Thực trạng thi hành pháp luật về đăng ký kinh doanh của các hộ kinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đăng ký kinh doanh của các hộ kinh doanh theo pháp luật việt nam từ thực tiễn huyện vân đồn, tỉnh quảng ninh (Trang 46 - 55)

kinh doanh từ thực tiễn thực hiện tại huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh

2.2.1. Tình hình hoạt động kinh doanh của các hộ kinh doanh

Vân Đồn là huyện đảo nằm ở phía Đông bắc của tỉnh Quảng Ninh, gồm thị trấn Cái Rồng và 11 xã đảo, dân số trên 4 vạn người. Năm 2005, cầu Vân Đồn được khánh thành đã mở ra một trang mới trong quá trình phát triển của huyện. Từ chỗ cách biệt với đất liền, sau khi cầu được đưa vào sử dụng, huyện đảo này đã có thể kết nối với các trung tâm kinh tế của tỉnh và cả nước bằng hệ thống đường giao thông thông suốt. Với các nguồn lực tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, tương lai không xa, Vân Đồn sẽ là một trung tâm du lịch sinh thái biển đảo chất lượng cao và dịch vụ cao cấp. Để xứng tầm là một khu hành chính kinh tế đặc biệt, Vân Đồn đang nỗ lực tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và đầu tư hợp tác liên doanh trong và ngoài nước. Hiện nay, huyện Vân Đồn đang tập trung phát triển kinh tế - xã hội, các doanh nghiệp đang tích cực đầu tư kinh doanh, trong đó các hộ kinh doanh đã đóng góp chung vào sự phát triển kinh tế của huyện.

Theo số liệu thống kê của chi cục Thống kê huyện Vân Đồn, tính đến năm 2018, cả huyện có trên1,154 hộ kinh doanh. Xét theo quá trình thì tổng số lượng hộ kinh doanh liên tục tăng qua các nămCác. hộ kinh doanh phân bố tương đối đồng đều trong cả huyện, chủ yếu tập trung ở gần trung tâm huyện và phân bố ở các xã còn lại. Ngành nghề đăng ký kinh doanh của các hộ kinh doanh cũng đa dạng, trong đó toàn huyện có

222 cơ sở kinh doanh dịch vụ kinh doanh ăn uống, 320 cơ sở kinh doanh thực phẩm, 245 cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm và các điểm kinh doanh, mua bán ở các chợ.

Theo chính sách, hộ kinh doanh có nhiều hạn chế so với doanh nghiệp như: Hạn chế quyền kinh doanh, chỉ được đăng ký tại một địa điểm, hoạt động kinh doanh trong phạm vi quận, huyện, không mở chi nhánh, văn phòng đại diện tại địa bàn khác, hạn chế quy mô sử dụng lao động (dưới 10 lao động thường xuyên) và hoạt động ở một số ngành nghề phải là doanh nghiệp. Hộ kinh doanh cũng bị hạn chế huy động vốn ngân hàn g, hỗ trợ vốn của các hiệp hội ngành nghề, chủ yếu là sử dụng vốn từ chính thành viên tham gia.

Dù có những hạn chế, nhưng hộ kinh doanh vẫn chọn mô hình này thay vì doanh nghiệp, bởi trên thực tế, mô hình này vẫn có những lợi thế nhất định. Các hộ kinh doanh dịch vụ nhà hàng ẩm thực tại huyện Vân Đồn chia sẻ: Nếu đăng ký thành lập doanh nghiệp sẽ mất thời gian và chi phí. Vấn đề tuyển dụng, sa thải lao động hoặc giải thể doanh nghiệp cũng phải theo đúng quy định, trong khi với hộ kinh doanh thực hiện chế độ sổ sách kế toán, hồ sơ, trình tự thủ tục thành lập đơn giản; lệ phí thành lập chỉ bằng 50% lệ phí thành lập doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, xét về yếu tố thị trường, khi mới thành lập, các hộ kinh doanh có sức cạnh tranh yếu; chủ các hộ kinh doanh đa phần chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về thị trường, do đó việc xác định cung cầu, tìm đối tác, dự đoán biến động của thị trường... kém. Về tài chính, các hộ kinh doanh đều có tiềm lực kinh tế, vốn kinh doanh yếu. Việc tiếp cận các nguồn vốn tín dụng khó khăn do không có tài sản thế chấp, dẫn đến không có điều kiện phát triển sản xuất kinh doanh. Đây là những thách thức mà các hộ kinh doanh phải đối mặt trong việc điều hành hộ kinh doanh mới thành lập.

2.2.2. Bất cập về công tác quản lý đăng ký kinh doanh của các hộ kinh doanh

Một là, về trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh của các hộ kinh doanh chưa có sự phối hợp liên thông giữa cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan đăng ký thuế của UBND huyện.

Hai là, một số quy định pháp lý về đăng ký hộ chưa phù hợp với thự ctiễn cuộc sống như: quy định về chống trùng tên hộ kinh doanh trong địa bàn huyện, quy định về đối tượng không được quyền thành lập hộ kinh doanh chưa rõ ràng...

Ba là, tổ chức bộ máy cơ quan đăng ký kinh doanh của UBND huyện chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển, cải cách hành chính.

Bốn là, cơ sở hạ tầng và trang thiết bị phục vụ cho cơ quan đăng ký kinh doanh của UBND huyện còn chưa được đầu tư thích đáng.

Năm là, cơ sở dữ liệu về đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế còn rời rạc tại địa phương; gây khó khăn cho việc tra cứu, tổng hợp, dự báo tình hình phát triển, đánh giá hoạt động của khu vực hộ kinh doanh để phục vụ công tác hoạch định chính sách hỗ trợ hộ kinh doanh cũng như các chính sách kinh tế, xã hội khác.

2.2.3. Bất cập về vốn - tài chính đối với hộ kinh doanh

Thực tế cho thấy, trong khi các doanh nghiệp tư nhân đang từng bước đi vào ổn định và ngày càng khoa học, chuyên nghiệp trong hoạt độ ng cũng như mô hình tổ chức thì các hộ kinh doanh vẫn đang hoạt động kinh doanh trong tình trạng phát triển tự phát. Do không phải là pháp nhân nên hộ kinh doanh đang gặp trở ngại về vấn đề thiếu vốn và tiếp cận các nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng nhà nước. Do đó hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ kinh doanh có phần nào hạn chế và gặp khó khăn do tìm nguồn vốn để mở rộng sản xuất.

Nguyên nhân là đặc thù không có quan hệ và tài sản thế chấp, khả năng tiếp cận thị trường và nguồn thông tin, tiếp cận với cơ quan Nhà nước, công nghệ bao gồm công nghệ quản lý, kinh doanh và công nghệ thông tin, năng lực quản lý chưa hiệu quả do hạn chế về trình độ quản lý...

Thực trạng này khiến các hộ kinh doanh không được cập nhật những tiến bộ mới trong kinh doanh, mà vẫn làm theo khuynh hướng kinh tế gia đình, phát triển tự nhiên, không có khuynh hướng mở rộng quy mô để tiến lên chuyển sang doanh nghiệp, để hưởng những điều kiện thuận lợi, những ưu đãi của Nhà nước cũng như có cơ hội phát triển trở thành các doanh nghiệp hùng mạnh như nhiều quốc gia khác trên thế giới .

Đối với các hộ kinh doanh hiện nay, nguồn vốn kinh doanh chủ yếu dựa vào lợi nhuận để lại (nếu có) và tín dụng chủ yếu huy động từ bạn bè, người thân. Việc huy động vốn từ các tổ chức tín dụng cho các hộ kinh doanh đang còn rất nhiều bất cập do cả nguyên nhân khách quan và chủ quan.

Pháp luật hiện hành quy định hộ kinh doanh không hoàn toàn là thương nhân thể nhân, không có tư cách pháp nhân nên gây khó khăn trong chế độ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của hộ kinh doanh. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, khi có các khoản nợ đối với hộ kinh doanh, việc xác định trách nhiệm phụ thuộc vào tài sản thực tế của hộ kinh doanh đó, tài sản đó có thể là bất động sản, sổ tiết kiệm của chủ hộ kinh doanh. So với các loại hình doanh nghiệp khác như công ty TNHH hay công ty cổ phần chỉ chịu TNHH hay doanh nghiệp tư nhân chỉ chịu trách nhiệm trên phần tài sản đưa vào kinh doanh thì điều này là một bất cập không nhỏ. Trong trường hợp hộ kinh doanh là hộ gia đình hay một nhóm người thì rất khó xác định trách nhiệm tương ứng của từng thành viên khi tham gia.

Vì không có tư cách pháp nhân lại không có tài sản thế chấp để vay ngân hàng, trong khi đó tài sản giá trị nhất là đất ở sổ đỏ nên các hộ kinh doanh rất khó khăn trong việc tiếp cận với các nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng. Nếu có vay được thì số lượng vay cũng không nhiều và thời hạn vay cũng rất ngắn.

Do chỉ sử dụng lượng vốn tự có hay huy động được của các thành viên trong gia đình – thường là không dồi dào và thiếu ổn định lại khó tiếp cận được các nguồn vốn khác nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh. Các nhu cầu về mở rộng sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường hay đổi mới phương thức sản xuất, phương thức kinh doanh, đổi mới khoa học công nghệ... không thể thực hiện một cách đồng bộ và hiệu quả. Việc sản xuất kinh doanh của các hộ kinh doanh mới chỉ dừng lại ở mức manh mún, tự phát, khó mở rộng thị trường tiêu thụ, chưa nâng cao tính cạnh tranh cho các sản phẩm dịch vụ tạo ra.

Ngoài ra, việc quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn của các đối tượng này cũng đang đặt ra nhiều vấn đề. Do tổ chức dưới dạng gia đình hoặc cá nhân cùng sản xuất kinh doanh nên việc sử dụng vốn ở các đơn vị này mới chỉ dừng lại ở kinh nghiệm quản lý cá nhân. Hơn nữa, trình độ nhận thức hạn chế, thiếu kinh nghiệm về quản lý điều hành tài chính, chưa quyết đoán trong việc ra các quyết định đầu tư nên không ít hộ kinh doanh cá thể đã không sử dụng hiệu quả các nguồn vốn huy động được . Tình trạng phá sản, không thu hồi được vốn, diễn ra khá phổ biến. Các hộ kinh doanh thường bỏ qua các quy luật của thị trường, chưa có chiến lược kinh doanh rõ ràng, chưa có kinh nghiệm trong phân bổ các nguồn lực tài chính nên gây ra tình trạng lúc thiếu lúc thừa, không nhịp nhàng với quy trình sản xuất kinh doanh.

Tất cả các điểm yếu trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của các hộ kinh doanh. Họ không tận dụng được các cơ hội rộng lớn của thị trường để phát triển.

2.2.4. Bất cập về thu thuế đối với hộ kinh doanh

Trong những năm qua, việc thu thuế của các hộ kinh doanh trên địa bàn huyện Vân Đồn đã tồn tại những bất cập, dẫn đến hiệu quả thu thuế đạt kết quả chưa cao. Từ năm 2015 đến năm 2018, với mức tăng thuế bình quân 15% đến 20% thì công tác triển khai, thu thuế đối với đối tượng này lại càng gặp nhiều khó khăn.

Gia đình bà Phạm Thị Hồng Nhạn ở khu 1 thị trấn Cái Rồng, là một trong hơn 120 hộ làm nghề kinh doanh ở thị Trấn Cái Rồng, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Hơn 20 năm làm nghề may mặc, gia đình bà luôn chấp hành và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước. Theo khảo sát, đánh giá và lập bộ thuế của cán bộ chuyên quản ngành thuế cũng như UBND thị trấn, năm 2016, bình quân gia đình chị phải nạp 150 ngàn đồng/tháng. Thế nhưng, sang năm 2017, bước đầu công khai danh sách và kế hoạch lập bộ thuế gia đình chị phải nạp tăng thêm mỗi tháng 20%, trong khi điều kiện kinh doanh ngày càng bó hẹp.

Bà Hồng Nhạn cho rằng: “Khi đã làm kinh doanh thì mình phải có nghĩa vụ nộp thuế, vì tiền thuế là để xây dựng đất nước. Nhưng thực tế, nhiều năm nay, hoạt động kinh doanh, may mặc nhỏ lẻ như gia đình sa sút vì dân chạy theo thị hiếu, đồ may sẵn nhiều mẫu mã, đẹp, rẻ. Nhiều bộ bán rẻ hơn cả vải lấy vào chứ chưa nói đến chi tiền công. Nếu như trước thuê 3 – 5 công nhân, nay chỉ mình tôi làm, thuế tăng lên nên khó khăn, tôi đang viết đơn trình lên Chi cục Thuế và UBND thị trấn để miễn giảm cho gia đình..”.

Thị trấn Cái Rồng là trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh nên hoạt động kinh doanh, buôn bán diễn ra thường nhật và luôn sôi động. Theo nhận định, nếu hoàn thiện chính sách và có công cụ quản lý để nâng cao hiệu quả thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể này thì đây sẽ là một nguồn thu đáng kể góp phần vào nguồn ngân sách hàng năm. Mặc dù UBND thị trấn đã phối hợp với cán bộ chuyên quản ngành thuế đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, tổng rà soát nhưng xem ra vẫn chưa nhận được sự đồng tình của các hộ kinh doanh.

2.2.5. Bất cập về hướng chuyển đổi của hộ kinh doanh

Về bản chất, hộ kinh doanh và doanh nghiệp siêu nhỏ là một nhưng với quy định pháp luật hiện nay thì hộ kinh doanh có nhiều hạn chế so với doanh nghiệp. Đơn cử như hạn chế quyền kinh doanh, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, hoạt động kinh doanh trong phạm vi của huyện, không mở chi nhánh, văn phòng đại diện. Hộ kinh doanh cũng bị hạn chế huy động vốn, chủ yếu là vay hoặc từ chính thành viên tham gia hộ. Hạn chế là vậy nhưng rất nhiều hộ kinh doanh, dù có doanh thu không kém, thậm chí vượt cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có đội ngũ nhân công đông đảo vẫn chọn mô hình hộ kinh doanh.

Hầu hết lĩnh vực mà các cá nhân (hộ) đang tham gia kinh doanh đều không kèm theo điều kiện, không đòi hỏi vốn pháp định, bởi vậy trở thành doanh nghiệp không khó, nhất là khi với công nghệ thông tin như hiện nay, người dân dễ dàng tìm thấy dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói. Họ chỉ cần ký vào mẫu và nhận lại giấy đăng ký doanh nghiệp, con dấu, tờ khai thuế lần đầu, tài khoản ngân hàng. Điều đó cho thấy, vốn hay chi phí thành lập doanh nghiệp hoàn toàn không phải là vấn đề lớn đối với các cá nhân kinh doanh nói chung.

Đăng ký kinh doanh dễ dàng, chỉ cần 24 tiếng nhưng từ khi đăng ký tới khởi sự kinh doanh lại là cả một chặng đường dài. Môi trường kinh doanh tại Việt Nam ghi nhận thời gian và chi phí khởi sự mất ít nhất 24 ngày; nếu gặp khó khăn, muốn rút khỏi thị trường thì cũng mất tới 60 tháng, mất đến 540 ngày cho thời gian trả thuế, chưa kể những khó khăn trong thuê, tuyển, sa thải lao động.

Rắc rối với hộ kinh doanh chính là sau khi đã trở thành doanh nghiệp. Họ phải lập sổ sách kế toán phức tạp, thay vì chỉ biết đến một cuốn sổ thu/chi duy nhất như trước. Trong khi đó, các khái niệm kế toán, hệ thống tài khoản kế toán vẫn rất xa lạ, rắc rối đối với đa số cá nhân kinh doanh. Thực tế cho thấy, cũng có những hộ kinh doanh “thử” lên doanh nghiệp nhưng cuối cùng lại phải tuyên bố giải thể và xuống mô hình hộ kinh doanh, bất chấp việc không thể mở rộng địa bàn kinh doanh như trước do vướng mắc thủ tục thuế. Thủ tục giấy tờ rườm rà, sổ sách cũng phải bảo quản hết năm nọ tới năm kia; bên cạnh việc kê khai thuế hàng tháng, hàng năm, họ còn phải đối mặt với khả năng sẽ bị kiểm tra về thuế. Họ phải thường xuyên “tiếp” các đoàn kiểm tra, thanh tra từ phòng cháy chữa cháy, an toàn lao động, bảo vệ môi trường và thậm chí cả hội đoàn quần chúng. Chi phí để tiếp cận nguồn lực, chi phí tuân thủ luật pháp cao, chiếm tới 39% lợi nhuận của doanh nghiệp thì hộ kinh doanh không còn động lực để họ phát triển thành doanh nghiệp.

Lợi ích mà hộ kinh doanh trở thành doanh nghiệp không thể có ngay trong khi chi phí để tuân thủ pháp luật lại cao và luôn hiện hữu hàng ngày trong đời sống chính là nguyên nhân khiến hộ kinh doanh luẩn quẩn với mô hình cũ. Đã đến lúc, phải xây dựng được một cơ chế chính sách pháp luật phù hợp, sửa đổi lại hệ thống pháp luật về thuế dành cho doanh nghiệp siêu nhỏ, bảo đảm

xứng; chuẩn mực kế toán cần đơn giản, dễ hiểu để người bình thường không có chuyên môn sâu cũng thực hiện được. Quan trọng hơn, phải tạo ra môi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đăng ký kinh doanh của các hộ kinh doanh theo pháp luật việt nam từ thực tiễn huyện vân đồn, tỉnh quảng ninh (Trang 46 - 55)