Nâng cao khả năng năng lực của người tiến hành tố tụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) căn cứ quyết định hình phạt từ thực tiễn huyện than uyên tỉnh lai châu (Trang 72 - 78)

1 .3 Vai trò của căn cứ quyết định hình phạt

3.4 Nâng cao khả năng năng lực của người tiến hành tố tụng

Thực tiễn cho thấy khi xét xử Tòa án nhân dân Than Uyên cũng đã đưa ra nhiều giải pháp để khắc phục các hạn chế, thiếu sót trong công tác xét xử; Nâng cao tinh thần trách nhiệm của người giữ chức danh Tư pháp Thẩm phán, Thư ký , trên tinh thần phát huy trí tuệ tập thể, tăng cường trách nhiệm cá nhân; làm tốt công tác rút kinh nghiệm sau mỗi phiên tòa, rút kinh nghiệm trong tổ Thẩm phán tăng cường họp chuyên môn đưa ra các vướng mắc chung của từng vụ án về đường lối xử lý để trao đổi áp dụng thống nhất pháp luật; đổi mới mạnh mẽ phương thức chỉ đạo, điều hành và thủ tục hành chính tư pháp trong hoạt động Tòa án theo hướng nhanh, gọn, hiệu quả; phân công, phân nhiệm và phân cấp rõ ràng trong từng lĩnh vực công tác… trong đó đặc biệt chú trọng đến giải pháp nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ Thẩm phán trong công tác xét xử. Là người đứng đầu đơn vị có trách nhiệm tổ chức xét xử và tham gia xét xử tác giả nhận thấy cần có các giải pháp cụ thể

Đánh giá và sử dụng đúng đắn đội ngũ Thẩm phán thường xuyên kiểm tra

đánh giá, giám sát việc quyết định hình phạt;

Tiếp tục kiện toàn giới thiệu những người có đủ điều kiện hiểu biết pháp luật, có kinh nghiệm thực tiễn tham gia công tác hội thẩm nhân dân, tham mưu cho TAND tỉnh tăng cường tổ chức tập huấn hội thẩm lựa chọn các vụ án điển hình để làm các bài giảng xét xử nhằm tập huấn cho hội thẩm về kỹ năng và phân tích đánh giá để làm cơ sở khi tham gia xét xử quyết định hình phạt. Trong hoạt động quyết định hình phạt ý thức của Thẩm phán, hội thẩm nhân dân thể hiện ở trình độ pháp lý năng lực nhận thức và khả năng áp dụng các quy phạm pháp luật hình sự để quyết định hình phạt đúng với Thẩm phán hay còn gọi là ý thức pháp luật trong hoạt động thực tiễn áp dụng pháp luật của những người được giao được phân công thẩm quyền tiến hành tố tụng. Cần lấy chất lượng xét xử chất lượng hài lòng của người dân của các cơ quan hữu quan làm thước đo đánh giá năng lực khả năng của từng Thẩm phán, kiên quyết xử lý các trường hợp có vi phạm có sai sót

không chịu khắc phục những Thẩm phán vi phạm nghiêm trọng đạo đức nghề nghiệp uy tín Tòa án đồng thời cũng cần thay đổi cơ chế bổ nhiệm nên chẳng bổ nhiệm Thẩm phán không kỳ hạn và gắn với đó là chế tài đi kèm, đối với Hội thẩm nhân dân khi xét xử ngang quyền với thẩm phán đây là quy định hiến định do vậy việc tăng cường tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ cho hội thẩm là hoạt động hết sức quan trọng cần thiết ở mỗi cấp Tòa.

Về ý thức đạo đức của Thẩm phán nâng cao ý thức trách nhiệm đối với Thẩm phán bằng việc thường xuyên tuyên truyền về ý nghĩa tầm quan trọng của bản án hình sự, thông qua kỹ năng xét xử kỹ năng lập luận kỹ năng xử lý tình huống việc áp dụng quyết định hình phạt, cần có cơ chế thưởng phạt công tâm đối với các thẩm phán cống hiến hết mình cho công việc, đặc biệt các thẩm phán có nhiều đề xuất giải pháp sáng kiến trong chuyên mông nghiệp vụ, không nên quy định về thời gian mà thông qua việc đánh giá chất lượng xét xử để đề bạt quy hoạch bố trí cán bộ xứng đáng.

Tiểu kết chương 3

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn định tội danh, quyết định hình phạt của Tòa án nhân dân huyện Than Uyên, đề tài đã đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật, tăng cường công tác hướng dẫn thực hiện pháp luật, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân….vấn đề đổi áp dụng thống nhất pháp luật là vấn đề rất quan trọng và cần thiết. Đây cũng là công việc khó khăn và phức tạp, đòi hỏi nâng cao năng lực và trí tuệ tương xứng với thực tiễn của đời sống kinh tế - xã hội luôn biến động và phức tạp của một huyện miền núi như huyện Than Uyên.

KẾT LUẬN

Quyết định hình phạt là hoạt động thực tiễn của Tòa án được thực hiện trên cơ sở tuân thủ căn cứ pháp luật của việc quyết định hình phạt. Ngoài việc tìm hiểu nghiên cứu các căn cứ pháp luật trong luật hình sự việt nam trong phần chung và phần các tội phạm cụ thể; tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội; nhân thân người phạm tội; các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự. Việc tuân thủ đúng căn cứ quyết định hình phạt này nhằm đảm bảo việc quyết định hình phạt tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, phù hợp với nhân thân người phạm tội và khả năng giáo dục cải tạo người phạm tội.

Đi từ việc nghiên cứu các quy định chung về căn cứ quyết định hình phạt, làm rõ nội hàm khái niệm, đặc điểm căn cứ quyết định hình phạt ý nghĩa của việc quyết định hình phạt. Trên cơ sở báo cáo tổng kết năm năm 2015 -2020 tại TAND huyện Than Uyên tỉnh Lai Châu qua phân tích thực tiễn áp dụng quy định của BLHS 2015 về căn cứ quyết định hình phạt thông qua hệ thống hình phạt được áp dụng, tổng số người bị kết án nhân thân người phạm tội bài học kinh nghiệm từ các vụ án có sai sót sai lầm trong việc áp dụng pháp luật đến quyết định hình phạt, nêu lên các hạn chế sai lầm trong việc áp dụng từ đó tác giả đã phân tích các hạn chế sai lầm về phương diện lập pháp dẫn đến khi hoạt động nhận thức áp dụng có sai lầm hoặc đánh giá để đề ra các giải pháp đảm bảo áp dụng pháp luật.

Đề tài luận văn có nhiều tác giả đã lựa chọn viết do vậy có nhiều những hạn chế giải pháp đã được chỉ ra ở các bài viết, luận văn nhưng chưa được pháp điển hóa thì tác giả chỉ khái quát lại ngoài ra có đưa ra các giải pháp trên cơ sở thực tiễn thông qua hoạt động xét xử tại TAND cấp huyện, do đề tài có nhiều tác giả trước đã lựa chọn nên về giải pháp về phương diện chung sẽ có quan điểm giải pháp trùng lặp tuy nhiên mỗi tác giả sẽ phân tích đánh giá tính bất cập khác nhau. Theo tác giả sau khi nghiên cứu về căn cứ quyết định hình phạt, vấn đề vướng mắc nhiều nhất dẫn đến nhiều sai sót hạn chế nhất là việc tại phần chung các quy định chưa được quy định, chưa được giải thích rõ như việc xác định tính

nặng nhẹ của mỗi loại hình phạt, so sánh như thế nào, khi nào thì được áp dụng; vấn đề có nên để quy định tùy nghi “có thể” như quy định có áp dụng điều 54 BLHS vè xét xử dưới khung hình phạt hay không; hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên, tác giả cũng nhận thấy đánh giá thực tiễn 05 năm (2015- 2020áp dụng căn cứ quyết định hình phạt của Tòa án nhân dân huyện Than Uyên là một căn cứ khách quan để đánh giá hiệu quả của hoạt động quyết định hình phạt. Như vậy việc quyết định hình phạt tại Tòa án nhân dân huyện Than Uyên bên cạnh những ưu điểm đã đạt được những tồn tại bất cập thiếu sót nhất định đã làm ảnh hưởng đến mục đích hướng đến của hình phạt, tỷ lệ áp dụng hình phạt tù quá lớn chưa mở rộng chưa thực hiện việc mở rộng áp dụng hình phạt khác không phải là phạt tù, không có vụ án nào phạt bổ sung đối với người phạm tội .. từ những tồn tại đã chỉ ra tác giả đã mạnh dạn kiến nghị đề xuất hoàn thiện các quy định của BLHS 2015 về giới hạn hình phạt của khung về loại bỏ tính nặng nhẹ của hệ thống hình phạt, về sửa đổi chế tài áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội về hướng hoàn thiện sửa đổi quy định tại Điều 54 BLHS 2015 về xử phạt nhẹ hơn quy định của BLHS để đảm bảo đúng trật tự trách việc lựa chọn các quy định tùy nghi trong việc áp dụng quy định này, bên cạnh đó luận văn đề xuất các giải pháp về tăng cường tổng kết kinh nghiệm, tổng kết thực tiễn nhấn mạnh việc tiếp tục hoàn thiện việc ban hành các văn bản quy phạm hướng dẫn áp dụng pháp luật đặc biệt đề cao giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ Thẩm phán, Thư ký, Luật sư…. Tác giả khẳng định đây là nhân tố quan trọng quyết định việc áp dụng đúng căn cứ quyết định hình phạt bởi lẽ con người là nhân tố quan trọng hàng đầu.nhằm nâng cao hiệu quả định tội danh và quyết định hình phạt của Tòa án nhân dân huyện Than Uyên tỉnh Lai Châu

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Soạn thảo (2014), Phần chung Bộ luật Hình sự Việt Nam, Hà Nội. 2. Phạm Văn Beo (2009), Luật Hình sự Việt Nam, Quyển 1 (Phần chung),

Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

3. C. Mác, F.Ăngghen (1979), Toàn tập, tập 1, NXB Sự Thật, Hà Nội.

4 Nguyễn Hòa Bình(2017) Những sửa đổi lớn và những điểm mới trong phần chung Bộ Luật hình sự Việt Nam 2015

5 Bình luận chuyên sâu BLHS 2015, Trường đại học Huế - Viện nhà nước pháp luật PGS.TS Nguyễn Duy Phương- TS. Đinh Thế Hưng(đồng chủ biên)

6. Trần Văn Độ, Quan niệm về hình phạt, trong chuyên đề viện nghiên cứu khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp “ BLHS: thực trạng và phương hướng đổi mới” Tháng 9/1994

7. GS.TSKH Lê cảm(2021) Miễn trách nhiệm hình sự theo pháp luật hình sự Việt nam tạp chí dân Tòa án (Tập I), số 1(2021)

8. Lê Cảm, Trịnh Quốc Toản (2011), Định tội danh: Lý luận, lời giải mẫu và 500 bài tập thực hành, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

9. Phí Thành Chung (2010), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về quyết định

hình phạt trong trường hợp phạm tội có tổ chức theo luật Hình sự Việt Nam, luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.

10. Trần Xuân Dũng (2015) luận văn thạc sĩ Luật học,

11. Lê Văn Đệ (2010), Định tội danh và quyết định hình phạt trong luật Hình

sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

12. Nguyễn Ngọc Hòa (chủ biên) (chủ biên), Bình luận khoa học BLHS năm 2015, được sửa đổi bổ sung năm 2017(phần chung) Nxb Tư pháp, Hà Nội,

2017

13 GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa (2001), Trách nhiệm hình sự và hình phạt, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

14. GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa Tội phạm và cấu thành tội phạm, Nxb Tư pháp, 2015

15. GS. TS. Nguyễn Ngọc Hoà, (chủ biên), TNHS và hình phạt, Nxb. Công an nhân dân, Hà nội năm 2001

16. GS. TS. Nguyễn Ngọc Hoà, (chủ biên), Bình luận khoa học BLHS năm 2015 được sửa đổi bổ sung 2017(Phần chung). Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2017, tr 158-159

17 Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT- BTP- BCA- VKS- TA ngày 24/12/2007

18 Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (2018), Nghị quyết số

01/2018/NQ-HĐTP ngày 15/52018, hướng dẫn áp dụng điều 65 của Bộ luật Hình sự về án treo, Hà Nội.

19 Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội (2011), Giáo trình Luật Hình sự - Phần chung, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

20. GS.TS Dương Tuyết Miên (2007), Định tội danh và quyết định hình phạt, Nxb Lao động, Hà Nội.

21. GS.TS Dương Tuyết Miên - Một số ý kiến về Điều 54 BLHS 2015, Tạp chí Tòa ấn số 16/2020

22. Hoàng Quảng Lực(2019) Tạp chí Tòa án số 8/2019

23 Hoàng Văn Tiến (2016), Căn cứ quyết định hình phạt, theo Luật hình sự

Việt Nam và thực tiễn áp dụng trên địa bàn tỉnh Hà Giang luận văn thạc sĩ

Luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.

24 Đinh Thu Lê(2019) các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong Luật hính sự Việt Nam , Luận án tiến sỹ, Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam

25. Quốc hội (2014), Bộ luật Hình sự của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 1999, được sửa đổi, bổ sung năm 2009, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

26 Quốc hội (2015, 2017), Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, Hà Nội.

27. Phan Thu Hoài (2019), Các căn cứ quyết định hình phạt theo pháp luật Hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Lai Châu, luận văn thạc sĩ luật học, Học

viện Khoa học - xã hội Việt Nam.

28 Trịnh Quốc Toản (2011), Những vấn đề lý luận và thực tiễn về hình phạt bổ

sung trong luật Hình sự Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

29. Trường Đại học Luật Hà Nội- Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam, Nxb

Công an nhân dân, Hà Nội, 2016

30 Trường Đại học Luật Hà Nội- Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam, Nxb

Công an nhân dân, Hà Nội 2010

31 Trịnh Tiến Việt (2013), Tội phạm và trách nhiệm hình sự, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

32 Võ Khánh Vinh (1994), Chương VIII - Hình phạt và hệ thống hình phạt, Trong sách: Tội phạm học, luật Hình sự và luật tố tụng Hình sự Việt Nam,

Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

33. Võ Khánh Vinh (1994), Chương 9, Quyết định hình phạt, trong sách: Tội phạm học, luật Hình sự và luật tố tụng Hình sự Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc

gia, Hà Nội.

34. Võ Khánh Vinh (1994), Nguyên tắc công bằng trong Luật Hình sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

35 Võ Khánh Vinh (2010), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (Phần chung), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) căn cứ quyết định hình phạt từ thực tiễn huyện than uyên tỉnh lai châu (Trang 72 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)