự. Kết quả này cho thấy sự nỗ lực to lớn của các cơ quan THTT trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao cũng như phần nào phản ánh được những đóng góp tích cực của việc áp dụng pháp luật về BPTG một cách đúng đắn đối với công tác giải quyết các VAHS trên địa bàn quận Thủ Đức trong thời gian qua.

Qua tham vấn các chuyên gia là Lãnh đạo Cơ quan điều tra, VKSND, TAND quận Thủ Đức cho thấy: Hầu hết các trường hợp áp dụng BPTG trong 5 năm qua đều có căn cứ, đúng đối tượng, đúng thẩm quyền, đảm bảo trình tự, thủ tục khi áp dụng BPTG. Khơng có trường hợp nào khiếu nại, tố cáo về vấn đề tạm giam khi được cơ quan có thẩm quyền áp dụng. Tuy nhiên, vẫn có lúc việc quyết định áp dụng BPTG của CQĐT cịn chưa đảm bảo tính căn cứ, dẫn đến nhiều trường hợp CQĐT đề nghị VKS phê chuẩn Lệnh bắt tạm giam, Lệnh tạm giam, gia hạn tạm giam nhưng không được phê chuẩn, cụ thể như sau:

Bảng 2.4. Thống kê các trường hợp Viện kiểm sát nhân dân quận Thủ Đức không phê chuẩn lệnh tạm giam, lệnh bắt tạm giam, hủy bỏ biện pháp tạm giam (Giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2018)

Năm Không phê chuẩn Không phê chuẩn

Lệnh bắt tạm giam Lệnh tạm giam 2014 1 12 2015 0 13 2016 4 25 2017 3 30 2018 11 11 Tổng 19 91 (Nguồn: VKSND Quận Thủ Đức, TP.HCM)

Qua nghiên cứu các biểu thống kê công tác của VKSND quận Thủ Đức trong các năm từ 2014 đến năm 2018 cho thấy, 100% các trường hợp VKSND quận Thủ Đức không phê chuẩn các Lệnh bắt tạm giam, Lệnh tạm giam của CQĐT Công an

quận Thủ Đức đều cùng lý do “khơng có căn cứ”. Nghĩa là, các chứng cứ, tài liệu mà CQĐT thu thập về các tình tiết có liên quan đến hành vi phạm tội cũng như các đặc điểm nhân thân, lai lịch của bị can, bị cáo làm cơ sở để đề nghị xét phê chuẩn Lệnh bắt tạm giam, Lệnh tạm giam đối với một người chưa đủ để xác định rằng họ có dấu hiệu tiếp tục phạm tội hoặc thực hiện các hành vi cản trở hoạt động điều tra vụ án.

Thực tiễn áp dụng BPTG trên địa bàn quận Thủ Đức thời gian qua cho thấy nhiều trường hợp phải hủy bỏ BPTG vì khơng có căn cứ hoặc phải thay thế bằng BPNC khác do khơng cịn cần thiết phải áp dụng BPTG đối với họ nữa. Cụ thể, trong thời gian từ năm 2014 đến năm 2018 có 38 trường hợp được trả tự do do đình chỉ vụ án, 257 trường hợp thay thế BPNC tạm giam bằng BPNC khác và 409 trường hợp trả tự do theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền [41]. Ngồi ra, cịn có 85 trường hợp người bị tạm giam được trả tự do vì hết án trong thời gian kháng cáo, kháng nghị, chờ đi thi hành án tù. Số liệu thống kê về các trường hợp này được thể hiện cụ thể trong Bảng phụ lục 2.5 như sau:

Bảng 2.5. Thống kê các trường hợp người bị tạm giam được thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác hoặc được trả tự do (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trên địa bàn quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh (Giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2018)

Năm Thay thế biện Trả tự do

pháp tạm

Theo quyết Theo quyết Hết án tù

giam bằng quyết định hủy bỏ định của trong thời

BPNC khác định biện pháp tạm HĐXX gian bị

đình chỉ giam của VKS tạm giam

2014 43 11 2 131 1 2015 67 9 4 145 1 2016 65 17 0 88 36 2017 28 0 0 14 25 2018 54 1 0 24 22 Tổng 257 38 6 403 85

Trong số các trường hợp hủy bỏ BPTG theo quyết định của VKSND quận Thủ Đức và TAND quận Thủ Đức thì có 6 trường hợp VKSND quận Thủ Đức hủy bỏ Lệnh tạm giam vì xét thấy khơng cần thiết áp dụng BPNC đối với bị can. Kết quả này cho thấy rằng VKSND quận Thủ Đức đã phát huy vai trị là cơ quan có chức năng thực hành quyền công tố, kiểm sát việc giải quyết các VAHS trong việc bảo đảm quyền con người trong TTHS khi quyết định hủy bỏ Lệnh tạm giam của Cơ quan điều tra mà cơ quan VKS quận Thủ Đức đã phê chuẩn khi xét thấy khơng cịn căn cứ để áp dụng BPNC này nữa.

Đối với 403 trường hợp HĐXX quyết định trả tự do cho bị cáo thì thuộc các trường hợp bị cáo được TA tuyên miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt hoặc áp dụng hình phạt tù cho hưởng án treo hoặc thời hạn phạt tù bằng với thời hạn đã bị tạm giữ, tạm giam hoặc áp dụng hình phạt khác khơng phải là hình phạt tù..

Ngồi ra, 38 trường hợp trả tự do cho bị can, bị cáo bị tạm giam do có quyết định đình chỉ vụ án, đình chỉ điều tra trên thực tế ở địa bàn quận Thủ Đức thời gian qua cho thấy rằng: Việc áp dụng BPTG trong nhiều trường hợp chưa thật sự chính xác và cần thiết, khơng những làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền của những người bị tạm giam, mà cịn làm ảnh hưởng đến uy tín của các cơ quan THTT trên địa bàn quận Thủ Đức. Tình trạng này địi hỏi các cơ quan có thẩm quyền cần phải tích cực tăng cường hiệu quả áp dụng pháp luật về BPTG, không thể xảy ra các trường áp dụng BPTG khơng chính xác như thời gian vừa qua.

2.2.2. Những vướng mắc, hạn chế và nguyên nhân

2.2.2.1. Những vướng mắc trong việc áp dụng pháp luật về biện pháp tạm giam trên địa bàn quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh

Một là, vướng mắc trong việc áp dụng quy định pháp luật khi áp dụng quy

định của BLTTHS về căn cứ áp dụng BPTG

Trong thực tiễn giải quyết các VAHS, vẫn xảy ra tình trạng trường hợp CQĐT đề nghị VKS phê chuẩn Lệnh tạm giam nhưng VKS không phê chuẩn hoặc Điều tra viên, KSV đề xuất áp dụng BPTG nhưng Lãnh đạo CQĐT, VKS khơng đồng ý với đề xuất do có quan điểm khác nhau khi xác định đối tượng, căn cứ áp dụng BPTG, ví

dụ như trường hợp sau:

Vụ án thứ nhất: A và D phạm tội đánh bạc. A bị tuyên phạt 9 tháng tù giam, D bị tuyên phạt 6 tháng tù nhưng cho hưởng án treo.

Trong khi chấp hành hình phạt tù, A tiếp tục phạm tội tàng trữ trái phép chất ma túy theo Khoản 1 Điều 249 BLHS năm 2015. Trong thời gian điều tra A đã chấp hành xong hình phạt tù nên bị CQĐT đã ra lệnh bắt tạm giam.

Đối với D trong thời gian thử thách lại phạm tội cố ý gây thương tích theo Khoản 2 Điều 134 BLHS năm 2015 , CQĐT đã ra lệnh bắt tạm giam D.

Việc áp dụng BPTG đối với A và D có 2 quan điểm:

-Quan điểm thứ nhất: Vẫn có thể áp dụng BPTG đối với A và D. Bởi lẽ, trong quá trình thi hành án phạt tù A lại tiếp tục phạm tội nên đã thỏa mãn tình tiết "tiếp tục phạm tội" theo quy định tại điểm d Khoản 2 Điều 119 BLTTHS hiện hành. Đối với

D đang trong thời gian thử thách thì lại tiếp tục phạm tội nên cũng thỏa mãn điều kiện "tiếp tục phạm tội".

- Quan điểm thứ hai: Khơng có căn cứ để áp dụng BPTG đối với A và D. Vì tình tiết "tiếp tục phạm tội" được hiểu là khi bị can đã bị khởi tố không áp dụng BPTG

nhưng trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử lại tiếp tục phạm tội mới.

Theo quan điểm của tác giả, tình tiết “tiếp tục phạm tội” được hiểu là người bị buộc tội theo quy định tại điểm đ Khoản 1 Điều 4 BLTTHS hiện hành, tức là họ đang là người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo nhưng lại tiếp tục thực hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm mà tội phạm đó có thể là tội mà người đó đang bị buộc tội hoặc tội phạm khác. Với cách hiểu đó, A và D trong trường hợp trên khơng phải là người bị buộc tội và “tiếp tục phạm tội”. Cả A và D đều bị khởi tố về tội nghiêm trọng, đồng thời không thỏa mãn các căn cứ quy định tại điểm a, b,c, đ Khoản 2 Điều 119 BLTTHS hiện hành. Do đó, trong cả hai trường hợp nêu trên đều khơng có căn cứ áp dụng BPTG đối với A và D.

Vụ án thứ hai: C nghiện ma túy bị bắt quả tang về hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy, đủ khối lượng để xử lý hình sự. CQĐT đã áp dụng biện pháp tạm giữ đối với C. Hết thời hạn tạm giữ do có đủ yếu tố cấu thành tội phạm CQĐT đã ra quyết

định khởi tố vụ án, khởi tố bị can. Tuy nhiên, có nhiều quan điểm khác nhau trong việc có áp dụng BPTG đối với C.

- Quan điểm 1 cho rằng: Cần phải áp dụng BPTG vì trong trường hợp này C là người nghiện ma túy, nếu khơng áp dụng BPTG thì C sẽ tiếp tục phạm tội.

- Quan điểm 2 cho rằng: Khơng thể áp dụng quy định “có dấu hiệu tiếp tục phạm tội” tại điểm d Khoản 2 Điều 119 để áp dụng biệp pháp tạm giam với C bởi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

việc C có tiếp tục phạm tội tàng trữ hay khơng thể dựa trên việc C bị nghiện mà suy luận rằng chắc chắn C sẽ tiếp tục thực hiện hành vi tàng trữ ma túy để thỏa mãn cơn nghiện. Nếu theo cách suy luận như vậy thì tất cả những người nghiện ma túy phạm tội tàng trữ trái phép chất ma túy đều cần phải áp dụng BPTG đối với họ. Tác giả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) BIỆN PHÁP tạm GIAM THEO PHÁP LUẬT tố TỤNG HÌNH sự VIỆT NAM từ THỰC TIỄN QUẬN THỦ đức, THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 39 - 66)