Đánh giá việc áp dụng quy định Bộ luật hình sự về căn cứ quyết định hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) căn cứ quyết định hình phạt từ thực tiễn huyện than uyên tỉnh lai châu (Trang 50)

1 .3 Vai trò của căn cứ quyết định hình phạt

2.2 Đánh giá việc áp dụng quy định Bộ luật hình sự về căn cứ quyết định hình

định hình phạt tại Tòa án nhân dân huyện Than Uyên

2.2.1 Những ưu điểm

Tòa án nhân dân huyện Than Uyên đã thực hiện nghiêm túc các nghị quyết của Đảng trọng tâm thực hiện Nghị quyết 49- NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ chính trị về chiến lược cải cách Tư pháp đến năm 2020 đề ra mục tiêu Xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh từng bước bảo vệ công lý. Việc quyết định hình phạt tại Tòa án nhân dân huyện Than Uyên luôn đáp ứng các yêu cầu về mặt lý luận về các căn cứ quyết định hình phạt theo quy định tại Điều 50 – BLHS 2015. Đối với mỗi tội phạm người phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính và có thể áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung, việc quyết định hình phạt chính là hình phạt tiền luôn đảm bảo việc xem xét chặt chẽ tình hình tài sản và khả năng thi hành án người bị kết án. Tòa án nhân dân huyện Than Uyên cũng thực hiện nguyên tắc có lợi cho người phạm tội khi có những thay đổi về văn bản hướng dẫn áp dụng cho người phạm tội những quy định có lợi cho người phạm tội đều được ưu tiên áp dụng vì vậy trong giai đoạn 2015-2020 Tòa án nhân dân huyện Than Uyên đã miễn trách nhiệm hình sự cho 59 trường hợp.

Trong giai đoạn 2015 -2020, công tác xét xử lưu động các vụ án hình sự luôn được Toà án huyện Than Uyên quan tâm, coi trọng. Mặc dù còn nhiều khó khăn về kinh phí, phương tiện nhưng Toà án dân huyện Than Uyên luôn chỉ đạo, làm tốt việc tổ chức các phiên toà xét xử lưu động tại những địa bàn trọng điểm, là các xã vùng sâu, vùng xa của huyện , nhiều phiên toà được tổ chức, các phiên toà đều được chuẩn bị kỹ lưỡng về nội dung cũng như việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật thông qua đó nâng cao ý thức pháp luật trong quần chúng nhân dân và nâng cao ý thức cảnh giác cho người dân, đặc biệt là đối tượng là phụ nữ và trẻ em ở vùng có nguy cơ cao, phát huy tác dụng trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm. Thực hiện có hiệu quả Hướng dẫn số 136/HD- TANDTC ngày 30/3/2017 của Chánh án Toà án nhân dân Tối Cao về Hướng dẫn công tác tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm theo yêu cầu cải cách tư pháp, từ

năm 2017 đến năm 2020 Tòa án nhân dân huyện Than Uyên đã tăng cường tổ chức các phiên tòa xét xử rút kinh nghiệm , qua đó rút kinh nghiệm về việc áp dụng pháp luật bao gồm cả pháp luật nội dung và pháp luật tố tụng, tính thuyết phục của bản án, rút kinh nghiệm về kỹ năng và rút ra các bài học kinh nghiệm sau mỗi phiên tòa về việc áp dụng pháp luật do vậy những hạn chế thiếu sót trong công tác xét xử các vụ án hình sự dần được hạn chế và khắc phục, các thiếu sót vẫn tồn tại nhưng không phải dẫn đến việc phải kiến nghị,kháng nghị. Bên cạnh đó Tòa án nhân dân huyện Than Uyên đã thực hiện nghiêm túc các nội dung trực tuyến, giải đáp của TAND Tối cao hàng tháng, thấy rõ kể từ khi hình thức tổ chức hội nghị trực tuyến Toàn quốc những sai sót, bài học rút kinh nghiệm của các địa phương khác được tiếp thu lắng nghe các Thẩm phán hạn chế được nhiều những sai sót những vướng mắc kịp thời được tháo gỡ giải đáp, hơn nữa Bài học kinh nghiệm từ việc tham khảo trang thông tin công bố bản án bên cạnh việc nghiêm túc thực hiện nội dung chỉ thị về công bố bản án các Thẩm phán đã coi trang công bố bản án như một nguồn tham khảo trong quá trình vận dụng áp dụng pháp luật đảm bảo nhận thức và áp dụng được thống nhất.

2.2.2 Một số tồn tại hạn chế

Qua thực tiễn chỉ đạo công tác xét xử và trực tiếp tham gia xét xử các vụ án hình sự của tại Toà án huyện Than Uyên từ năm 2015 đến nay mặc dù đã được cố gắng khắc phục nhưng vẫn không thể tránh được những sai sót trong quá trình áp dụng và quyết định hình phạt không tương xứng vẫn xảy ra một số tồn tại hạn chế khi quyết định hình phạt.

Thứ nhất, sai sót chung của các Thẩm phán trong việc áp dụng các quy

định của Bộ luật hình sự 2015 chủ yếu là không áp dụng hoặc áp dụng không đúng các tình tiết định khung hình phạt như: tình, phạm tội nhiều lần, tình tiết định khung hình phạt và tình tiết tăng nặng trùng lặp nhau về nội dung khi áp dụng. Trường hợp người phạm tội thực hiện 2 hành vi trộm cắp, mỗi hành vi trên 2 triệu đồng nhưng dưới 50 triệu đồng và tổng tài sản chiếm đoạt trên 50 triệu đồng thuộc khoản 2 Điều 173 BLHS. Trong trường hợp này, vừa áp dụng

khoản 2 Điều 173, vừa áp dụng tình tiết tăng nặng phạm tội 2 lần trở lên, theo chúng tôi là trùng lặp, vi phạm nguyên tắc một tình tiết tăng nặng không được áp dụng hai lần. Vì vậy, trong thực tiễn xét xử mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau nhưng đa số các trường hợp như vậy Toà án không áp dụng tình tiết tăng nặng TNHS

Vi dụ, Theo nội dung trạng của Viện kiểm sát nhân dân huyện Than Uyên

. Khoảng 02 giờ ngày 16/6/2018, Sùng A Sinh đi tìm tài sản chiếm đoạt. Khi đến khu vực khu 10, thị trấn huyện Than Uyên nhìn thấy cửa sau nhà bà Tr không khoá nên Sinh đột nhập vào nhà chiếm đoạt 04 điện thoại di động (trị giá 45.000.000 đồng) và 20.000.000 đồng ngày 19/6/2018, Sinh bị bắt.

Trong quá trình điều tra còn xác định Sinh 02 lần khác chiếm đoạt tài sản của người khác,lần thứ nhất chiếm đoạt máy tính xách tay trị giá 18 triệu lần thứ hai chiếm đoạt xe máy 35 triệu. Do tổng giá trị tài sản mà L chiếm đoạt là 118.000.000 đồng nên Sinh bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điểm c khoản 2 Điều 173 BLHS năm 2015 Tuy nhiên, do tài sản trong cả 03 lần L chiếm đoạt đều trên 2.000.000 đồng nên đã có quan điểm khác nhau trong về việc có áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “phạm tội nhiều lần”đối với Sình hay không.

Tòa án nhân dân huyện Than Uyên cho rằng bị cáo Sinh đã 03 lần lén lút chiếm đoạt tài sản của người khác, giá trị tài sản chiếm đoạt mỗi lần đều trên mức định lượng của tội trộm cắp tài sản nên mỗi lần Sình chiếm đoạt tài sản đều đủ yếu tố cấu thành tội trộm cắp tài sản. Bên cạnh đó, tổng giá trị tài sản của các lần mà bị cáo chiếm đoạt là 118000.000 đồng nên Sình phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điểm c khoản 2 Điều 173 BLHS và áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “phạm tội nhiều lần” theo điểm g khoản 1 Điều 48 BLHS 1999.

Quan điểm riêng cho rằng, việc áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “phạm tội nhiều lần” theo điểm g khoản 1 Điều 52 BLHS đối với Sinh là không đúng. Trong khi đó, mặc dù, tài sản trong các lần mà bị cáo chiếm đoạt đều trên định lượng của tội trộm cắp tài sản nhưng giá trị tài sản của các lần chiếm đoạt đã được cộng lại để xem xét trách nhiệm hình sự theo điểm c khoản

2 Điều 173 BLHS. Bên cạnh đó, về mặt bản chất, tình tiết “phạm tội nhiều lần” là nguyên nhân, tiền đề để xác định giá trị tài sản làm căn cứ để truy tố Sình theo điểm ckhoản 2 Điều 173 BLHS. Cho nên, nếu áp dụng thêm tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “phạm tội nhiều lần” sẽ làm bất lợi cho bị cáo một tình tiết áp dụng hai lần.

Thứ hai, Sai sót trong việc đánh giá tính chất mức độ nguy hiểm cho xã

hội của hành vi phạm tội và nhân thân người phạm tội nên đã quyết định hình phạt quá nhẹ hoặc quá mức nghiêm khắc đối với người phạm tội. Thực tiễn xét xử, khi cá thể hóa hình phạt, các Bản án thường chỉ chú ý đến nhân thân người phạm tội, đến các tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ chứ ít thấy có bản án phân tích được tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhiều bản án chỉ nhận định tính chất mức độ theo phân loại tội phạm, nhận định một cách rất chung mà không có sự phân tích kỹ các tác động của tội phạm đến trực tiếp quan hệ xã hội nhiều Thẩm phán chỉ ghi một câu có tính chất chung chung: Hành vi phạm tội của bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, còn nguy hiểm như thế nào, mức độ nguy hiểm ra sao thì không nêu được.

Thực tiễn cùng một cấp Tòa giữa các Thẩm phán đánh giá mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, xét xử thiếu thống nhất, hình phạt cách biệt khá xa.

Ví dụ: Cùng là hành vi phạm tội nhiều lần ở hai vụ án có cùng tình tiết

như nhau nhưng tính chất mức độ khác nhau ví dụ: Cùng phạm tội trộm cắp tài sản nếu trong hai vụ án có cùng các tình tiết khác như nhau, nhưng trong vụ án thứ nhất A chiếm đoạt tài sản là lần thứ nhất là 2.500.000 đồng của anh trai; lần thứ hai chiếm đoạt chiếc điện thoại của chị dâu trị giá 3.000.000 đồng(cũng là phạm tội nhiều lần) sẽ phải khác hành vi chiếm đoạt tài sản của B, lần thứ nhất B vì muốn ăn thịt trâu B đã trộm cắp một con trâu trị giá 20.000.000 đồng, lần thứ 2 B trộm cắp một con trâu nghé trị giá 10.000.000 đồng mục đích bán lấy tiền tiêu sài(cũng là phạm tội nhiều lần) nhưng xét vào tính chất mức độ, giá trị chiếm đoạt khác nhau, như vậy nếu quyết định mức hình phạt của bị cáo A và B

bằng nhau cùng một thời điểm xét xử cùng một Tòa là không phù hợp với tích chất mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội.

Thứ ba: Sai sót có tính phổ biến khi quyết định hình phạt là không áp

dụng hoặc có áp dụng nhưng lại áp dụng không đúng hoặc áp dụng còn tuỳ tiện, thiếu căn cứ.

Một số tình tiết tăng nặng giảm nhẹ bị áp dụng sai, tình tiết người phạm đầu thú, tự thú phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc thiệt hại không lớn, phạm tội nhiều lần, tái phạm. Cần phân biệt tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ đối với tình tiết định tội và tình tiết định khung. Bởi lẽ, rất dễ gây nhầm lẫn giữa các loại tình tiết này trong quá trình định tội danh và quyết định hình phạt sẽ dẫn đến việc xét xử sai toàn bộ vụ án.

Ví dụ: Bản án số 28/2016/HSST ngày 14/12/2016 đối với Đỗ Văn Hanh về

tội “Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có” Thanh có tiền án, trong thời gian thử thách.( Tháng 10/2012 Thanh đi mau 4 con trâu của Thương giá 40 triệu, khi biết trâu đó là do Thương trộm cắp, Thanh nhờ người bán 03 con trâu lấy 71 triệu, đổi 01 con và bán được 21 triệu(thu lời 51 triệu). 04 con trâu được định giá là 78 triệu; Theo khoản 2 Điều 250 BLHS 1999 thì điểm c quy định tiêu thụ tài sản, vật phạm pháp có giá trị lớn ( từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng) điểm d là thu lời bất lớn(từ 50 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng) Tuy nhiên, theo quy định tại điểm c khoản 2 điều 251 BLHS 2015 thì tài sản có giá trị lớn phải là tài sản có giá trị từ 100 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng, nên theo Nghị quyết 144/2016/QH13 ngày 29/6/2016 áp dụng nguyên tắc có lợi cho bị cáo. Do vậy, Hội đồng xét xử không áp dụng tình tiết định khung quy định tại điểm c khoản 2 điều 250 BLHS đối với bị cáo là đúng, tuy nhiên bị cáo phạm vào một tình tiết định khung là điểm d khoản 2 Điều 250 BLHS 1999 có khung hình phạt từ 02 năm đến 07 năm. Bị cáo có 02 tình tiết giảm nhẹ quy định tại điểm b, p khoản 1, khoản 2 điều 46 Bộ luật hình sự, do đó xem xét đánh giá tình tiết giảm nhẹ và tình tiết tăng nặng thì bị cáo không được áp dụng Điều 47 BLHS 1999, Thẩm phán đã áp dụng quy định tại điều 47 để xử phạt mức khởi điểm của khung là quá nhẹ.

Một số tình tiết tăng nặng giảm nhẹ bị áp dụng sai, tình tiết người phạm đầu thú, tự thú phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc thiệt hại không lớn, phạm tội nhiều lần, tái phạm. Ví dụ : Bị cáo Nguyễn Thanh T phạm tội đánh

bạc bốn lần thực hiện hành vi đánh bạc, tổng số tiền là 88.200.000 đồng(bị cáo có 02 tình tiết giảm nhẹ theo điểm r, s khoản 1, 2 điều 51 BLHS 2015, có 01 tình tiết tăng nặng theo điểm g khoản 1 điều 52 BLHS 2015 tại bản án hình sự sơ thẩm số 66/HSST ngày 29/11/2018 Tòa án nhân dân huyện Than Uyên tuyên phạt bị cáo 03 năm tù nhưng cho hưởng án treo là quá nhẹ, vụ án đã được rút kinh nghiệm đối với Thẩm phán được phân công làm chủ tọa phiên tòa.

Ví dụ : Bị cáo Nguyễn Trường Minh phạm tội đánh bạc 4 lần thực hiện

hành vi đánh bạc, tổng số tiền là 159.000.000 đồng(bị cáo có 02 tình tiết giảm nhẹ theo điểm r, s khoản 1, 2 điều 51 BLHS 2015, có 01 tình tiết tăng nặng theo điểm g khoản 1 điều 52 BLHS 2015) bị cáo là người có nhân thân xấu từng bị kết án dã được xóa án tích, là người chủ mưu cầm đầu. Tại bản án hình sự sơ thẩm số 65/HSST ngày 28/11/2018 Tòa án nhân dân huyện Than Uyên tuyên phạt bị cáo 03 năm tù nhưng cho hưởng án treo là quá nhẹ, vụ án đã được rút kinh nghiệm đối với Thẩm phán được phân công làm chủ tọa phiên tòa.Trong vụ án này bị cáo Nguyễn Trường Minh là người có nhân thân xấu có tình tiết tăng năng nhưng Tòa án lại cho bị cáo được hưởng án treo là không tương xứng.

Việc áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại điểm x khoản 1 điều 51 BLHS 2015 chưa thỏa đáng. Điểm x khoản 1 điều 51 BLHS 2015 quy định “Người phạm tội là cha, mẹ, vợ chồng con của liệt sỹ, người có công với cách mạng”, nên có thể hiểu là người phạm tội là cha,mẹ, vợ, chồng con của người có công với cánh mạng(như bố, mẹ, có huân huy chương, thương binh Theo nghị quyết số 109/2015/QH13 ngày 27/11/2015 về việc thi hành bộ luật năm 2015 thì kể từ ngày 09/12/2015 ngày luật công bố những quy định có lợi được áp dụng cho bị cáo. Tuy nhiên Luật sửa đổi bổ sung BLHS 2015 đã sửa đổi điểm x khoản 1 điều 51 như sau: Người phạm là người có công với cánh mạng hoặc là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sỹ, nghĩa là người phạm tội phải là người có công với cánh mạng thì được áp dụng tình tiết giảm nhẹ này. Theo Nghị quyết 41/2017/QH14 ngày 20/6/2017 những nguyên tắc có lợi được áp dụng cho bị cáo, tức là chỉ khi người phạm tội là người có công với cánh mạng

hoặc người phạm tội là cha mẹ, vợ, chồng con của liệt sĩ mới được áp dụng tình tiết giảm nhẹ này, còn người phạm tội có cha mẹ, vợ, chồng, con của người có công với cánh mạng chỉ được hưởng tình tiết giảm nhẹ này quy định tại khoản 2 điều 46 BLHS 1999. Do đó, trường hợp người phạm tội là cha, mẹ, vợ chồng con của người có công với cánh mạng thì sau ngày 05/7/2017 không được áp dụng tình tiết giảm nhẹ này được quy định tại điểm x khoản 1 điều 51 BLHS, tuy nhiên một số bản án do vận dụng không đúng nên vẫn áp dụng cho bị cáo được áp dụng tình tiết giảm nhẹ là chưa đúng.

Trong thực tiễn xét xử còn đang tồn tại một số sai sót trong quá trình áp dụng các tình tiết tăng nặng TNHS để phân biệt các tình tiết định tội, định khung và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) căn cứ quyết định hình phạt từ thực tiễn huyện than uyên tỉnh lai châu (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)