nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm của Viện kiểm sát nhân dân.
Thứ nhất, pháp luật tố tụng hình sự, hình sự, và các quy phạm pháp luật khác có liên quan.
- Pháp luật TTHS, PLHS và các VBPL có liên quan là yếu tố đảm bảo cho hoạt động ADPL:
+ PLTTHS trực tiếp quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục, thời hạn việc tiếp nhận, giải quyết tố giác tin báo về tội phạm cũng như kiểm sát hoạt động tiếp nhận, giải quyết tố giác tin báo về tội phạm. Nếu PLTTHS quy định đầy đủ, chặt chẽ, về thẩm quyền, trình tự, thủ tục, thời hạn tiếp nhận, giải quyết tố giác tin báo về tội phạm sẽ giúp cho việc ADPL được nhanh chóng, kịp thời đảm bảo đúng người, đúng tội, đúng pháp luật; ngược lại nếu các quy định của BLTTHS không được đầy đủ, còn nhiều hạn chế bất cập, lỏng lẻo sẽ dẫn đến việc ADPL trong kiểm sát việc tiếp nhận giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm gặp nhiều khó khăn và có thể dẫn tới oan sai, hoặc bỏ lọt tội phạm.
+ PLHS quy định các hành vi bị coi là tội phạm, căn cứ vào đó, cơ quan có thẩm quyền xác định có dấu hiệu tội phạm, người phạm tội hay
không; loại tội gì v.v… để làm căn cứ tiến hành các hoạt động tố tụng cần thiết trong đó có việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm. PLHS đúng đắn, đầy đủ là yếu tố đảm bảo cho hoạt động ADPL trong kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tôị phạm. Ngược lại nếu PLHS không quy định cụ thể và thống nhất sẽ dẫn tới việc các Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng ADPL trong kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tôị phạm sai hoặc không chính xác gây khó khăn trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử tội phạm.
+ Hoạt động ADPL trong kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm còn phụ thuộc vào các văn bản pháp luật có liên quan khác như: các luật về tổ chức bộ máy (Luật tổ chức VKSND, Luật Tổ chức CQĐTHS v.v…). Các văn bản pháp luật này quy định về cơ cấu tổ chức bộ máy các cơ quan tiến hành tố tụng, quy định về đội ngũ cán bộ kiểm sát… Đây là yếu tố rất quan trọng để đảm bảo cho sự vận hành của bộ máy cơ quan kiểm sát. Các văn bản pháp luật có liên quan quy định cụ thể, rõ ràng về cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ quyền hạn, trình tự, thủ tục, thẩm quyền của Viện trưởng, phó viện trưởng, kiểm sát viên, Thủ trưởng, phó thủ trưởng, Điều tra viên...sẽ giúp cho quá trình ADPL trong kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tôị phạm được đúng thẩm quyền ngược lại nếu các văn bản pháp luật có liên quan quy định không chi tiết, cụ thể dẫn đến chồng chéo trong quá trình ADPL trong kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tôị phạm.
Như vậy, chất lượng hệ thống PLTTHS, PLHS, và các văn bản pháp luật khác có liên quan tới hoạt động ADPL trong kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm là một trong những điều kiện hàng đầu bảo đảm cho hoạt động ADPL trong kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm.
giác, tin báo về tội phạm thì trước hết phải có các quy phạm PLHS, TTHS và các văn bản khác liên quan PLHS, TTHS đầy đủ, đồng bộ sẽ tạo điều kiện cho Viện kiểm sát thực hiện chức năng kiểm sát được nhanh gọn, chính xác, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.
Bên cạnh BLHS, BLTTHS là những văn bản pháp luật quan trọng bảo đảm quá trình ADPL trong kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, hệ thống các văn bản hướng dẫn thi hành như Thông tư liên tịch, Nghị định quy định chi tiết... cũng có vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo đảm thống nhất ADPL trong kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm. Hệ thống pháp luật TTHS, PLHS và các văn bản pháp luật có liên quan được xây dựng hoàn chỉnh sẽ góp phần đảo bảo cho việc ADPL trong kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm được đúng đắn, kịp thời và nghiêm minh.
Thứ hai, đội ngũ cán bộ kiểm sát là yếu tố đảm bảo cho hoạt động ADPL hiệu quả. Chất lượng đội ngũ cán bộ kiểm sát được đánh giá thông qua các tiêu chí về phẩm chất đạo đức; trình độ chuyên môn nghiệp vụ; kỹ năng nghiệp vụ. Cán bộ kiểm sát có phẩm chất đạo đức tốt "Công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn"; có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng đáp ứng được yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp; được đào tạo kỹ năng nghiệp vụ chuyên sâu, có kiến thức pháp luật sẽ là nền móng vững chắc để quá trình ADPL đạt hiệu quả cao. Ngược lại đội ngũ cán bộ kiểm sát tha hóa, năng lực yếu kém, trình độ chuyên môn hạn chế, kỹ năng, thao tác nghiệp vụ còn thụ động, thiếu linh hoạt, số lượng cán bộ không đáp ứng yêu cầu công việc... sẽ dẫn đến hoạt động ADPL kém hiệu quả.
Chính vì vậy, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ kiểm sát có vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động ADPL trong kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm nói riêng và kiểm sát tư pháp nói chung.
Thứ ba, Cơ sở vật chất, các chế độ đảm bảo cho hoạt động ADPL trong kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm của cán bộ kiểm sát.
Để đảm bảo cho cán bộ kiểm sát, đặc biệt là đội ngũ Kiểm sát viên trực tiếp ADPL trong kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, một trong những điều kiện cần đảm bảo quan tâm là trang thiết bị phục vụ công tác, sử dụng công nghệ thông tin, máy tính, máy ảnh, máy quay phim...là những cơ sở vật chất thiết yếu hỗ trợ một cách nhanh chóng, kịp thời cho kiểm sát viên trong quá trình kiểm sát. Các chế độ chính sách tiền lượng, chính sách đãi ngộ, phụ cấp, thâm niên nghề... là những yếu tố kích thích động lực làm việc của cán bộ kiểm sát. Nếu chế độ, chính sách đãi ngộ không thỏa đáng, cuộc sống người cán bộ kiểm sát không được đảm bảo sẽ chi phối trực tiếp đến tinh thần, thái độ, trách nhiệm làm việc của đội ngũ cán bộ kiểm sát.
Vì vậy, điều kiện môi trường làm việc, chế độ, chính sách đãi ngộ đối với cán bộ kiểm sát là những yếu tố đảm bảo quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả ADPL trong kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm.
Thứ tư, quan hệ phối kết hợp trong kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm giữa các cơ quan tiến hành tố tụng và một số cơ quan khác.
Mối quan hệ phối hợp giữa VKS với CQĐT và các cơ quan tiến hành tố tụng khác có ý nghĩa hết sức quan trọng. Có thể thấy rằng, có hai loại cơ quan, tổ chức mà khi thực hiện các chức năng của mình có khả năng phát hiện dấu hiệu tội phạm: Loại thứ nhất là các cơ quan có chức năng bảo vệ pháp luật, chịu trách nhiệm tổ chức các hoạt động phòng ngừa, phát hiện tội phạm trên địa hạt mình quản lý. Đó có thể là các cơ quan Công an nhân dân, Quân đội nhân dân, Hải quan, Kiểm lâm, lực
lượng Cảnh sát biển,… Thông qua các hoạt động chức năng của mình các cơ quan này có nhiều khả năng phát hiện dấu hiệu tội phạm. Ngoài một số trường hợp mà luật quy định các cơ quan này có thể tiến hành kiểm tra, xác minh và khởi tố vụ án, có trách nhiệm phải cung cấp bằng văn bản cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền các thông tin, tài liệu về tội phạm, phối hợp với Cơ quan điều tra trong việc khám phá tội phạm đã xảy ra; loại thứ hai, là các cơ quan tổ chức, tuy không có chức trách hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm, nhưng hoạt động chức năng của họ dễ phát hiện ra các dấu hiệu tội phạm, ví dụ, các cơ quan thanh tra, kiểm tra, các cơ quan kiểm toán,… Những cơ quan này trong quá trình thực hiện chức năng của mình do phải thường xuyên kiểm tra tính đúng đắn, hợp pháp của các hoạt động kinh tế – xã hội trong lĩnh vực quản lý của mình mà có thể phát hiện được những dấu hiệu của tội phạm. Do đó mối quan hệ phối kết hợp trong kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm giữa các cơ quan tiến hành tố tụng và một số cơ quan khác quyết định việc phát hiện được tội phạm và người phạm tội để tiến hành khởi tố điều tra làm rõ tội phạm, để đưa ra truy tố, xét xử theo quy định của pháp luật, đảm bảo khách quan, đúng người, đúng tội, tránh oan sai và bỏ lọt tội phạm. Nếu không có sự phối hợp chặt chẽ giữa CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra với VKS, hoạt động kiểm sát của VKS khó có thể thực hiện tốt và ngược lại. Vì vậy, cần xây dựng mối quan hệ phối hợp đồng bộ, đầy đủ, chặt chẽ giữa VKS với các cơ quan có thẩm quyền điều tra là điều kiện đảm bảo quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả ADPL trong kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm.
Tiểu kết chương 1
Trong chương 1 của luận văn, tác giả đã trình bày, làm rõ những vấn đề về lý luận và pháp luật liên quan đến hoạt động ADPL trong kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm của Viện kiểm sát nhân dân như khái niệm, đặc điểm, vai trò, điều kiện đảm bảo áp dụng pháp luật trong kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm của Viện kiểm sát nhân dân. Theo đó, áp dụng pháp luật trong kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm của Viện kiểm sát nhân dân là việc Viện kiểm sát sử dụng tổng hợp các quyền năng pháp lý do pháp luật quy định để kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm nhằm đảm bảo mọi hành vi phạm tội, người phạm tội phải được phát hiện, khởi tố, điều tra kịp thời, nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để xảy ra oan sai hoặc bỏ lọt tội phạm.
Kết quả chương 1 đã giải quyết được bao gồm: Thứ nhất, Kiểm sát việc tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm: Kiểm sát việc tiếp nhận, phân loại tố giác, tin báo về tội phạm, kiểm sát việc chuyển tố giác, tin báo về tội phạm để giải quyết theo thẩm quyền; Thứ hai, Kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm: Kiểm sát việc kiểm tra, xác minh và lập hồ sơ giải quyết nguồn tin về tội phạm, kiểm sát việc áp dụng các biện pháp (quy định tại khoản 3 Đ147BLTTHS) trong giải quyết tố giác, tin báo, kiểm sát việc tạm đình chỉ, phục hồi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm.
Việc nghiên cứu làm rõ những vấn đề cơ bản của hoạt động ADPL trong kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm của VKS nhân dân là cơ sở lý luận quan trọng, làm nền tảng cho việc khảo sát thực tiễn ở chương 2 và từ đó đưa ra những giải pháp cho chương 3.
Chương 2