Thái độ và thực hành của bà mẹ về phòng trị bệnh giun truyền qua

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và một số yếu tố liên quan đến nhiễm giun truyền qua đất ở trẻ 1 đến 6 tuổi tại huyện tam đường tỉnh lai châu năm 2018 (Trang 49)

đất

Kết quả nghiên cứu về thái độ và thực hành của bà mẹ về phòng trị bệnh GTQĐ trình bày ở bảng 3.14.

Bảng 3.14. Thái độ và thực hành của bà mẹ về phòng chống nhiễm giun

Thái độ và thực hành Số lượng Tỷ lệ (%)

Sự cần thiết tẩy giun

Có 253 85,19

Không 44 14,81

Cho con uống thuốc của chương trình

Có 202 68,01

Không 95 31,99

Thời điểm rửa tay cho con

Trước khi ăn 121 40,74

Sau khi đi vệ sinh 11 3,70 Sau khi thấy trẻ nghịch đất 71 23,91 Khác (ít rửa, không rửa) 94 31,65

Trẻ nghịch đất và mút ngón tay

Có 178 59,93

Không 119 40,07

Cắt móng tay cho con

Có 100 33,67

Không 197 66,33

Cách rửa rau sống

Rửa trong chậu nước 196 65,99 Rửa dưới vòi nước chảy 51 17,17 Ngâm rau vào nước muối 6 2,02 Không ăn rau sống 44 14,81

Sử dụng phân tươi

Bón cây 72 24,24

Cho cá ăn 3 1,01

Không sử dụng 222 74,75

Tẩy giun cho con

Đã cho con tẩy giun 155 52.19 Chưa cho con tẩy giun 142 47.81

Bảng 3.14 cho thấy

- 85,19% bà mẹ cho rằng việc tẩy giun thường xuyên cho trẻ là cần thiết, nhưng cũng có 14,81% bà mẹ cho rằng không cần thiết phải tẩy giun.

- 68,01% bà mẹ mong muốn cho con mình được uống thuốc tẩy giun định kỳ từ chương trình của nhà nước, nhưng 31,99% bà mẹ không muốn.

- 40,74% bà mẹ thường xuyên rửa tay cho con trước khi ăn, nhưng chỉ có 3,7% rửa tay sau khi đi vệ sinh, 23,91% bà mẹ rửa tay cho con khi thấy con nghịch đất hoặc tiếp xúc với đất, và có tới 31,65% bà mẹ ít rửa hoặc không rửa tay cho con.

- Tỷ lệ bà mẹ thường xuyên cắt móng tay cho con chiếm 33,67%, trong khi số không thường xuyên cắt móng tay cho con chiếm 66,33%.

- Tỷ lệ bà mẹ rửa rau ăn sống trong chậu rửa là 65,99%; rửa dưới vòi nước chảy là 17,17%.

- Tỷ lệ bà mẹ thường xuyên thấy con nghịch đất là 59,93%.

- Có 74,75% hộ gia đình không sử dụng phân tươi, nhưng vẫn còn 24,24% hộ gia đình sử dụng phân tươi bón cho cây trồng hoặc cho cá ăn (1,01%).

- 52,19% bà mẹ đã từng cho con mình uống thuốc tẩy giun và tỷ lệ bà mẹ chưa cho uống thuốc tẩy giun là 47,81%.

Qua các kết quả trên thấy rằng kiến thức hiểu biết của bà mẹ về GTQĐ ở mức trung bình thấp, hầu hết trên 50% số bà mẹ trả lời không biết. Tuy nhiên, thái độ của các bà mẹ tương đối tốt và thực hành về phòng chống nhiễm GTQĐ ở mức độ trung bình.

Nguyên nhân là do đa số các bà mẹ là người dân tộc thiểu số, sống ở vùng nông thôn miền núi, trình độ dân trí thấp. Ngoài ra, đa số các bà mẹ tham gia nghiên cứu ở độ tuổi còn trẻ, dưới 35 tuổi chiếm 91,2%, chỉ có 8,8% bà mẹ trên 35 tuổi; đa số các bà mẹ làm ruộng, số rất ít làm công nhân, viên chức, phù hợp với tình hình thực tế của huyện Tam Đường chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp.

Về điều kiện sinh hoạt có đến 95% gia đình sử dụng nước máng, chỉ có 5% sử dụng nước giếng, chưa có nguồn nước máy. Bên cạnh đó, phần lớn các gia đình không sử dụng nhà tiêu (trên 60%), vì vậy mặc dù tỷ lệ dùng phân

tươi bón cây không cao, nhưng việc đi vệ sinh bừa bãi sẽ là nguyên nhân dẫn đến phát tán và ô nhiễm mầm bệnh nói chung, trong đó có GTQĐ.

Nhìn chung, điều kiện khách quan về kinh tế-xã hội của huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu là một huyện miền núi, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp có ảnh hưởng đến kiến thức, thái độ và thực hành phòng chống nhiễm GTQĐ ở các bà mẹ. Họ không chủ động tiếp cận nguồn thông tin, mà chủ yếu do cán bộ y tế tuyên truyền qua các chương trình chăm sóc sức khỏe của nhà nước. Vì vậy, mặc dù kiến thức hiểu biết chưa tốt, nhưng phần lớn họ làm theo chỉ dẫn của cán bộ y tế về các biện pháp thực hành trong phòng chống nhiễm GTQĐ. Tuy nhiên, vẫn còn các bà mẹ không cho con uống thuốc tẩy giun, trong khi khuyến cáo của Bộ Y tế là tẩy giun cho trẻ 2 lần/năm. Tình trạng này ở huyện Tam Đường, Lai Châu cũng tương tự như tình hình chung của các vùng nông thôn miền núi khác trong cả nước [61, 64].

Tất cả các nguyên nhân đó dẫn đến kiến thức, thái độ và thực hành chống nhiễm GTQĐ của các bà mẹ về tổng thể là chưa tốt. Vì vậy cần tuyên truyền hơn nữa về phòng chống nhiễm GTQĐ để hạn chế tỷ lệ nhiễm giun ở trẻ em cũng như trong cộng đồng.

3.4. Phân tích các yếu tố liên quan đến nhiễm giun truyền qua đất

Kết quả phân tích mối liên quan của một số yếu tố (dân tộc, nghề nghiệp của bà mẹ, trình độ học vấn, số con, nguồn nước, nhà tiêu, rửa tay cho trẻ, cắt móng tay, cho trẻ nghịc đất, sử dụng phân tươi, tẩy giun cho trẻ) đến nhiễm GTQĐ được trình bày ở bảng 3.15. Kết quả cho thấy:

- Có sự khác nhau rõ rệt về nhiễm GTQĐ ở trẻ em là người dân tộc Kinh so với các dân tộc thiểu số khác với p < 0,05.

- Nhiễm giun ở trẻ có mối liên quan đến bà mẹ là nông dân và bà mẹ là công nhân, viên chức với p < 0,05.

- Trẻ nghịch đất có nguy cơ nhiễm giun truyền qua đất lớn hơn 2,67 lần so với trẻ không có thói quen nghịch đất (95% CI = 1,33 - 5,33).

- Trẻ không được tẩy giun có nguy cơ nhiễm GTQĐ cao hơn trẻ được tẩy giun 3,06 lần (95% CI = 1,62-5,79).

- Không tìm thấy mối liên quan giữa nhiễm giun ở trẻ với một số yếu tố như trình độ học vấn của bà mẹ, số con của bà mẹ, nguồn nước, gia đình có nhà tiêu, rửa tay cho con, cắt móng tay cho con và việc sử dụng phân tươi.

Bảng 3.15. Một số yếu tố liên quan đến nhiễm giun truyền qua đất Đặc điểm Có nhiễm giun Không nhiễm giun p OR (95% CI) SL (%) SL (%) Dân tộc Thiểu số 53 20,46 206 79,54 0,00 0 - Kinh 0 0,00 38 100,0 Nghề nghiệp Làm ruộng, làm rừng 53 18,21 238 81,79 0,00 2 - Công nhân, viên

chức 0 0,0 6 100,0 Trình độ học vấn Chưa TN tiểu học 34 17,89 156 82,11 0,97 6 1,01 (0,54- 1,87) TN tiểu học trở lên 19 17,76 88 82,24 Số con của bà mẹ Từ 3 con trở lên 17 15,45 93 84,55 0,41 0,76 (0,41- 1,44) Từ 1-2 người con 36 19,25 151 80,75 Nguồn nước Nước máng 53 18,60 232 81,40 - - Nước giếng 0 0,0 12 100,0 Nhà tiêu Không có nhà tiêu 30 22,22 105 77,78 0,07 1,73 (0,95- 3,14) Có nhà tiêu 23 14,20 139 85,80 Rửa tay cho con Không 19 20,88 72 79,12 0,36 1,33 (0,71- 2,49) Có 34 16,50 172 83,50 Cắt móng tay Không thường xuyên 34 17,26 163 82,74 0,71 0,88(0,47- 1,65) Thường xuyên 19 19,00 81 81,00 Trẻ nghịch đất Có 41 23,03 137 76,97 0,00 4 2,67 (1,33- 5,33) Không 12 10,08 107 89,92 Sử dụng phân tươi Có 12 16,00 63 84,00 0,62 0,84 (0,41- 1,70) Không 41 18,47 181 81,53 Tẩy giun Không 37 26,06 105 73,94 0,00 1 3,06 (1,62- 5,79) Có 16 10.32 139 89,68

Nghiên cứu về các yếu tố liên quan đến nhiễm GTQĐ ở trẻ em, Nguyễn Lương Tình và cs. [63] cũng cho thấy những trẻ hay nghịch đất có tỷ lệ nhiễm giun cao hơn so với những trẻ không nghịch đất, những bà mẹ có kiến thức kém về bệnh GTQĐ thì có con bị nhiễm giun cao hơn. Đỗ Trung Dũng và cs. [70] cũng thấy rằng tỷ lệ nhiễm giun liên quan tới hiểu biết của bà mẹ về bệnh giun, các biện pháp phòng tránh nhiễm giun. Các tác giả cũng cho thấy rằng tình trạng sử dụng nhà tiêu không hợp vệ sinh cũng là yếu tố liên quan đến tỷ lệ nhiễm giun ở lứa tuổi 1-2 tuổi.

Các nghiên cứu về mối liên quan đến nhiễm giun ở trẻ em tại các nước trên thế giới cũng có sự khác biệt. Oswald et al.[53] xem xét mối liên quan giữa tỷ lệ hộ gia đình trong cộng đồng có sử dụng nhà tiêu và tỷ lệ nhiễm GTQĐ ở trẻ em trong độ tuổi đi học ở Ethiopia đã không thấy mối liên hệ giữa việc sử dụng nhà vệ sinh cộng đồng và tỷ lệ nhiễm nhiễm GTQĐ. Tác giả nhận xét rằng mối quan hệ này có thể phức tạp và cần được nghiên cứu thêm.

Nghiên cứu của Ngangnang Ghislain et al. [50] cho thấy GTQĐ là vấn đề sức khỏe cộng đồng quan trọng và kiến nghị các giải pháp để giảm nhiễm GTQĐ là khắc phụ sự thiếu hụt thiết bị vệ sinh, xử lý phân người đúng cách, cung cấp đủ nước uống, vệ sinh cá nhân và nhà ở đạt tiêu chuẩn vệ sinh. Nghiên cứu của nhóm tác giả này ở miền nam Ethiopia đã cho thấy tỷ lệ nhiễm GTQĐ thấp nhất ở trẻ trước tuổi đi học sống ở khu vực thành thị, ở những hộ gia đình có nguồn nước an toàn và ở các hộ gia đình có khoảng cách đến nguồn nước ngắn hơn (dưới 30 phút). Trái lại, tỷ lệ nhiễm GTQĐ cao nhất trong nhóm trẻ từ các hộ gia đình không có thiết bị rửa tay, các hộ gia đình có nhà tiêu không sạch và trong số những trẻ được chăm sóc bởi những bà mẹ có kiến thức thực hành thấp hơn về lây truyền GTQĐ [55].

Alelign et al. [49] đánh giá tỷ lệ nhiễm GTQĐ và các yếu tố liên quan ở học sinh ở thị trấn Durbete, tây bắc Ethiopia cũng cho thấy nhiễm GTQĐ phổ biến hơn ở trẻ em trong độ tuổi đi học và tỷ lệ nhiễm GTQĐ cao hơn ở trẻ em không thực hành đi giày và rửa tay trước khi ăn.

Tóm lại, các yếu tố liên quan đến nhiễm GTQĐ ở trẻ em bao gồm người dân tộc Kinh hay dân tộc thiểu số, mẹ là nông dân hay công nhân, viên chức, có thói quen nghịch đất/tiếp xúc với đất hay không, có được tẩy giun

hay không. Tuy nhiên nghiên cứu không tìm thấy mối liên quan giữa nhiễm giun ở trẻ với trình độ học vấn của bà mẹ, số con của bà mẹ, nguồn nước, gia đình có nhà tiêu hay không, rửa tay cho con, cắt móng tay cho con và việc sử dụng phân tươi. Kết quả này tương tự với một số nghiên cứu, nhưng trái ngược với một số cho rằng nguồn nước, điều kiện nhà vệ sinh và sử dụng phân tươi có liên quan đến nhiễm GTQĐ. Đây là vấn đề phức tạp cần có những nghiên cứu rộng hơn để có kết luận chính xác. Với điều kiện ở huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu, cũng như các vùng núi khác, thấy rằng người dân sống theo cộng đồng, không biệt lập, nên những hộ gia đình có sử dụng nhà tiêu và không sử dụng phân tươi bón cây thì vẫn bị ảnh hưởng của môi trường chung, vì vậy cơ hội nhiễm GTQĐ cũng tương tự như các hộ không sử dụng nhà tiêu hoặc có sử dụng phân tươi. Vì vậy, để hạn chế nhiễm GTQĐ cần tuyên truyền cho toàn cộng đồng cùng thực hiện các biện pháp phòng tránh, không gây ô nhiễm mầm bệnh ra môi trường, giảm nguy cơ nhiễm bệnh cho cả cộng đồng.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận

1. Thực trạng nhiễm giun truyền qua đất ở trẻ từ 1 đến 6 tuổi

- Tỷ lệ nhiễm chung GTQĐ ở trẻ từ 1-6 tuổi tại 3 xã (Sơn Bình, Bản Bo, Bản Giang) thuộc huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu năm 2018 là 21,67%, tỷ lệ nhiễm ở xã Bản Bo cao hơn so với 2 xã Sơn Bình và Bản Giang.

- Tỷ lệ nhiễm giun đũa (12,4%) và giun tóc (13,0%) cao hơn so với giun móc/mỏ (3,1%).

- Tỉ lệ nhiễm GTQĐ ở bé gái (26,38%) cao hơn so với bé trai (16,88%).

- Phần lớn (70%) trẻ em nhiễm 1 loài giun; 28,6% trẻ nhiễm phối hợp 2 loài giun đũa và giun tóc; chỉ có 1,43% trẻ nhiễm phối hợp 3 loài giun đũa, giun tóc và giun móc/móc.

- Tất cả số trẻ nhiễm giun móc/mỏ; 70% số trẻ nhiễm giun đũa và 69,05% số trẻ nhiễm giun tóc với cường độ nhiễm nhẹ; 30% trẻ nhiễm giun đũa và 30,95% trẻ nhiễm giun tóc với cường độ trung bình; không có trẻ nhiễm với cường độ nặng.

2. Kiến thức, thái độ và thực hành của bà mẹ về giun truyền qua đất

- Sự hiểu biết của bà mẹ về bệnh GTQĐ còn hạn chế: 52,86% bà mẹ không biết về nguyên nhân nhiễm GTQĐ; 42,76% không biết về tác hại của GTQĐ; 48,48% không biết tên các loài GTQĐ; 53,2% không biết cách để phòng chống nhiễm GTQĐ.

- Tỷ lệ bà mẹ có thái độ tương đối tốt trong phòng tránh bệnh GTQĐ: trên 85,19% bà mẹ cho rằng cần thiết tẩy giun cho con trẻ thường xuyên và 68,01% đồng ý cho con tham gia uống thuốc tẩy giun của chương trình.

- Thực hành phòng chống nhiễm GTQĐ của các bà mẹ cũng ở mức trung bình: 52,19% trẻ được các bà mẹ cho uống thuốc tẩy giun; tỷ lệ các bà mẹ thường xuyên cắt móng tay cho con hoặc rửa tay cho con cũng ở

mức trung bình; 74,75% hộ gia đình không sử dụng phân tươi, nhưng tỷ lệ hộ gia đình không có nhà tiêu cũng tương đối cao.

3. Các yếu tố liên quan đến nhiễm giun truyền qua đất

- Có sự khác nhau rõ rệt giữa nhiễm GTQĐ ở trẻ là người dân tộc Kinh so với các dân tộc thiểu số khác.

- Nhiễm giun ở trẻ có mối liên quan đến bà mẹ là nông dân/công nhân và bà mẹ là công nhân, viên chức.

- Trẻ nghịch đất có nguy cơ nhiễm giun truyền qua đất lớn hơn 2,67 lần so với trẻ không có thói quen nghịch đất.

- Trẻ không được tẩy giun có nguy cơ nhiễm giun truyền qua đất cao hơn trẻ được tẩy giun 3,06 lần.

- Không tìm thấy mối liên quan giữa nhiễm giun ở trẻ với một số yếu tố như trình độ học vấn của bà mẹ, số con của bà mẹ, nguồn nước, gia đình có nhà tiêu, rửa tay cho con, cắt móng tay cho con và việc sử dụng phân tươi.

Kiến nghị

1. Cần có kế hoạch tiến hành hoạt động tẩy giun cho trẻ từ 1-6 tuổi tại tỉnh Lai Châu 2 lần/năm.

2. Tiến hành các hoạt động giáo dục truyền thông về bệnh giun truyền qua đất và các biện pháp phòng chống cho cộng đồng. Thực hành và hướng dẫn mọi người làm theo.

3. Mở rộng các cuộc điều tra đánh giá tình hình nhiễm giun cho các đối tượng nguy cơ cao hoặc tại cộng đồng trên phạm vi toàn tỉnh Lai Châu để có cơ sở xây dựng kế hoạch phòng chống cho phù hợp với các đối tượng và cho cộng đồng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. WHO, 2011, Helminth control in school age children: a guide for

managers of control programmes. 2nd Editioned. Geneva, Switzerland:

World Health Organization.

2. WHO, 2014, Intestinal worms, (http://www.who.int/intestinal_worms more/en/ accessed 24/12/2014).

3. WHO, 2015, Investing to overcome the global impact of neglected

tropical diseases, Third WHO report on neglected tropical diseases.

Geneva: World Health Organization, 2015.

4. WHO, 2006, Schistosomiasis and soil-transmitted helminth infections– preliminary estimates of the number of children treated with albendazole

or mebendazole, Weekly Epidemiological Record 16: 145–164.

5. Bogitsh B.J, Carter CE, Oeltmann TN, 2013, Human parasitology. Academic Press, Oxford, UK, 448 pp.

6. Nguyễn Văn Đề, Phạm Văn Thân, Phạm Ngọc Minh, 2020, Ký sinh

trùng Y Học, Nxb Y Học Hà Nội, 335 tr.

7. Stephenson LS, Latham MC, Ottesen EA, 2000, Malnutrition and

parasitic helminth infection, Parasitology 121: S23–S38.

8. Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương, 2016, Báo cáo tổng kết công tác phòng chống các bệnh ký sinh trùng tại Việt Nam giai đoạn

2010 - 2016 của Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương.

9. Phạm Văn Thân, 2006, Bài giảng ký sinh trùng y học, Nhà xuất bản Y học tr.73-100.

10.Montresor A et al., 1998, Guidelines for evaluation of STH and

schistosomiasis at community level, WHO/CTD/SIP/98.1, WHO,

Geneva.

11.Bộ Y tế, 2020, Quyết định 2150/QĐ-BYT ngày 25 tháng 05 năm 2020,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và một số yếu tố liên quan đến nhiễm giun truyền qua đất ở trẻ 1 đến 6 tuổi tại huyện tam đường tỉnh lai châu năm 2018 (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)