Nghiên cứu được thực hiện sau khi Hội đồng khoa học của Học viện Khoa học và công nghệ, Viện Hàn Lâm Khoa học và công nghệ và Hội đồng Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương thông qua.
- Tất cả các đối tượng tham gia xét nghiệm đều trên tinh thần tự nguyện, miễn phí.
- Các kết quả xét nghiệm này chỉ phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu.
- Các quy trình xét nghiệm trong nghiên cứu là quy trình chuẩn của Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương cũng như của WHO.
- Tất cả các trường hợp tham gia nghiên cứu nếu xét nghiệm dương tính với các loại giun sán đều được điều trị bằng thuốc đặc hiệu theo phác đồ điều trị của Bộ Y tế.
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng và địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành tại 3 xã: Sơn Bình, Bản Bo, Bản Giang của huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu với một số đặc điểm như sau (Bảng 3.1):
- Dân số của 3 xã xấp xỉ bằng nhau, dao động từ 3279 – 3586 người, với số hộ cũng tương tự nhau 518 – 645 hộ.
- Số trẻ từ 1 đến 6 tuổi cũng gần như nhau, 405 – 460 trẻ.
- Phần lớn các hộ của 3 xã dùng nước máng để sinh hoạt (>95%).
- Tỷ lệ gia đình có nhà tiêu của 3 xã tương đối thấp (25,2% - 41,5%). Bảng 3.1. Một số thông tin chung của địa điểm nghiên cứu.
Tên xã Dân số Số hộ Số trẻ 1-6 Tuổi Tỷ lệ (%) hộ sử dụng nước máng Tỷ lệ (%) gia đình có nhà tiêu Sơn Bình 3279 645 460 95,0 41,5 Bản Bo 3492 630 422 99,0 25,2 Bản Giang 3586 518 405 98,0 39,4 Về đối tượng nghiên cứu:
- Nghiên cứu 323 trẻ, trong đó 101 trẻ của xã Sơn Bình, 117 trẻ xã Bản Bo, 105 trẻ xã Bản Giang. (Bảng 3.2).
- Tỷ lệ bé trai tham gia nghiên cứu là 49,54%, tỷ lệ bé gái là 50,46%.
Bảng 3.2. Số lượng và tỷ lệ giới tính của trẻ tham gia nghiên cứu (n=323)
Xã Số trẻ tham gia nghiên cứu
Trai Gái Số trẻ Tỷ lệ (%) Số trẻ Tỷ lệ (%) Sơn Bình 101 51 50,50 50 49,50 Bản Bo 117 61 52,14 56 47,86 Bản Giang 105 48 45,71 57 54,29 Tổng 323 160 49,54 163 50,46
Về độ tuổi của trẻ tham gia nghiên cứu (Bảng 3.3): Nhóm trẻ 4 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (29,41%); tiếp đến là các nhóm 2 tuổi, 3 tuổi và 5 tuổi với tỷ lệ tướng ứng là 15,17%, 21,36% và 27,24%; thấp nhất là nhóm 1 tuổi (6,81%).
Bảng 3.3. Số lượng và tỷ lệ các nhóm tuổi của trẻ em tham gia nghiên cứu
Nhóm tuổi Số lượng Tỷ lệ (%) 1 tuổi 22 6,81 2 tuổi 49 15,17 3 tuổi 69 21,36 4 tuổi 95 29,41 ≥ 5 tuổi 88 27,24 Tổng 323 100,0
3.2. Thực trạng nhiễm giun truyền qua đất ở trẻ em tham gia nghiên cứu
3.2.1. Tình hình nhiễm chung và nhiễm từng loài giun
Kết quả xét nghiệm mẫu phân của trẻ em trình bày ở Bảng 3.4 và Biểu đồ 3.1.
Bảng 3.4. Tỷ lệ nhiễm giun truyền qua đất ở trẻ em tại các xã
Xã Số xét
nghiệm
Giun đũa Giun tóc Giun móc/mỏ
Nhiễm chung (+) (%) (+) (%) (+) (%) (+) (%) Sơn Bình(1) 101 4 3,96 7 6,93 4 3,96 15 14,85 Bản Bo(2) 117 29 24,8 28 23,9 1 0,85 36 30,77 Bản Giang(3) 105 7 6,67 7 6,67 5 4,76 19 18,10 Tổng 323 40 12,4 42 13,0 10 3,1 70 21,67 Giá trị p p1,2 < 0,05 p1,2 < 0,05 p1,2 > 0,05 p1,2 < 0,05 p1,3 > 0,05 p1,3 > 0,05 p1,3 > 0,05 p1,3 > 0,05 P2,3 < 0,05 P2,3 < 0,05 P2,3 > 0,05 p2,3 < 0,05 Ghi chú: (+): dương tính
Hình 3.1: Tỷ lệ nhiễm giun truyền qua đất ở các xã
Bảng 3.4 cho thấy trong số 323 trẻ tham gia nghiên cứu, tỷ lệ nhiễm chung các loài GTQĐ là 21,67%. Tính riêng từng xã, tỷ lệ nhiễm cao nhất ở xã Bản Bo (30,77%), cao hơn so với 2 xã Bản Giang (18,10%) và Sơn Bình (14,85%). Sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P < 0,05). Trong khi, tỷ lệ nhiễm ở 2 xã Sơn Bình và Bản Giang gần tương tự nhau.
Đối với từng loài giun, tỷ lệ nhiễm giun tóc và giun đũa gần như tương tự nhau (13,0% và 12,4%, tương ứng), cao hơn so với tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ (3,1%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P < 0,05). Tỉ lệ nhiễm giun đũa và giun tóc ở xã Sơn Bình và Bản Giang cũng cao hơn so với tỉ lệ này ở xã Bản Bo có ý nghĩa thống kê.
So với các công bố trước đây ở một số địa phương khác thấy rằng tỷ lệ nhiễm GTQĐ ở trẻ 1 đến 6 tuổi tại huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu năm 2018 là 21,67%, gần như tương tự với số liệu điều tra cũng tại tỉnh, Lai Châu năm 2014 với tỷ lệ nhiễm ở trẻ 1-5 tuổi là 23,5% [61], cũng như ở tỉnh Thanh Hóa và Hà Giang. Điều tra ở trẻ 1-5 tuổi tại Thanh Hoá năm 2012 và 2015 thấy tỷ lệ nhiễm gần như không thay đổi (20,3% và 20,4%) [60, 62], tương tự như tỷ lệ nhiễm ở huyện Yên Minh, Hà Giang năm 2015 với tỷ lệ nhiễm là 23,3% [62]. 14.85 30.77 18.1 21.67 0 5 10 15 20 25 30 35 Xã Sơn Bình Xã Bản Bo Xã Bản Giang Tổng Tỷ lệ nhiễm chung (%)
Tuy nhiên, tỷ lệ nhiễm ở huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu cao hơn so với tỷ lệ nhiễm của trẻ từ 1-5 tuổi ở Hà Giang năm 2019 với tỷ lệ nhiễm chỉ là 5,7%, hoặc tại Cao Bằng là 11,4% [64].
Nhưng tỉ lệ nhiễm GTQĐ ở nghiên cứu này lại thấp hơn so với một số địa phương khác tại tỉnh Quảng Trị, Lào Cai và Huế. Tại Quảng Trị, tỷ lệ nhiễm giun chung ở trẻ từ 1-3 tuổi là 31,6%, trong đó nhóm trẻ từ 1-2 tuổi có tỷ lệ nhiễm là 27%, trẻ từ 2-3 tuổi có tỷ lệ nhiễm là 35,5% [66]. Tại huyện Mường Khương, tỉnh Lao Cai năm 2018, tỷ lệ nhiễm giun ở trẻ 1-5 tuổi lên tới 62,8% [63]. Nghiên cứu ở trẻ em từ 6 tháng đến 4 tuổi tại Huế năm 2006 cho thấy tỷ lệ nhiễm giun đũa 52,53%, giun kim 39,49% [65].
Tình hình nhiễm ở trẻ em tại Việt Nam cũng tương tự như ở một số nước trên thế giới như đã trình bày ở phần Tổng quan tài liệu. Tỷ lệ nhiễm rất khác nhau giữa các nước và giữa các địa điểm trong cùng một nước. Trước đây, tỷ lệ nhiễm GTQĐ ở trẻ em có nơi lên đến 100%, những nghiên cứu gần đây cho thấy tỷ lệ nhiễm ở một số nơi đã giảm, nhưng ở một số nơi khác vẫn còn cao. Davis et al. [48] điều tra GTQĐ ở trẻ tại hai ngôi làng ổ chuột ở Kibera, Nairobi đã công bố tỷ lệ nhiễm ở trẻ trước tuổi đi học là 40,5%. Trẻ em trong độ tuổi đi học ở Cameroon bị nhiễm GTQĐ với tỷ lệ nhiễm chung là 24,5%, trong đó tỷ lệ nhiễm cao nhất là 28,5% ở các trường trung học và thấp nhất ở các trường Mầm non là 13,6% [50]. Tương tự, trẻ em trước tuổi đi học ở Ethiopia bị nhiễm GTQĐ với tỷ lệ là 23,5% [54]. Có thể thấy rằng tỷ lệ nhiễm GTQĐ ở trẻ em rất khác nhau giữa các địa điểm nghiên cứu, tỷ lệ nhiễm ở trẻ em huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu ở mức trung bình.
Đánh giá về tình hình nhiễm từng loài giun, kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ nhiễm giun đũa và giun tóc cao hơn so với giun móc. Số liệu này cũng tương tự như các nghiên cứu ở các địa điểm khác. Tại huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai tỷ lệ nhiễm giun đũa (39,1%) và giun tóc (41,8%) cao hơn nhiều so với tỷ lệ nhiễm giun móc 3,0% [63]. Nghiên cứu của Đỗ Trung Dũng và cs. năm 2015 [70] tại Điện Biên và Yên Bái cũng cho thấy trẻ 1 đến 2 tuổi bị nhiễm giun đũa (21,5%) và giun tóc (5,5%) cao hơn so với giun móc/mỏ (3,2%). Tại tỉnh Hà Giang và Cao Bằng, mặc dù tỷ lệ nhiễm giun chung là thấp, nhưng cũng thấy tỷ lệ nhiễm giun đũa (4,2%) và giun tóc (3,9%) cao hơn sơ với giun móc/mỏ (1,9%) [64].
Tình hình nhiễm của từng loài giun phụ thuộc vào địa điểm nghiên cứu, ở nơi nào đó có thể nhiễm loài giun giun đũa/giun tóc/giun móc cao hơn so với nơi khác hoặc ngược lại (Bảng 1.1). Nhìn chung, tỷ lệ nhiễm các loài giun ở trẻ em tại Tam Đường, Lai Châu cũng tương tự với xu hướng chung ở các nước trên thế giới là tỷ lệ nhiễm giun đũa và giun tóc cao hơn so với giun móc/mỏ, thậm chí trẻ em một số nơi không thấy nhiễm giun móc/mỏ (Bảng 1.1).
Davis et al. [48] điều tra GTQĐ ở trẻ trước tuổi đi học (PSAC) và trẻ đã đi học (SAC) tại hai ngôi làng ổ chuột ở Kibera, Nairobi cho thấy tỷ lệ nhiễm chung ở trẻ trước tuổi đi học tỷ lệ nhiễm giun đũa: PSAC 24,1%, SAC 22,7%; giun tóc: PSAC 24,0%, SAC 28,8%; trong khi tỷ lệ nhiễm giun móc <0,1%.
Ở Ethiopia, Kristen et al. [52] chỉ phát hiện giun đũa và giun tóc ở trẻ em dưới 5 tuổi với tỷ lệ nhiễm tương ứng là 10,8% và 1,4%. Cũng tại nước này, nghiên cứu khác lại cho thấy tỷ lệ nhiễm GTQĐ là 23,5%, phổ biến nhất là giun đũa (18,6%), tiếp theo là giun tóc (9,2%), và thấp nhất là giun móc (3,1%) [54].
Tuy nhiên, Kounnavong et al. [44] nghiên cứu tỷ lệ nhiễm GTQĐ ở trẻ mẫu giáo (dưới 60 tháng) ở miền nam Lào cho thấy tỷ lệ nhiễm giun đũa cao nhất (27,4%), trong khi tỷ lệ nhiễm giun tóc và giun móc/mỏ tương tự nhau (10,9%). Các tác giả cũng cho thấy trẻ lớn hơn có nguy cơ nhiễm giun móc cao hơn.
Trái lại, tỷ lệ nhiễm giun móc ở trẻ 1-6 tuổi cao hơn so với tỷ lệ nhiễm giun đũa và giun tóc ở Kenya (43% so với 39% và 36%) [36], hoặc ở Nigeria (29% so với 20% và 15%) [43]. Còn ở trẻ em 1-5 tuổi ở Tanzania, tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ (51%) cao hơn so với giun đũa (40%), nhưng thấp hơn sơ với giun tóc (68%) [34].
Tóm lại, tỷ lệ nhiễm từng loài giun ở trẻ em 1-6 tuổi khác nhau giữa các địa điểm nghiên cứu, nhưng có xu hướng nhiễm giun đũa và giun tóc cao hơn so với giun móc. Tình hình nhiễm tại huyện Tam Đường, Lai Châu cũng tương tự.
3.2.2. Tỷ lệ nhiễm giun truyền qua đất theo giới tính
Phân tích tỷ lệ nhiễm giun theo giới tính cho thấy, tỷ lệ nhiễm trung bình ở bé trai là 16,88% (dao động 11,76% đến 22,95%) thấp hơn so với tỷ lệ nhiễm ở bé gái là 26,38% (dao động 18,00% đến 39,29%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P < 0,05) (bảng 3.5).
Bảng 3.5. Tỷ lệ nhiễm giun truyền qua đất ở trẻ em theo giới tính
Xã
Bé trai (a) Bé gái (b)
Giá trị p Số mẫu Số nhiễm Tỷ lệ (%) Số mẫu Số nhiễm Tỷ lệ (%) Xã Sơn Bình(1) 51 6 11,76 50 9 18,00 P(4a, 4b) <0,05 Xã Bản Bo(2) 61 14 22,95 56 22 39,29 Xã Bản Giang(3) 48 7 14,58 57 12 21,05 Tổng (4) 160 27 16,88 163 43 26,38
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ở Tam Đường, Lai Châu khác với nghiên cứu trước đây tỉnh tại Hà Giang, Thái Nguyên và Thanh Hóa khi cho thấy không có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ nhiễm giun ở bé trai và bé gái [62, 71]. Cho đến nay, có rất ít nghiên cứu phân tích và so sánh tỷ lệ nhiễm giun theo giới tính ở trẻ em. Vì vậy, để có cái nhìn chính xác cần phải có nhiều nghiên cứu thêm ở các địa điểm trên các vùng địa lý khác nhau.
3.2.3. Tỷ lệ nhiễm một và nhiễm nhiều loài giun truyền qua đất
Trong tổng số 70 trẻ nhiễm GTQĐ, đa số (70%) trẻ bị nhiễm 1 loài giun. Tỷ lệ trẻ bị nhiễm 2 loài giun (đũa và tóc) là 28,6%; chỉ có 1 trẻ bị nhiễm cả 3 loài giun đũa, giun tóc và giun móc (1,43%) (bảng 3.6).
Tại 2 xã Sơn Bình và Bản Giang, trẻ em chỉ nhiễm 1 loài giun. Trong khi tại xã Bản Bo có 41,67% trẻ bị nhiễm 1 loài giun; 55,6% trẻ bị nhiễm 2 loài giun (đũa và tóc) và 1 em bị nhiễm 3 loài GTQĐ (bảng 3.6).
Kết quả này cũng tương tự với kết quả của nghiên cứu tại Hà Giang và Cao Bằng năm 2019 khi có 81,5% trẻ 1-5 tuổi nhiễm 1 loài giun và 18,55% nhiễm phối hợp 2 loài và không có trường hợp nào nhiễm 3 loài giun [64].
Nghiên cứu tại Lao Cai vào năm 2018 cũng thấy 68,6% trường hợp đơn nhiễm và 31,4% nhiễm phối hợp 2 loài giun ở trẻ 1 đến 5 tuổi [63].
Bảng 3.6. Tỉ lệ đơn nhiễm và đa nhiễm giun truyền qua đất ở trẻ em
Xã Số XN
(+)
Nhiễm một loài giun
Nhiễm hai loài giun Nhiễm ba loài giun SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) Xã Sơn Bình(1) 15 15 100 0 0,00 0 0,00 Xã Bản Bo(2) 36 15 41,67 20 55,6 1 2,78 Xã Bản Giang(3) 19 19 100 0 0,00 0 0,00 Tổng 70 49 70,0 20 28,6 1 1,43 p P < 0,05
3.2.4. Cường độ nhiễm giun truyền qua đất ở trẻ em
Kết quả phân tích cường độ nhiễm GTQĐ trình bày ở bảng 3.7. Kết quả cho thấy không có trẻ bị nhiễm GTQĐ với cường độ nặng, đa số bị nhiễm với cường độ nhẹ. Đối với nhiễm giun đũa, 70% trẻ bị nhiễm với cường độ nhẹ, 30% nhiễm cường độ trung bình. Với giun tóc cũng tương tự: 69,05% nhiễm với cường độ nhẹ và 30,95% nhiễm với cường độ trung bình. Trong khi 100% trẻ nhiễm giun móc/mỏ với cường độ nhẹ.
Bảng 3.7. Cường độ nhiễm giun truyền qua đất ở trẻ em
Loài giun Số mẫu dương tính Mức độ nhiễm giun Nhẹ Trung bình Nặng Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Giun đũa 40 28 70,00 12 30,00 0 0,00 Giun tóc 42 29 69,05 13 30,95 0 0,00 Giun móc/mỏ 10 10 100 0 0,00 0 0,00
Kết quả này cũng tương tự với các nghiên cứu ở các địa điểm khác. Trong số trẻ em 1- 2 tuổi tại Điện Biên và Yên Bái bị nhiễm GTQĐ đều bị nhiễm với cường độ nhẹ, trẻ em từ 1-5 tuổi tại Lào Cai bị nhiễm giun tóc và giun móc đều với cường độ nhiễm nhẹ, đối với giun đũa cũng phần lớn (73,1%) là nhiễm nhẹ, 24,4% nhiễm với cường độ trung bình và chỉ có 2,5% nhiễm với cường độ nặng [63, 70]. Nghiên cứu tại Hà Giang và Cao Bằng cũng cho thấy số liệu tương tự khi trong số trẻ 1-5 tuổi bị nhiễm giun tóc, giun móc/mỏ thì đều ở cường độ nhiễm nhẹ; với giun đũa cũng phần lớn (85,2%) trẻ bị nhiễm với cường độ nhẹ, 14,8% nhiễm với cường độ trung bình và không có trường hợp nhiễm nặng [64].
Tình hình nhiễm ở một số nước trên thế giới cũng tương tự. Ryan et al. [56] điều tra GTQĐ ở trẻ trong độ tuổi đi học ở Thung lũng Cagayan, Philippines, thông báo rằng trong số trẻ bị nhiễm giun móc đều có cường độ nhiễm nhẹ, phần lớn nhiễm giun đũa và giun tóc cũng với cường độ nhiễm nhẹ và trung bình, chỉ có 7,11% và 1,67% nhiễm giun đũa và giun tóc với cường độ nặng. Tại Ethiopia, nhiễm GTQĐ ở trẻ em trước tuổi đến trường hầu hết có cường độ nhiễm thấp, chỉ có 15,1% trường hợp nhiễm giun đũa với cường độ nhiễm trung bình [54].
Cường độ nhiễm giun là chỉ số rất có giá trị dùng để dự đoán nguy cơ lây nhiễm giun tại cộng đồng. Có thể thấy những nơi có cường độ nhiễm giun cao thì mật độ mầm bệnh sẽ cao, nguy cơ phát tán và tiếp xúc với mầm bệnh lớn, dẫn đến nguy cơ lây nhiễm và tái nhiễm cao. So với tình hình nhiễm giun trước đây khi đất nước mới sau thời kỳ chiến tranh, điều kiện kinh tế và chăm sóc sức khỏe của người dân được tốt hơn, các chiến dịch tẩy giun sán được tuyên truyền và thực hiện trong cộng đồng. Vì vậy, tỷ lệ và cường độ nhiễm GTQĐ ở mọi đối tượng giảm đáng kể, phản ánh tình trạng vệ sinh và chăm sóc sức khỏe tốt hơn.
3.3. Đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành của bà mẹ
Tổng cộng 297 bà mẹ của trẻ tham gia nghiên cứu đã trả lời bộ câu hỏi phỏng vấn để đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành về bệnh GTQĐ. Kết quả phỏng vấn được thể hiện qua các bảng số liệu sau.
3.3.1. Kiến thức của bà mẹ về bệnh giun truyền qua đất
Câu hỏi để đánh giá hiểu biết của bà mẹ về GTQĐ thông qua câu trả lời của các câu hỏi về: nguồn thông tin, biết tên các loài GTQĐ, biết nguyên nhân nhiễm GTQĐ, tác hại của nhiễm GTQĐ, biết cách phòng bệnh GTQĐ.