Việt Nam nằm ở khu vực nhiệt đới, có khí hậu nóng và ẩm là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của trứng các loại GTQĐ ở ngoại cảnh. Mặt khác, đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội, ý thức vệ sinh phòng bệnh còn hạn chế. Nhiều vùng vẫn còn duy trì các tập quán canh tác, sinh hoạt lạc hậu, nhất là khu vực nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh còn thấp, thói quen phóng uế bừa bãi, là điều kiện thuận lợi để bệnh GTQĐ lan truyền rộng rãi trong cộng đồng. Tỷ lệ và cường độ nhiễm GTQĐ cao, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng đặc biệt là tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em và thiếu máu ở phụ nữ tuổi sinh sản [57, 58].
Trong những năm qua, đã có nhiều cuộc điều tra, nghiên cứu về tình hình bệnh GTQĐ, đặc biệt ở phụ nữa tuổi sinh sản và học sinh tiểu học, tại nhiều vùng, miền trên cả nước cho thấy:
Bệnh giun đũa khá phổ biến, với tỷ lệ nhiễm cao. Theo các điều tra của Hoàng Thị Kim và cs. [59] tỷ lệ nhiễm phân bố không đều giữa các vùng: vùng đồng bằng tỷ lệ nhiễm cao hơn miền núi, do miền núi mật độ dân cư thưa hơn và nhiều vùng thường không dùng phân tươi để bón cây trồng. Tỷ lệ nhiễm ở miền Bắc cao hơn ở miền Nam cũng do nguyên nhân miền Nam thường ít có tập quán sử dụng phân người để bón cây và có thể do trứng giun ở đất chịu tác dụng của ánh nắng mặt trời nhiều hơn, nhiệt độ cao hơn nên dễ bị hủy hoại hơn.
- Miền Bắc: tỷ lệ nhiễm ở vùng đồng bằng 80-95%; vùng trung du: 80- 90%; vùng núi: 50-70%; vùng ven biển: 70%
- Miền Trung: vùng đồng bằng: 70,5%; miền núi: 38,4%; ven biển: 12,5%; Tây Nguyên: 10-25%
- Miền Nam: vùng đồng bằng: 45-60%.
Tuy tỷ lệ nhiễm giun đũa cao nhưng cường độ nhiễm thấp, tại đa số các vùng điều tra số trứng trung bình trên một gam phân < 10.000 trứng. Tình trạng nhiễm giun đũa phối hợp với nhiều loại giun khác khá phổ biến: 89% số người nhiễm có từ 2 loại giun trở lên.
Nghiên cứu về nhiễm GTQĐ ở trẻ em, tại một số tỉnh miền Bắc Việt Nam, tỷ lệ dao động tùy theo địa điểm và thời gian nghiên cứu, thường dao động từ 5,7% đến 23,5%, nhưng có thể lên tới 62,8% ở Lào Cai [8, 60-64]. Tại một số tỉnh miền Trung, tỷ lệ nhiễm cũng tương đối cao, dao động 15,1% đến 52,53% [65-67]. Ở miền Nam, nghiên cứu ở trẻ em tại Kiên Giang và Ninh Thuận cho thấy tỷ lệ nhiễm dao động từ 6,4% đến 22,1% [68, 69].
Các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nhiễm giun đũa và giun tóc cao hơn so với nhiễm giun móc [63, 64, 70]. Một số nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm các loại GTQĐ giữa bé trai và bé gái [61, 62, 71].
Các nghiên cứu đều thông báo rằng phần lớn trẻ bị nhiễm 1 loài GTQĐ, tỷ lệ thấp nhiễm phối hợp 2 loài và rất ít trẻ bị nhiễm cả 3 loài GTQĐ [63-65].
Các nghiên cứu cũng cho thấy đa số trẻ em bị nhiễm giun với cường độ nhiễm nhẹ, số ít nhiễm trùng bình và rất ít trẻ bị nhiễm cường độ nặng [63, 64, 70].
Một số tác giả phân tích các yếu tố liên quan đến nhiễm GTQĐ cho thấy trẻ hay nghịch đất có tỷ lệ nhiễm cao hơn, những bà mẹ có kiến thức kém về bệnh giun truyền qua đất thì tỷ lệ con bị nhiễm giun cao hơn. Ngoài ra, hiểu biết của bà mẹ về bệnh giun, các biện pháp phòng tránh nhiễm giun, tình trạng sử dụng nhà tiêu không hợp vệ sinh là các yếu tố liên quan đến tỷ lệ nhiễm giun ở trẻ em [63, 70].
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu
Trẻ em 1 - 6 tuổi không phân biệt dân tộc, sinh sống trong địa bàn được lựa chọn để nghiên cứu. Bà mẹ của trẻ cũng tham gia vào nghiên cứu.
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: năm 2018
Địa điểm nghiên cứu: tại 03 xã Bản Giang, Bản Bo, Sơn Bình thuộc huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu (Hình 2.1).
Hình 2.1. Địa điểm nghiên cứu thuộc 3 xã trên bản đồ huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu
2.3. Nội dung nghiên cứu
- Xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm GTQĐ ở trẻ em 1 – 6 tuổi tại 3 xã thuộc huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu.
- Điều tra thái độ phòng tránh nhiễm GTQĐ bởi bà mẹ tại địa điểm nghiên cứu.
- Xác định các yếu tố liên quan đến nhiễm GTQĐ ở trẻ em tại địa điểm nghiên cứu.
2.4. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang về tình hình nhiễm GTQĐ ở trẻ em.
2.4.1. Cỡ mẫu nghiên cứu
Cỡ mẫu được tính theo công thức của Tổ chức Y tế Thế giới [72]. n = Z 2
(1 - α/2) P (1 - P) d2
Trong đó: - n: là số mẫu nghiên cứu tối thiểu cần có.
- p: là ước tính tỷ lệ nhiễm GTQĐ ở trẻ em tại thời điểm nghiên cứu - d: là sai số cho phép, chọn d = 5% = 0,05 .
- Z2(1- α/2) là hệ số tin cậy, ứng với độ tin cậy 95% (α =0,05), ta có Z2(1- α/2) = 1,96.
Theo Báo cáo tổng kết công tác phòng chống bệnh ký sinh trùng tại Việt Nam giai đoạn 2011-2016 của Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương [8] tỷ lệ nhiễm GTQĐ 25,0%. Do vậy chúng tôi ước tính p = 0,25, thay vào công thức ta có:
n = Z 2 (1 - α/2) P (1 - P) = 1,962 0,25 x (1 - 0,25) = 288 d2 (0,05)2
Vậy số trẻ em tối thiểu để tham gia nghiên cứu tại 03 xã 3 xã: Bản Bo, Bản Giang, Sơn Bình, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu là 288, làm tròn bằng 300, mỗi xã kiểm tra ít nhất 100 em.
2.4.2. Phương pháp chọn mẫu
Chọn chủ đích huyện Tam Đường, bốc thăm chọn 03 xã Bản Bo, Bản Giang, Sơn Bình, tại mỗi xã lập danh sách trẻ em 1 – 6 tuổi, chọn ngẫu nhiên dựa vào khoảng cách trên danh sách đã lập để lấy được ít nhất 300 em tham gia nghiên cứu.
2.5. Các kỹ thuật được sử dụng trong nghiên cứu
2.5.1. Kỹ thuật xét nghiệm phân
Sử dụng kỹ thuật xét nghiệm Kato-Katz theo tài liệu hướng dẫn của WHO [72]. Về cơ bản đây là phương pháp Kato được Katz cải tiến năm 1972 để định lượng trứng giun trong mẫu phân bằng cách đong phân vào hố đong làm bằng plastic hay bìa carton. Hố đong phân dày 1,5 mm chứa được 41,7 mg phân [72], phương pháp này có nhiều ưu điểm.
- Thuận lợi, đơn giản hơn, nhanh hơn so với các kỹ thuật khác.
- Kỹ thuật có độ chính xác cao, có thể áp dụng tại cộng đồng.
- Định lượng được trứng giun trong mẫu phân. Cách lấy mẫu bệnh phẩm.
- Phân đựng vào lọ sạch, có dán nhãn ghi tên, tuổi, mã số các thông tin trước khi phát cho bà mẹ của trẻ.
- Cán bộ y tế xã và y tế thôn hướng dẫn tỉ mỉ cho cha mẹ trẻ cách lấy mẫu phân (không được dính đất cát, lấy ở nhiều vị trí trên rìa khuôn phân, khối lượng phân cần lấy bằng đầu ngón chân cái).
- Hẹn cha mẹ trẻ sáng hôm sau mang phân tới trạm y tế để làm xét nghiệm và phỏng vấn bộ câu hỏi KAP.
Các dụng cụ sử dụng trong nghiên cứu:
- Lam kính có kích thước 2,5 x 7,5 cm
- Lọ đựng phân; Que tre dài 15 cm
- Giấy cellophane có kích thước 25 x 35 mm, được ngâm trong dung dịch xanh malachite 24 giờ (xanhmethylen 3%, 100ml glyxerin, 100 ml nước cất).
- Pank không mấu.
- Giá đựng tiêu bản.
- Bộ Kato-Katz gồm (lưới lọc bằng sắt không rỉ hoặc bằng nhựa có lỗ 250 μm, que gạt phân và hố đong).
- Kính hiển vi quang học.
Quy trình xét nghiệm được tiến hành (hai tiêu bản) như sau:
- Dùng que tre lấy khoảng 150 mg phân, đặt lên giấy thấm hoặc giấy báo.
- Đặt lưới lọc bằng thép không gỉ hay plastic có kích thước mắt lưới 250 µm lên trên mẫu phân (mục đích lọc phân), dùng pank và que tre đầu bằng, ấn nhẹ để phân đùn lên trên lưới, rồi gạt lấy phân cho vào lỗ tấm đong đặt sẵn trên lam kính. Sau khi cho phân đầy lỗ đong, dùng que gạt ngang lỗ đong, cẩn thận nhấc tấm đong ra khỏi lam kính, ta được một lượng phân cần thiết trên tiêu bản.
- Đặt một mảnh giấy cellophane có kích thước 25 x 35 mm lên mẫu phân. Giấy cellophane đã được ngâm 24 giờ trong dung dịch hỗn hợp gồm xanh methylen 3%, 100 ml glycerin và 100 ml nước cất, dùng nút cao su ấn nhẹ cho phân dàn đều ra rìa của mảnh cellophan.
- Để tiêu bản khô tự nhiên ở nhiệt độ phòng thí nghiệm sau 10 - 30 phút, nếu nhiệt độ 25○C, độ ẩm 70% thì để 20-30 phút rồi soi tiêu bản dưới kính hiển vi có độ phóng đại 10x, nếu trường hợp nghi ngờ thì xem ở vật kính độ phóng đại 40x.
2.5.2. Kỹ thuật phỏng vấn, thu thập thông tin bộ câu hỏi KAP
Đối tượng là cha mẹ của trẻ đã mang mẫu phân của trẻ làm xét nghiệm thì được phỏng vấn bộ câu hỏi KAP (phụ lục 1)
Các bà mẹ có trẻ đã lấy mẫu phân làm xét nghiệm, trường hợp mẹ trẻ làm xa lâu ngày thì phỏng vấn bố của trẻ hoặc người trực tiếp chăm sóc trẻ.
Dựa theo số trẻ lấy mẫu phân xét nghiệm để phỏng vẫn bà mẹ. Số mẫu có thể thấp hơn số mẫu trẻ xét nghiệm phân nếu trong gia đình có 2 - 3 trẻ trong độ tuổi nghiên cứu đã lấy mẫu phân làm xét nghiệm.
Phỏng vấn trực tiếp bà mẹ về:
- Đặc điểm chung về xã hội học: dân tộc, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, số con.
- Điều kiện sinh hoạt của hộ gia đình đối tượng nghiên cứu: nguồn nước, cách sử dụng nhà tiêu.
- Đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống nhiễm giun truyền qua đất của bà mẹ tại điểm nghiên cứu.
- Kiến thức về phòng chống nhiễm GTQĐ của bà mẹ: mẹ có biết nguồn thông tin về bệnh giun, nguyên nhân nhiễm giun, tác hại của nhiễm giun, biết đối tượng hay bị nhiễm giun nhất, biết tên các loại giun, biết loại giun trẻ em hay bị nhiễm, biết cách phòng tránh nhiễm giun.
- Thực hành phòng chống nhiễm GTQĐ của bà me: thời điểm rửa tay cho con, để con nghịch đất và mút tay, cắt móng tay cho con, cách rửa rau sống, mục đích sử dụng phân tươi, tẩy giun cho con.
- Thái độ phòng chống GTQĐ của bà mẹ: có cần thiết tẩy giun cho trẻ không, có tự mua thuốc tẩy giun cho trẻ.
- Sai số có thể gặp trong phỏng vấn kiến thức, thái độ, thực hành do ngôn ngữ bất đồng giữa người phỏng vấn và người được phỏng vấn. Hạn chế sai số bằng cách chọn người địa phương là cán bộ y tế xã, y tế thôn, huyện hoặc phụ nữ xã cùng đi phỏng vấn làm phiên dịch khi cần.
- Tập huấn thành thạo các kỹ năng phỏng vấn và dùng từ ngữ đơn giản, dễ hiểu.
2.5.3. Các chỉ số đánh giá trong nghiên cứu
Chỉ số đánh giá tỷ lệ nhiễm giun bằng xét nghiệm phân Tổng số mẫu xét nghiệm dương tính (1 loại, 2 loại hoặc 3 loại giun)
TL nhiễm giun (%) = x 100 (nhiễm chung) Tổng số trẻ được xét nghiệm
Tổng số trẻ nhiễm 1 loại giun (giun đũa, giun tóc hoặc giun móc)
TL đơn nhiễm (%) = x 100 (nhiễm 1 loại giun) Tổng số trẻ nhiễm giun
Tổng số trẻ nhiễm 2-3 loại giun
TL đa nhiễm (%) = x 100 (nhiễm 2-3 loại giun) Tổng số trẻ nhiễm giun
Bảng 2.1. Phân loại cường độ nhiễm cho mỗi loài giun Loài Cường độ nhiễm
Nhiễm nhẹ (trứng /gam) Nhiễm TB (trứng /gam) Nhiễm nặng (trứng /gam) Giun đũa 1 – 4.999 5.000 – 49.999 ≥ 50.000 Giun tóc 1 – 999 1.000 – 9.999 ≥ 10.000 Giun móc/mỏ 1 – 1.999 2.000 – 3.999 ≥ 4.000 2.6. Xử lý và phân tích số liệu
Làm sạch số liệu: Sau khi phỏng vấn xong các phiếu được kiểm tra lại,
những phiếu thiếu thông tin, thông tin mập mờ không đúng theo yêu cầu nghiên cứu đặt ra thì được loại bỏ trước khi nhập số liệu.
Phân tích số liệu: Số liệu thu thập được nhập vào phần mềm Epidata
3.1, Microsoft Excell 2010 và xử lý bằng các phương pháp thống kê y sinh học.
Sử dụng thống kê t-test.
Mối liên quan giữa tỷ lệ nhiễm giun với một số yếu tố được phân tích theo giá trị OR , test χ2 , p, 95% CI.
2.7. Đạo đức trong nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện sau khi Hội đồng khoa học của Học viện Khoa học và công nghệ, Viện Hàn Lâm Khoa học và công nghệ và Hội đồng Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương thông qua.
- Tất cả các đối tượng tham gia xét nghiệm đều trên tinh thần tự nguyện, miễn phí.
- Các kết quả xét nghiệm này chỉ phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu.
- Các quy trình xét nghiệm trong nghiên cứu là quy trình chuẩn của Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương cũng như của WHO.
- Tất cả các trường hợp tham gia nghiên cứu nếu xét nghiệm dương tính với các loại giun sán đều được điều trị bằng thuốc đặc hiệu theo phác đồ điều trị của Bộ Y tế.
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng và địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành tại 3 xã: Sơn Bình, Bản Bo, Bản Giang của huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu với một số đặc điểm như sau (Bảng 3.1):
- Dân số của 3 xã xấp xỉ bằng nhau, dao động từ 3279 – 3586 người, với số hộ cũng tương tự nhau 518 – 645 hộ.
- Số trẻ từ 1 đến 6 tuổi cũng gần như nhau, 405 – 460 trẻ.
- Phần lớn các hộ của 3 xã dùng nước máng để sinh hoạt (>95%).
- Tỷ lệ gia đình có nhà tiêu của 3 xã tương đối thấp (25,2% - 41,5%). Bảng 3.1. Một số thông tin chung của địa điểm nghiên cứu.
Tên xã Dân số Số hộ Số trẻ 1-6 Tuổi Tỷ lệ (%) hộ sử dụng nước máng Tỷ lệ (%) gia đình có nhà tiêu Sơn Bình 3279 645 460 95,0 41,5 Bản Bo 3492 630 422 99,0 25,2 Bản Giang 3586 518 405 98,0 39,4 Về đối tượng nghiên cứu:
- Nghiên cứu 323 trẻ, trong đó 101 trẻ của xã Sơn Bình, 117 trẻ xã Bản Bo, 105 trẻ xã Bản Giang. (Bảng 3.2).
- Tỷ lệ bé trai tham gia nghiên cứu là 49,54%, tỷ lệ bé gái là 50,46%.
Bảng 3.2. Số lượng và tỷ lệ giới tính của trẻ tham gia nghiên cứu (n=323)
Xã Số trẻ tham gia nghiên cứu
Trai Gái Số trẻ Tỷ lệ (%) Số trẻ Tỷ lệ (%) Sơn Bình 101 51 50,50 50 49,50 Bản Bo 117 61 52,14 56 47,86 Bản Giang 105 48 45,71 57 54,29 Tổng 323 160 49,54 163 50,46
Về độ tuổi của trẻ tham gia nghiên cứu (Bảng 3.3): Nhóm trẻ 4 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (29,41%); tiếp đến là các nhóm 2 tuổi, 3 tuổi và 5 tuổi với tỷ lệ tướng ứng là 15,17%, 21,36% và 27,24%; thấp nhất là nhóm 1 tuổi (6,81%).
Bảng 3.3. Số lượng và tỷ lệ các nhóm tuổi của trẻ em tham gia nghiên cứu
Nhóm tuổi Số lượng Tỷ lệ (%) 1 tuổi 22 6,81 2 tuổi 49 15,17 3 tuổi 69 21,36 4 tuổi 95 29,41 ≥ 5 tuổi 88 27,24 Tổng 323 100,0
3.2. Thực trạng nhiễm giun truyền qua đất ở trẻ em tham gia nghiên cứu
3.2.1. Tình hình nhiễm chung và nhiễm từng loài giun
Kết quả xét nghiệm mẫu phân của trẻ em trình bày ở Bảng 3.4 và Biểu đồ 3.1.
Bảng 3.4. Tỷ lệ nhiễm giun truyền qua đất ở trẻ em tại các xã
Xã Số xét
nghiệm
Giun đũa Giun tóc Giun móc/mỏ
Nhiễm chung (+) (%) (+) (%) (+) (%) (+) (%) Sơn Bình(1) 101 4 3,96 7 6,93 4 3,96 15 14,85 Bản Bo(2) 117 29 24,8 28 23,9 1 0,85 36 30,77 Bản Giang(3) 105 7 6,67 7 6,67 5 4,76 19 18,10 Tổng 323 40 12,4 42 13,0 10 3,1 70 21,67 Giá trị p p1,2 < 0,05 p1,2 < 0,05 p1,2 > 0,05 p1,2 < 0,05