Thực trạng pháp luật Việt Nam hiện nay về đăng ký kinh doanh của các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đăng ký kinh doanh của các hộ kinh doanh theo pháp luật việt nam từ thực tiễn huyện vân đồn, tỉnh quảng ninh (Trang 41 - 46)

của các hộ kinh doanh

2.1.1. Quy định về thành lập và đăng ký hộ kinh doanh

Việc thành lập hộ kinh doanh không phức tạp. Pháp luật Việt Nam thường chỉ tập trung vào vấn đề đăng ký kinh doanh của hộ kinh doanh, còn dường như không kiểm soát quá trình thành lập hộ kinh doanh dù hộ kinh doanh đó được thành lập bởi một hộ gia đình hoặc một nhóm. Theo quy định của Luật Doanh nghiệp chủ thể thành lập hộ kinh doanh phải là công dân Việt Nam. Điều đó có nghĩa là người nước ngoài không được kinh doanh dưới hình thức hộ gia đình. Pháp luật cũng quy định cá nhân đó khi đăng ký thành lập hộ kinh không nằm trong các trường hợp cấm kinh doanh. Trong trường hợp các cá nhân góp vốn để thành lập hộ kinh doanh, thì các cá nhân này cũng không thuộc diện pháp luật cấm kinh doanh; nhưng họ có nhất thiết là công dân Việt Nam hay không thì Nghị định 78/2015/NĐ-CP không qui định. Tuy nhiên, chắc hẳn theo suy luận logic thì cá nhân đứng tên đăng ký kinh doanh phải là công dân Việt Nam. Ngoài ra cá nhân kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân hay thành viên hợp danh của công ty hợp danh. Điều 67 Nghị định 78/2015/NĐ-CP năm 2015 quy định:

1. Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ; các hộ gia đình có quyền thành lập hộ kinh doanh và

2. Cá nhân, hộ gia đình quy định tại Khoản 1 Điều này chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc. Cá nhân quy định tại Khoản 1 Điều này được quyền góp vốn, mua cổ phần trong doanh nghiệp với tư cách cá nhân.

3. Cá nhân thành lập và tham gia góp vốn thành lập hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.”[10]

Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh gồm các bước sau:

Điều 71 - Nghị định 78/2015/NĐ-CP năm 2015 quy định:

a) Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh; số điện thoại, số fax, thư điện tử (nếu có);

b) Ngành, nghề kinh doanh; c) Số vốn kinh doanh;

d) Số lao động;

đ) Họ, tên, chữ ký, địa chỉ nơi cư trú, số và ngày cấp Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân thành lập hộ kinh doanh đối với hộ kinh doanh do nhóm cá nhân thành lập, của cá nhân đối với hộ kinh doanh do cá nhân thành lập hoặc đại diện hộ gia đình đối với trường hợp hộ kinh doanh do hộ gia đình thành lập.

Kèm theo Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh phải có bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình và bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.

2. Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ

kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu có đủ các điều kiện sau đây:

a) Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh;

b) Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp quy định tại Điều 73 Nghị định này;

c) Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định…” [10].

Việc đăng ký kinh doanh không đặt ra đối với hộ gia đình hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp và làm muối, cũng như đối với những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động hoặc làm dịch vụ có thu nhập thấp, không kể việc kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện theo qui định của pháp luật.

Đối với những ngành nghề yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề kèm theo phải có bản sao chứng chỉ hành nghề hợp lệ của cá nhân hoặc đại diện hộ gia đình. Đối với những ngành nghề phải có vốn pháp định, kèm theo các giấy tờ trên phải có bản sao hợp lệ văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Điều kiện để cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh là:

– Ngành nghề kinh doanh không thuộc mục ngành nghề cấm kinh doanh

– Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký đúng quy định – Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định

Kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, hộ kinh doanh có quyền hoạt động kinh doanh, trừ những ngành nghề kinh doanh phải có

2.1.2. Quy định về quyền và nghĩa vụ của hộ kinh doanh

Một là, về quyền của các hộ kinh doanh:

- Quyền lựa chọn ngành nghề, mặt hàng kinh doanh phù hợp với điều kiện và khả năng của mình miễn sao nó nằm trong khuôn khổ pháp luật

cho phép. Sau khi đăng ký kinh doanh, hộ kinh doanh hoạt động kinh doanh những ngành, nghề theo nội dung đăng ký với cơ quan quản lý kinh doanh và luôn được đảm bảo quyền kinh doanh đó trong suốt quá trình hoạt động

- Quyền đăng ký kinh doanh và được nhà nước bảo hộ hoạt động kinh doanh hợp pháp: Theo khoản 1 Điều 67 của Nghị định 78/2015/NĐ-CP

năm 2015 quy định: “Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ; các hộ gia đình có quyền thành lập hộ kinh doanh và có nghĩa vụ đăng ký hộ kinh doanh…” .

- Quyền sử dụng phần thu nhập hợp pháp từ hoạt động kinh doanh.

- Quyền thuê mướn lao động theo nhu cầu kinh doanh nhưng không được vượt quá số lao động cho phép.

Hai là, về nghĩa vụ của hộ kinh doanh:

Kinh doanh đúng với nội dung trong đăng ký kinh doanh. Ghi chép sổ sách, kế toán và sử dụng hoá đơn, chứng từ theo qui định của nhà nước. Nộp thuế và các nghĩa vụ tài chính khác.

2.1.3. Quy định về chấm dứt hộ kinh doanh

Chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh là trường hợp giải thể, xóa xổ hộ kinh doanh và chủ hộ không muốn tiếp tục kinh doanh bằng hình thức hộ kinh doanh nữa. Khi không có nhu cầu tiếp tục kinh doanh, hộ kinh doanh cần phải thông báo cho Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký. Hộ kinh doanh cũng phải thanh toán đầy đủ các khoản nợ, gồm cả nợ thuế và nghĩa vụ tài chính chưa thực hiện. Điều 77 Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định về chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh như sau: “Khi chấm dứt hoạtđộng

kinh doanh, hộ kinh doanh phải gửi Thông báo về việc chấm dứt hoạt động và nộp lại bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký, đồng thời thanh toán đầy đủ các khoản nợ, gồm cả nợ thuế và nghĩa vụ tài chính chưa thực hiện”.

Việc chấm dứt hộ kinh doanh cũng phải được xem xét từ bản chất pháp lý của hộ kinh doanh. Nếu hộ kinh doanh là cá nhân kinh doanh, thì khi cá nhân thành lập hộ kinh doanh chết, hộ kinh doanh đương nhiên chấm dứt sự tồn tại. Nhưng nếu hộ kinh doanh không phải do một cá nhân làm chủ thì chắc hẳn nguyên lý trên khó có thể được áp dụng, bởi hộ kinh doanh không hoàn toàn thuộc sản nghiệp của một cá nhân.

Việc chấm dứt kinh doanh của hộ kinh doanh được thực hiện vởi chủ hộ kinh doanh. Nếu trong trường hợp hộ kinh doanh được thành lập bởi một nhím người, đều có chung khối tài sản đóng góp để thành lập hộ kinh doanh thì hộ kinh doanh đó khi chấm dứt các thành viên có thể tiến hành thỏa thuận với nhau. Đây là vấn đề liên quan đến yếu tố dân sự, đòi hỏi các thành viên phải thỏa thuận với nhau một cách hợp lý tránh để xảy ra tranh chấp, mặt khác pháp luật kinh doanh chưa đề cập đến. Đối với hộ kinh doanh được thành lập bởi một hộ gia đình thì vấn đề có thể được giải quyết thông qua các qui định của Bộ luật Dân sự 2015 rằng: “Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của các thành viên gia đình được thực hiện theo phương thức thỏa thuận....” (Khoản 2 Điều 212) [18]

Hộ kinh doanh cũng có thể bị chấm dứt bởi pháp luật hay nói cách khác bởi hiệu lực của luật. Trong một số trường hợp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vẫn bị thu hồi khi hộ kinh doanh hoạt động do có những vi phạm pháp luật hoặc quá trình hoạt động không đáp ứng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đăng ký kinh doanh của các hộ kinh doanh theo pháp luật việt nam từ thực tiễn huyện vân đồn, tỉnh quảng ninh (Trang 41 - 46)