Nhu cầu về bảo đảm áp dụng pháp luật tố tụng hình sự về biện pháp tạm giam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) BIỆN PHÁP tạm GIAM THEO PHÁP LUẬT tố TỤNG HÌNH sự VIỆT NAM từ THỰC TIỄN QUẬN THỦ đức, THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 66 - 74)

LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VỀ BIỆN PHÁP TẠM GIAM TỪ THỰC TIỄN

QUẬN THỦ ĐỨC, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

3.1. Nhu cầu về bảo đảm áp dụng pháp luật tố tụng hình sự về biện pháptạm giam tạm giam

3.1.1. Nhu cầu cải cách tư pháp

Cùng với chủ trương đổi mới kinh tế - xã hội, đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thực hiện cơng cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của nước ta, yêu cầu khách quan đặt ra là phải đổi mới Bộ máy Nhà nước, đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của Nhà nước cho phù hợp. Đề cao việc quản lý Nhà nước, quản lý xã hội bằng pháp luật, tăng cường pháp chế. Kết hợp đồng bộ đổi mới quan điểm lập pháp với cải cách hành chính và cải cách tư pháp. Trong đó, cải cách tư pháp giữ một vị trí đặc biệt quan trọng. Bởi lẽ, các cơ quan tư pháp là công cụ quan trọng để Đảng và Nhà nước thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân, bảo đảm dân chủ, pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều chủ trương, đường lối về cải cách tư pháp đáp ứng yêu cầu của tình hình mới, thể hiện qua nhiều Nghị quyết của Đảng, đặc biệt Nghị quyết số 08 – NQ/TW ngày 02/01/2002 về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới. Tiếp tục phát huy và thực hiện nhiệm vụ mà Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị. Nghị quyết 49/NQ/TW ngày 02/06/2005 về “Chiến

lược Cải cách tư pháp đến năm 2020” (sau đây viết tắt là Nghị quyết 49) được ban

hành. Đây là những văn bản đặc biệt quan trọng, định hướng cho việc hoàn thiện pháp luật TTHS ở Việt Nam.

Ta có thể hiểu rằng, cải cách tư pháp là một địi hỏi tự thân của nền cơng lý và dân chủ tại Việt Nam, trong quá trình xây dựng Nhà nước Pháp quyền của dân, do dân và vì dân, đây là một yêu cầu cấp thiết. Cải cách tư pháp là cải cách tổ chức và phương thức hoạt động của các Cơ quan Tư pháp và các cơ quan bổ trợ tư pháp như

Luật sư, Công chứng, Giám định tư pháp, Thừa phát lại… Trên cơ sở đánh giá thực trạng cơ quan Tư pháp trong thời gian vừa qua, Nghị quyết 49 nhận định: “Công tác

Tư pháp cịn bộc lộ nhiều hạn chế. Chính sách hình sự, tố tụng hình sự cịn bất cập, chậm được sửa đổi, bổ sung. Tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, cơ chế hoạt động của các cơ quan tư pháp còn bất hợp lý. Đội ngũ cán bộ Tư pháp, bổ trợ Tư pháp cịn thiếu, trình độ nghiệp vụ và bản lĩnh chính trị của một bộ phận cán bộ cịn yếu, thậm chí sa sút, thối hóa. Vẫn cịn tình trạng oan sai trong điều tra, bắt, giam giữ, truy tố, xét xử” [8].

Cải cách Tư pháp đứng trước những thách thức: tình hình tội phạm diễn biến phức tạp với tính chất và hậu quả ngày càng nghiêm trọng. Địi hỏi các cơ quan tư pháp phải thật sự là chỗ dựa của nhân dân trong việc bảo vệ công lý, quyền con người và phải là công cụ hữu hiệu bảo vệ pháp luật, pháp chế XHCN, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm.

Từ những nhận xét trên, Nghị quyết 49 đã đề ra những nhiệm vụ cụ thể về cải cách tư pháp trong giai đoạn mới, đáp ứng yêu cầu sau: “Hồn thiện pháp luật tố tụng,

bảo đảm tính đồng bộ, dân chủ, công khai, minh bạch, tôn trọng và bảo vệ quyền con người. Đề cao hiệu quả phịng ngừa, tính hướng thiện trong việc xử lý người phạm tội, giảm hình phạt tù, mở rộng áp dụng hình phạt tiền, hình phạt cải tạo không giam giữ đối với một số loại tội phạm. Khắc phục tình trạng hình sự hóa quan hệ dân sự, kinh tế và bỏ lọt tội phạm. Quy định các loại tội phạm mới xuất hiện trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế. Phân định rõ thẩm quyền quản lý hành chính với trách nhiệm quyền hạn tư pháp trong hoạt động tố tụng theo hướng tăng quyền và trách nhiệm cho Điều tra viên, Kiểm sát viên và Thẩm phán để họ chủ động trong thực thi nhiệm vụ, nâng cao tính độc lập, chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi và quyết định tố tụng của mình. Xác định rõ căn cứ tạm giam; hạn chế việc áp dụng biện pháp tạm giam đối với một số loại tội phạm; thu hẹp đối tượng người có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp tạm giam, giữ nguyên chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp, tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra; Xác định rõ nhiệm vụ của cơ quan điều tra theo

hướng là cơ quan điều tra chuyên trách, thu gọn đầu mối, kết hợp chặt chẽ giữa công tác trinh sát và hoạt động điều tra tố tụng hình sự” [8].

Chế định tạm giam được quy định cụ thể trong BLTTHS năm 2003 và tiếp tục được sửa đổi, hoàn thiện trong BLTTHS hiện hành đã tạo ra một hành lang pháp lý cho mọi hành vi, mọi hoạt động của các chủ thể trong xã hội. Tuy nhiên, pháp luật luôn chậm và lạc hậu hơn so với sự vận động và phát triển của kinh tế - xã hội. Do vậy, sau một thời gian áp dụng, những quy định pháp luật hiện hành và thực tiễn áp dụng về BPTG vẫn tồn tại những điểm bất cập, thiếu sót cần được khắc phục và hồn thiện hơn trong thời gian tới góp phần bảo đảm dân chủ, ổn định an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội, bảo đảm pháp chế, không để cho những thế lực thù địch phản động lợi dụng xuyên tạc dưới chiêu bài “Nhân quyền” để phá hoại sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam. Chính vì thế, việc hồn thiện chế định tạm giam theo tư tưởng cải cách tư pháp trong giai đoạn hiện nay là một yêu cầu tất yếu.

3.1.2. Nhu cầu bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự

Quyền con người là thành quả phát triển lâu dài của lịch sử nhân loại, là giá trị chung của các dân tộc. Ngày nay, quyền con người được xem như là thước đo sự tiến bộ và trình độ văn minh của các xã hội, khơng phân biệt chế độ chính trị, trình độ phát triển và bản sắc văn hóa. Ở nước ta, quyền con người là vấn đề luôn luôn được Đảng ta quan tâm và được khẳng định trong Cương lĩnh thành lập Đảng năm 1930, trong các Nghị quyết qua các kỳ Đại hội và được thể chế hóa trong các bản Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992 và đặc biệt là Hiến pháp năm 2013. “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền cơng dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được cơng nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật. Quyền con người, quyền cơng dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phịng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”. Khoản 1, 2 Điều 20 Hiến pháp 2013 cũng quy định: “1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về

bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm. 2. Khơng ai bị bắt nếu khơng có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam, giữ người do luật định”. Bên cạnh

đó, Khoản 2, 4, 5 Điều 31 Hiến pháp 2013 nhấn mạnh hơn: “2. Người bị buộc tội

phải được tòa án xét xử kịp thời trong thời hạn luật định, công bằng, công khai. Trường hợp xét xử kín theo quy định của luật thì việc tun án phải được công khai...4. Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa. 5. Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự. Người vi phạm pháp luật trong việc bắt, giam, giữ, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án gây thiệt hại cho người khác phải bị xử lý theo pháp luật”. Có thể thấy rằng, những quy định Hiến

định trên đây nhằm ngăn ngừa những vi phạm quyền con người, quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền được bảo hộ nhân phẩm, danh dự của cơng dân từ phía các cơ quan, cán bộ Nhà nước. Đây chính những quy định gốc cho việc thể chế hóa thành những quy định cụ thể trong BLTTHS trong việc bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong thực tiễn.

Theo Điều 8 BLTTHS hiện hành về “Tôn trọng và bảo vệ quyền con người,

quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân” quy định: “Khi tiến hành tố tụng, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân; thường xuyên kiểm tra tính hợp pháp và sự cần thiết của những biện pháp đã áp dụng, kịp thời hủy bỏ hoặc thay đổi những biện pháp đó nếu xét thấy có vi phạm pháp luật hoặc khơng cịn cần thiết”. Điều 10 BLTTHS hiện hành về “Bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể” quy định: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Khơng ai bị bắt nếu khơng có quyết định của Tịa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp, việc bắt, tạm giữ, tạm giam người phải theo quy định của Bộ luật này.

Nghiêm cấm tra tấn, bức cung, dùng nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, tính mạng, sức khỏe của con người”.

Trong quá trình tổ chức triển khai, thực hiện quy định của BLTTHS hiện hành, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 1010/2015/QH13 ngày 27/11/2015 về việc thi hành BLTTHS năm 2015 quy định: “Đối với những bị can, bị cáo đang bị tạm giam

theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 nhưng đến ngày 01 tháng 7 năm 2016 không được tạm giam theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 hoặc thời hạn tạm giam vượt quá thời hạn theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 thì Viện kiểm sát, Tịa án quyết định hủy bỏ biện pháp tạm giam đang áp dụng hoặc thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015”.

Ngồi ra, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giam sai, BLTTHS cũng quy định nguyên tác bảo đảm quyền được bồi thường thiệt hại của người bị áp dụng sai tại Điều 31về “Bảo đảm quyền được bồi thường của người bị thiệt

hại trong hoạt động tố tụng hình sự” như sau: “1. Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án oan, trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự. Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại và phục hồi danh dự, quyền lợi cho người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án oan, trái pháp luật do cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng gây ra. 2. Người khác bị thiệt hạido cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng gây ra có quyền được Nhà nước bồi thường thiệt hại”.

Theo đó, các trường hợp được bồi thường, các loại thiệt hại, mức độ bồi thường được quy định rõ hơn trong Luật trách nhiệm bồi thường nhà nước.

Bên cạnh đó, để xây dựng hành lang pháp lý cho các cơ quan có thểm quyền trong việc quản lý, thi hành BPTG, Luật thi hành tạm giữ, tạm giam được ban hành năm 2015 đã quy định cụ thể về quyền, nghĩa vụ cũng như chế độ quản lý và các chế độ đối với người bị tạm giam.

và quyền con người của người bị tạm giam nói riêng ln được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, được ghi nhận và quy định từ Đạo luật gốc cho đến các văn bản chỉ đạo của Đảng, Đạo luật chuyên ngành và Nghị quyết của Quốc hội. Điều này phù hợp với xu thế chung của thế giới và có tầm quan trọng trong chiến lược phát triển quốc gia.

Ngoài các quy định trong hệ thống pháp luật trong nước, Việt Nam còn ý kết hoặc là thành viên của các Điều ước quốc tế về ghi nhận, bảo đảm quyền con người. Đây là thể hiện cho nhận thức của thế giới hiện đại và là cơ sở tiền đề cho các chính sách, pháp luật của Việt Nam về bảo vệ quyền con người như: Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền (ngày 10/3/1948), Công ước về các Quyền Dân sự và Chính trị 1966 (ICCPR), gia nhập ngày 24-9-1982; Công ước về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa 1966, gia nhập ngày 24-9-1982; Cơng ước về Xố bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ 1979, ký kết ngày 29-7-1980, phê chuẩn ngày 17-2-1982; Cơng ước về Xố bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc 1969, gia nhập ngày 9-6-1982; Công ước về Quyền Trẻ em 1989, ký kết ngày 26-1-1990, phê chuẩn ngày 28-2-1990, Công ước về Quyền của Người khuyết tật 2006, ký ngày 22-11-2007 và phê chuẩn

ngày 5-2-2015; Cơng ước Chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người, ký ngày-11-20137 và phê chuẩn ngày 5-2-2015... Việc tham gia, ký kết các điều ước quốc tế này thể hiện Việt Nam có ý thức,

trách nhiệm đối với việc thực hiện và tôn trọng các nội dung mà chúng ta đã ký kết và gia nhập (trừ các điều khoản cịn bảo lưu), như: Tun ngơn quốc tế nhân quyền đã ghi nhận tại Điều 3: “Mọi người đều có quyền sống, quyền tự do và an toàn cá nhân” và tại Điều 9: “Không một ai bị bắt bớ, cầm tù hay lưu đày một cách độc đốn”. Cơng ước về các Quyền Dân sự và Chính trị 1966 (ICCPR), gia nhập ngày 24-9-1982 quy định tại Điều 9 như sau: “1. Mọi người đều có quyền hưởng tự do và an tồn cá nhân. Không ai

bị bắt hoặc bị giam giữ vô cớ. Không ai bị tước quyền tự do trừ trường hợp việc tước quyền đó là có lý do và theo đúng những thủ tục mà luật pháp đã quy định. 2. Bất cứ người nào bị bắt giữ đều phải được thông báo vào lúc bị bắt về những lý do họ bị bắt và phải được thông báo không chậm trễ về sự buộc tội đối với họ.3. Bất cứ người nào bị bắt hoặc bị giam giữ vì một tội hình sự phải được

sớm đưa ra toà án hoặc một cơ quan tài phán có thẩm quyền thực hiện chức năng tư pháp và phải được xét xử trong thời hạn hợp lý hoặc được trả tự do. Việc tạm giam một người trong thời gian chờ xét xử không được đưa thành nguyên tắc chung, nhưng việc trả tự do cho họ có thể kèm theo những điều kiện để bảo đảm họ sẽ có mặt tại tồ án để xét xử vào bất cứ khi nào và để thi hành án nếu bị kết tội. 4. Bất cứ người nào do bị bắt hoặc giam giữ mà bị tước tự do đều có quyền yêu cầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) BIỆN PHÁP tạm GIAM THEO PHÁP LUẬT tố TỤNG HÌNH sự VIỆT NAM từ THỰC TIỄN QUẬN THỦ đức, THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 66 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)