- Hoạt động ADPL trong kiểm sát việc tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm của Viện kiểm sát nhân dân cần phải được thực hiện một
3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật trong kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm của Viện kiểm sát
việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Cao Bằng.
3.2.1.Hoàn thiện quy định pháp luật về kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm
Các cơ quan có thẩm quyền cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật TTHS nói chung và pháp luật liên quan đến công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác tin báo về tội phạm của VKSND nói riêng nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả hoạt động của VKSND. Cụ thể như sau:
Tiếp tục sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các quy định liên quan đến tố tụng hình sự để phù hợp với yêu cầu của tình hình mới, trong đó đặc biệt là xây dựng mới các văn bản hướng dẫn thi hành BLTTHS năm 2015 về trình tự, thủ tục tố tụng, vai trò, trách nhiệm của mỗi cơ quan tư pháp trong quá trình giải quyết vụ án như Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán, Thông tư liên tịch…để cho các cơ quan tiến hành tố tụng trong đó có VKSND nghiên cứu vận dụng trong thực tiễn, tránh tình trạng hiểu và áp dụng thiếu thống nhất, thiếu công bằng, ảnh hưởng đến quá trình giải quyết vụ án. Bên cạnh đó, VKSND tối cao cũng cần tiếp tục hoàn thiện các quy định hướng dẫn nghiệp vụ KSĐT vụ án hình sự, đặc biệt là Quy chế số 169 /QĐ-VKSTC ngày 02/5/2018 nhằm đảm bảo tính đồng bộ, khả thi trong quá trình thực hiện pháp luật của các cơ quan tư pháp nói chung và VKSND nói riêng.
3.2.2.Nâng cao nhận thức của lãnh đạo, cán bộ, kiểm sát viên VKSND Cao Bằng về vị trí, vai trò của công tác kiểm sát tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm ; tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo của lãnh đạo VKS các cấp.
- Nâng cao nhận thức cho lãnh đạo, cán bộ, kiểm sát viên về vai trò, ý nghĩa quan trọng của công tác kiểm sát tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm.
kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm nên dẫn đến vụ án bị oan sai ngay từ đầu hoặc bỏ lọt tội phạm gây nhiều bức xúc trong xã hội. Cần thay đổi nhận thức, tư duy về vấn đề này, xác định rõ đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm chống bỏ lọt tội phạm, nâng cao nhận thức cho lãnh đạo, cán bộ, kiểm sát viên về vai trò, ý nghĩa quan trọng của công tác kiểm sát này, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn kịp thời phát hiện những thiếu sót của cán bộ, KSV trong quá trình thực hiện nhiệm vụ để khắc phục kịp thời. Kiện toàn đội ngũ cán bộ; phân công Kiểm sát viên chuyên trách, lựa chọn người có đủ trình độ, kỹ năng, tinh thần trách nhiệm để đảm nhiệm công tác kiểm sát tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm đạt hiệu quả cao. Từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ. Tiếp tục quán triệt, nghiên cứu để nắm vững quy định của BLTTHS 2015, Luật tổ chức VKS năm 2014 về trách nhiệm, thủ tục, thẩm quyền, thời hạn, các biện pháp giải quyết cũng như nhiệm vụ, quyền hạn của VKS trong thực hành quyền công tố và kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo tội phạm sẽ giúp nâng cao vị thế của ngành kiểm sát đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân. - Tăng cường nhận thức lãnh đạo, chỉ đạo của VKS các cấp tỉnh Cao Bằng
Công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo điều tra, lãnh đạo kiểm sát giúp định hướng đường lối giải quyết, đảm bảo cho việc giải quyết nhanh chóng, chính xác và kịp thời. Làm tốt công tác chỉ đạo, điều hành sẽ giúp cho các cán bộ làm công tác nghiệp vụ phát huy hết trí tuệ cũng như khả năng của mình để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Để nâng cao chất lượng công tác áp dụng pháp luật trong kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm thì cần nâng cao hiệu quả công tác tổ chức, chỉ đạo điều hành tại tỉnh Cao Bằng cần theo hướng:
Thứ nhất, lãnh đạo đơn vị tăng cường công tác chỉ đạo điều hành, nâng cao chất lượng kiểm sát tiếp nhận, giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm;
thường xuyên kiểm tra việc cập nhật hệ thống sổ thụ lý để nắm tình hình thụ lý, những biến động phát sinh tăng, giảm và kết quả xử lý đối với các tin báo, tố giác về tội phạm để trao đổi với CQĐT có những biện pháp phù hợp đảm bảo cho hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm. Lãnh đạo phải luôn đi sâu, đi sát vào các hoạt động nghiệp vụ, quan tâm, chỉ đạo, kiểm tra tiến trình giải quyết công việc của nhân viên cấp dưới.
Thứ hai, Hoạt động áp dụng pháp luật trong kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm là hoạt động nghiệp vụ quan trọng vì thế cần phải đặt những cán bộ có tận tâm, tận tụy, có năng lực, trình độ chuyên môn mới đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới trong kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm. Thường xuyên quan tâm động viên, theo sát quá trình thực hiện nhiệm vụ đối với cán bộ, Kiểm sát viên được phân công thụ lý giải quyết để kịp thời có những chỉ đạo đúng đắn và có những biện pháp tác động kịp thời đối với từng vụ việc. Bố trí 01 kiểm sát viên trực tiếp là đầu mối theo dõi, tham mưu cho lãnh đạo Viện trong hoạt động kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và quản lý việc mở cập nhật hệ thống sổ thụ lý, sổ quản lý, đăng ký số các văn bản yêu cầu xác minh do VKS ban hành và chuyển cho CQĐT để thực hiện
Thứ ba, Đối với những vụ việc có tính chất phức tạp, cần phải có sự thống nhất giữa các ngành Công an, kiểm sát, Tòa án đối với từng vụ việc thì Viện kiểm sát chủ động chủ trì tổ chức các cuộc họp liên ngành để thống nhất quan điểm giải quyết. Cần phải thường xuyên cho cán bộ, kiểm sát viên tham gia giao lưu học tập các đơn vị vừa để học hỏi những cách làm hay, những kỹ năng trong kiểm sát việc tiếp nhận tố giác, tin báo vừa là trao dồi bổ sung thêm kiến thức, cách thức làm việc hiệu quả
Thứ tư, hàng năm lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tỉnh tổ chức các đợt tập huấn, tập huấn chuyên sâu về công tác kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm giữa các tỉnh nhằm giúp cho cán bộ, kiểm sát viên
được học tập, nâng cao hơn nữa trình độ nghiệp vụ. Tiếp tục triển khai và yêu cầu các kiểm sát viên nghiên cứu và thực hiện nghiêm túc các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm.
Thứ năm, thay đổi phương pháp làm việc truyền thống ứng dụng công nghệ thông tin để vận dụng thực hiện nhiệm vụ chuyên môn; phối hợp linh hoạt giữa cấp trên, cấp dưới là nhân tố ưu tiên hàng đầu và cách thức giải quyết trong những trường hợp có mâu thuẫn về quan điểm xử lý tố giác, tin báo giữa hai cơ quan, giữa Viện kiểm sát với lãnh đạo.
3.2.3.Giải pháp kiện toàn đội ngũ cán bộ kiểm sát tỉnh Cao Bằng Kiện toàn về công tác tổ chức, cán bộ
Trước yêu cầu đổi mới tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát theo yêu cầu của cải cách tư pháp, việc xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp, trong đó có đội ngũ Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân trong sạch, có phẩm chất, năng lực nhằm bảo đảm hiệu lực, hiệu quả của hoạt động kiểm sát là một nội dung rất quan trọng và cấp thiết. Cần cải cách phương thức thi tuyển cán bộ, KSV để có thể lựa chọn những người có trình độ chuyên môn tốt, có khả năng về tin học, ngoại ngữ, có phẩm chất đạo đức, có tinh thần trách nhiệm cao. Để nâng cao hiệu quả công tác kiểm sát các hoạt động tư pháp, hàng năm Viện KSND tỉnh Cao Bằng, khi xây dựng kế hoạch nhiệm vụ công tác năm VKSND các cấp cần có kế hoạch cụ thể trong công tác kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm. Số lượng cán bộ, Kiểm sát viên trực tiếp làm công tác phải đủ đồng thời phải đảm bảo chất lượng. Lựa chọn các Kiểm sát viên có năng lực chuyên môn, có kinh nghiệm thực hiện khâu công tác này. Thực hiện các buổi họp giao ban trực tuyến giữa các cấp từ trung ương đến địa phương để phổ biến các văn bản pháp luật mới, chỉ đạo điều hành chung trong toàn ngành tạo ra những cơ hội học hỏi cho các Kiểm sát viên làm công tác kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội
phạm trao đổi, học tập kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn.
Nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ý thức trách nhiệm của cán bộ, Kiểm sát viên theo yêu cầu cải cách tư pháp;
+ Giải pháp nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho cán bộ kiểm sát: Quán triệt để cán bộ, kiểm sát viên nắm vững, nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của mình trong quá trình thực hiện chức năng kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm. Mỗi cán bộ, kiểm sát viên phải nhận thức đúng vai trò, ý nghĩa của công tác kiểm sát ở giai đoạn đầu tiên này trong quá trình tố tụng; nắm vững, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của VKS khi thực hiện kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm; thay đổi mạnh mẽ hơn tư duy chủ động, tích cực trong kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm.
+ Giải pháp nâng cao năng lực, trình độ, chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ
Tổ chức tập huấn chuyên sâu từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở, nhất là việc tập huán cho cán bộ trực tiếp làm công tác kiểm sát nắm vững các quy định của BLTTHS năm 2015 về thủ tục tiếp nhận, thời hạn, thủ tục giải quyết, tạm đình chỉ, phục hồi việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm.
Cán bộ, kiểm sát viên phải thường xuyên cập nhật, nghiên cứu các văn bản pháp luật nâng cao trình độ chuyên môn, tri thức pháp luật nhất là những văn bản pháp luật lên quan đến hoạt động kiểm sát tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm.
Bên cạnh việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, cán bộ, kiểm sát viên phải thường xuyên học hỏi, rèn luyện nâng cao kỹ năng nghiệp vụ công tác kiểm sát. Kiểm sát viên phải tác nghiệp một cách khẩn trương, bài bản, khoa học các thao tác nghiệp vụ như: khai thác triệt để ngay tức khắc những thông tin, tài liệu từ người cung cấp tố giác, tin báo về tội phạm, từ Điều tra viên chuyển giao hồ sơ tố giác, tin báo về tội phạm để kiểm sát, xây dựng hồ sơ kiểm sát giải
quyết tố giác, tin báo, đề ra yêu cầu kiểm tra, xác minh… Làm tốt những việc này thì thời hạn giải quyết tố giác, tin báo sẽ đảm bảo để VKS quyết định xét phê chuẩn (khởi tố hay không khởi tố phải gắn với trách nhiệm của VKS trong phê chuẩn), hủy bỏ các quyết định tố tụng ở giai đoạn này và như vậy sẽ hạn chế tối đa tin báo, tố giác quá hạn giải quyết, đồng thời chất lượng kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm sẽ được nâng lên.
3.2.4.Giải pháp nâng cao chất lượng mối quan hệ phối hợp giữa Viện kiểm sát và cơ quan điều tra
Hiện nay, số lượng thông tin về tội phạm ngày càng lớn. Tuy vậy không phải thông tin nào cũng là các tin báo, tố giác về tội phạm. Ví dụ các tranh chấp về dân sự, các tin báo nặc danh… Nếu việc phân loại không chính xác, và các thông tin đó đều được thụ lý để giải quyết theo trình tự giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm sẽ không đúng quy định của pháp luật, gây khó khăn trong quá trình giải quyết của các cơ quan tiến hành tố tụng. Do đó ngay từ ban đầu, VKS và CQĐT phải phối hợp tiến hành xác minh, phân loại sơ bộ ban đầu, đảm bảo các thông tin đó đúng là tố giác, tin báo về tội phạm thì sẽ ra quyết định phân công ĐTV, KSV thụ lý giải quyết. Các đơn vị, VKS địa phương phải chủ động trong quan hệ phối hợp, đặc biệt với cơ quan điều tra. Kiểm sát viên và Điều tra viên cần chủ động trao đổi về kế hoạch xác minh, đánh giá tình hình kết quả tiếp nhận, xử lý tố giác, tin báo về tội phạm và thống nhất hướng giải quyết đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, nghiêm trọng để báo cáo lãnh đạo quyết định. Thông qua công tác phối hợp tốt giữa liên ngành, cần giải quyết dứt điểm nhiều vụ việc phức tạp, kéo dài, hạn chế án phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung khi đã khởi tố hoặc giải quyết đúng thời hạn các trường hợp có khiếu nại khi ban hành quyết định không khởi tố vụ án.
VKS phân công KSV theo dõi kịp thời tình hình thụ lý và kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm ngay từ khi tiếp nhận hoặc khi phát hiện vụ việc để cùng trao đổi thống nhất hướng thu thập chứng cứ,
tài liệu có liên quan. VKS chủ động thực hiện chức năng kiểm sát của mình, không thụ động chờ CQĐT gửi kết quả giải quyết mới thực hiện chức năng kiểm sát. Việc làm này tạo cơ sở và có ý nghĩa cho công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát khởi tố, điều tra, kiểm sát xét xử sau này. Quá trình giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm phát sinh các hoạt động nghiệp vụ như khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, nhận dạng, đối chất là những hoạt động cần có sự tham gia giám sát của VKS. Để thực hiện được những nội dung trên cần xây dựng và ký kết quy chế phối hợp liên ngành. Đây cũng là cơ sở tăng cường phối hợp, giải quyết những khó khăn, vướng mắc giữa các cơ quan tiến hành tố tụng.
VKSND tỉnh cần ký quy chế phối hợp với Cơ quan Công an tỉnh để thực hiện việc mở rộng nắm nguồn tin báo, tố giác về tội phạm ngay từ địa bàn phường, xã. Theo đó, hàng tháng, Công an cấp xã phải chuyển danh sách thống kê từng tố giác, tin báo về tội phạm cho VKSND cấp huyện để theo dõi đối chiếu với sổ thụ lý giải quyết của CQĐT để từ đó quản lý nắm chắc tình hình tội phạm và tỷ lệ khám phá án theo các kỳ báo cáo.
VKS tỉnh chủ động phối hợp với Văn phòng CQĐT Công an tỉnh để thành lập các đoàn liên ngành kiểm tra việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm ở các CQĐT cấp huyện và Công an các xã, phường, thị trấn. Qua đó, vừa chỉ đạo hướng dẫn trực tiếp, vừa nắm được cụ thể tình hình để có biện pháp chỉ đạo chung toàn tỉnh.
Luôn quan tâm phối hợp trao đổi thông tin định kỳ để CQĐT và VKS các cấp trên địa bàn tỉnh nắm chắc tình hình và kết quả xử lý, giải quyết từng tố giác, tin báo về tội phạm. Bảo đảm không để tố giác, tin báo, tội phạm nằm ngoài sổ sách không được theo dõi, quản lý.
3.2.5.Giải pháp nâng cao hiệu quả các hoạt động kiểm sát cụ thể
Từ thực tiễn hoạt động kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm cho thấy có những bất cập, vướng mắc khi thực hiện nhiệm
vụ kiểm sát cần phải lưu ý những vấn đề sau:
- Khi được phân công thụ lý, cán bộ, kiểm sát viên phải nghiên cứu kỹ nội dung tin báo, tố giác và lập hồ sơ kiểm sát theo đúng quy định.