Bài học kinh nghiệm cho thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bồi thường khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân theo pháp luật việt nam từ thực tiễn thành phố hội an, tỉnh quảng nam (Trang 26 - 30)

-Thứ nhất, trong quá trình thực hiện, các tổ công tác phải nắm chắc tình hình ở từng địa bàn, tổng hợp và thường xuyên báo cáo về Thành phố, nhất là về tiến độ thực hiện, những khó khăn, tồn tại, vấn đề phát sinh... để Thường trực Thành ủy kịp thời có những giải pháp giải quyết. Thường trực Thành ủy Hội đồng GPMB huyện phải dành nhiều thời gian xuống các xã, phường nắm bắt tình hình, trực tiếp gặp gỡ lắng nghe ý kiến của nhân dân, đối thoại với nhân dân nhằm giải quyết kịp thời, thấu tình, đạt lý các kiến nghị của người dân bị ảnh hưởng bởi các công trình, dự án; coi trọng quyền lợi của người dân bị thu hồi đất như quyền lợi của chính bản thân mình thì sẽ nhận được sự đồng tình, ủng hộ cao của nhân dân.

-Thứ hai, quá trình giải quyết các vụ việc liên quan đến công tác giải tỏa, đền bù thực hiện các dự án phải đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện, thường xuyên của các cấp ủy Đảng, sự điều hành của chính quyền từ tỉnh đến huyện và các cơ quan liên quan. Phải huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị vào quá trình giải quyết.

-Thứ ba, triển khai thực hiện công tác giải phóng mặt bằng phải đúng trình tự, thủ tục, tuân thủ Luật Đất đai và các quy định khác của pháp luật có liên quan từ khâu quy hoạch, công bố quy hoạch, chủ trương thu hồi đất đến việc rà soát, lập hồ sơ thu hồi đất, kiểm đếm, lập và thẩm định phương án đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng cũng như công tác tái định cư, bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công, quản lý mốc giới đã giải phóng mặt bằng ...

-Thứ tư, thực hiện nghiêm túc qui chế dân chủ ở cơ sở, cử cán bộ có năng lực, kinh nghiệm, uy tín trực tiếp tiếp xúc, đối thoại với Nhân dân để tiếp nhận những nội dung phản ánh, kiến nghị của Nhân dân. Những đơn thư khiếu nại, kiến nghị của Nhân dân phải được chỉ đạo các cơ quan chức năng nhanh

chóng xác minh, trả lời dứt điểm, không để tồn đọng kéo dài gây bức xúc trong Nhân dân.

-Thứ năm, phải nhận thức được rằng tuyên truyền, vận động là một biện pháp quan trọng trong quá trình giải quyết vụ việc, do đó, phải huy động được tất cả các ban, ngành, đoàn thể các cấp tham gia vào công tác vận động. Tuyên truyền, vận động phải được tiến hành thường xuyên và ngay từ khi bắt đầu triển khai thực hiện dự án, không để số đối tượng cầm đầu, quá khích lôi kéo, "lũng đoạn" quần chúng Nhân dân. Phải tranh thủ những người có uy tín tham gia công tác tuyên truyền, vận động như: những người trong dòng tộc, bạn bè, chức sắc trong các tôn giáo... thông qua đó, tranh thủ, hướng họ vận động Nhân dân có liên quan tuân thủ, chấp hành các giải pháp giải quyết vụ việc.

Tiểu kết Chương 1

Nguồn gốc sử dụng đất, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà nước về đất và các nội dung bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp kết hợp với luận giải các những chính sách liên quan qua các thời kỳ Luật đất đai được công bố và có hiệu lực tại Việt Nam là những vấn đề mà được đề cập đến trong nội dung Chương 1.

Trước Luật đất đai 1987, đến giai đoạn thực hiện các luật từ Luật đất đai 1987, Luật đất đai 1993, Luật đất đai 2003 và Luật đất đai đang hiệu lực thi hành (Luật đất đai 2013) đều khẳng định quyền sỡ hữu đất đai là của nhà nước “đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước làm đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất theo quy định”. Và đất đai luôn được coi là một công cụ, một tư liệu sản xuất của các đối tượng sử dụng đất, bất kỳ một đối tượng nào đều phải sử dụng đất để làm tiền đề, nền tảng cho sự phát triển kinh tế hoặc người nông dân cũng cần có đất để làm tư liệu sản xuất; những cái quyền đó chính là quyền sử dụng đất để sử dụng có thời hạn hoặc lâu dài (đất ở của người dân) đã được nhà nước trao và bảo hộ

trong quá trình sử dụng.

Tuy nhiên, trong xu hướng phát triển đất nước hiện nay việc thu hồi đất là một yếu tố khách quan. Với đặc thù về mối quan hệ về sở hữu, sử dụng và quản lý đất đai ở Việt Nam buộc nhà nước phải có sự điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa Nhà nước, người có đất bị thu hồi và các nhà đầu tư để đảm bảo sự công bằng xã hội, sự ổn định về chính trị - kinh tế, cũng như đời sống của người dân trong quá trình bị thu hồi đất. Chính vì vậy, các quy định về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã trở thành một nội dung quan trọng, mang tính tất yếu trong pháp luật đất đai và là nội dung đã được Hiến pháp Việt Nam quy định nhằm đáp ứng nhu cầu khách quan của đời sống thực tiễn.

Từ những khẳng định trên về mối quan hệ sở hữu, sử dụng, thu hồi, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư nêu trên, tại Chương 1, bên cạnh việc làm rõ nội hàm những khái niệm cơ bản về đất, quyền sử dụng đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; Luận văn đã luận giải một cách khá hoàn chỉnh về đặc điểm, khái niệm và những yếu tố chi phối tới pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, làm rõ cấu trúc và nội dung của chế định này.

Bên cạnh đó, Chương 1 đã lý luận và giải thích được tính tất yếu khách quan của chế định pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp thông qua phân tích tầm quan trọng của việc sử dụng đất gắn với sự phát triển của đời sống kinh tế xã hội và sự đổi mới, tiến bộ của các chính sách chính trị - kinh tế, xã hội của nước ta;

Ngoài ra, trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, đặc biệt với một nền lập pháp còn non trẻ của Việt Nam, việc tham khảo, tiếp thu kinh nghiệm của các nước trong quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất là cần thiết và coi như là định hướng quan trọng trong quá trình đưa ra các giải pháp để hoàn

thiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Để minh chứng cho quan điểm này, Chương 1, đã nghiên cứu nội dung cơ bản của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất của một số địa phương như: quận Liên Chiểu – thành phố Đà Nẵng, huyện Thăng Bình – tỉnh Quảng Nam. Từ đó rút ra được bài học kinh nghiệm quý báu cho thành phố Hội An.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bồi thường khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân theo pháp luật việt nam từ thực tiễn thành phố hội an, tỉnh quảng nam (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)