Quan điểm áp dụng pháp luật trong kiểm sát việc tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng pháp luật trong kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm của viện kiểm sát nhân dân từ thực tiễn tỉnh cao bằng (Trang 61 - 62)

2 Tin báo số 15 ngày 18/9/016 của CQĐT công an huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng đối với Nguyễn Đức Thiêm (sinh năm 1974, trú tại Tổ 4 phường Đề Thám, thành phố Cao Bằng) bị Nguyễn Chí Công (sinh năm

3.1 Quan điểm áp dụng pháp luật trong kiểm sát việc tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh

giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Cao Bằng.

Ngay từ khâu đầu của quá trình tố tụng là tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm có đúng thì mới xác định được có tội phạm hay không có tội phạm xảy ra, để quyết định khởi tố hay không khởi tố vụ án. Hoạt động áp dụng pháp luật trong kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm là một hình thức thực hiện quyền lực Nhà nước. Trên cơ sở chủ trương, đường lối chính sách của Đảng cùng với thực tiễn hoạt động của VKSND tỉnh Cao Bằng trong thời gian qua, việc nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật trong kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm từ thực tiễn tỉnh Cao Bằng trong thời gian tới cần quán triệt các quan điểm chỉ đạo sau đây:

- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động ADPL trong kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm của Viện kiểm sát.

Vấn đề ADPL trong ngành kiểm sát đang được sự quan tâm, chú ý của Đảng, nhà nước và nhân dân. Hoạt động ADPL trong Kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm phải quán triệt quan điểm chỉ đạo tại Nghị quyết 49/NQ - TW của Bộ chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.

Tiếp tục tổ chức quán triệt và triển khai nghiêm túc, có hiệu quả các văn bản của Đảng, Nhà nước về công tác phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội để nâng cao nhận thức; cấp uỷ, chính quyền các cấp trong tỉnh phải thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thực hiện việc

phòng, chống vi phạm, tội phạm, đảm bảo mọi tố giác, tin báo về tội phạm phải được phát hiện và chuyển cơ quan điều tra có thẩm quyền xem xét xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật, không để tình trạng vụ việc xảy ra nhiều ngày nhưng không thông báo cho cơ quan chức năng hoặc không được giải quyết theo trình tự, thẩm quyền…

Từ vấn đề nêu trên cho thấy hoạt động Áp dụng pháp luật trong kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Cao Bằng luôn gắn liền với sự lãnh đạo của Đảng, pháp luật của Nhà nước, không thoát ly khỏi sự lãnh đạo của Đảng, vì vậy trong quá trình hoạt động nhằm đảm bảo thống nhất ADPL trong kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Cao Bằng cần quán triệt các quan điểm đường lối của Đảng. Cần nhận thức rõ quan điểm Đảng lãnh đạo công tác ADPL trong kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm của Viện kiểm sát nhân dân không có nghĩa là Đảng can thiệp trực tiếp vào hoạt động ADPL mà sự lãnh đạo của Đảng được thực hiện bằng đường lối nghiêm minh, đúng pháp luật, đúng người, đúng tội sao cho hoạt động ADPL trong kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm đạt hiệu quả cao hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng pháp luật trong kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm của viện kiểm sát nhân dân từ thực tiễn tỉnh cao bằng (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)