Độ ẩm mẫu cây Lan Kim Tuyến được thực hiện trong điều kiện phơi nắng tự nhiên để bảo đảm giữ được các hoạt tính sinh học của mẫu. Kết quả cho thấy độ ẩm của mẫu cây Lan Kim Tuyến < 20%. Độ ẩm nguyên liệu của mẫu nằm trong giới hạn cho phép bảo quản trong thực tế. Đồng thời, nghiên cứu sử dụng phần trăm độ ẩm này để quy các kết quả phân tích về phần trăm vật chất khô, tạo thuận lợi trong việc so sánh thành phần và hoạt tính giữa các mẫu phân tích.
Bảng 3.5. Kết quả kiểm tra độ ẩm của cao chiết và hiệu suất tách chiết bằng các dung môi khác nhau
Cao chiết Lan Kim Tuyến Hiệu suất tách chiết (%) Độ ẩm (%)
Cao chiết nước 15,30 16,65 Cao chiết ethanol 10,91 17,04
Mẫu bột cây Lan Kim Tuyến (100 g) được chiết xuất bằng phương pháp ngâm trong các dung môi khác nhau gồm nước và ethanol ở nhiệt độ phòng trong 24-48 giờ. Khi sử dụng các dung môi khác nhau để tách chiết, hiệu suất tách chiết lần lượt là 15,30% với dung môi nước; 10,91% với dung môi ethanol. Dựa trên kết quả trên cho thấy, hiệu suất chiết bằng dung môi nước cao hơn so với dung môi ethanol. Trong khi đó, độ ẩm của cao chiết nước và cao chiết ethanol lần lượt là 16,65% và 17,04% (Bảng 3.5). Như vậy, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về độ ẩm cao chiết khi sử dụng dung môi ethanol và dung môi nước.
Bảng 3.6. Kết quả định tính các hợp chất có trong cao chiết Lan Kim Tuyến
Hợp chất Dịch chiết nước Dịch chiết ethanol
Carotenoid - -
Terpenoid - +
Flavonoid + +
Coumarin - -
Saponin - -
Kết quả phân tích sơ bộ một số thành phần các hợp chất tự nhiên cho thấy cả 2 loại cao chiết nước và cao chiết ethanol đều có chứa các hợp chất thuộc nhóm flavonoid (Bảng 3.6)
Hình 3.1. Phương trình đường chuẩn quercetin sử dụng định lượng flavonoid tổng
Bảng 3.7. Kết quả định lượng hàm lượng flavonoid tổng trong các cao chiết
Cao chiết Lan Kim Tuyến Hàm lượng flavonoid tổng (µg QE/mg)
Cao chiết nước 50,85 ± 3,84 Cao chiết ethanol 44,04 ± 4,12
Flavonoid là một nhóm hợp chất kháng oxy hóa thuộc nhóm polyphenol, có hoạt tính kháng oxy hóa và kháng ung thư nhờ sự có mặt của các nhóm hydroxyl nhân thơm của các flavonoid. Dựa vào đường chuẩn quercetin để xác định hàm lượng flavonoid tổng với phương trình hồi quy: y = 0,1423 x – 0,0101 và R2 = 0,9936. Kết quả xác định hàm lượng flavonoid tổng của các cao chiết được thể hiện ở Bảng 3.7 cho thấy, hàm lượng flavonoid tổng trong cao nước và cao ethanol lần lượt là 50,85 ± 3,84 µg QE/mg và 44,04 ± 4,12 µg QE/mg (Bảng
3.7). Như vậy, kết quả nghiên cứu này cho thấy hàm lượng flavonoid tổng trong cây Lan Kim Tuyến từ cao chiết nước cao hơn so với cao ethanol. Tuy nhiên, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê. Các kết quả nghiên cứu trước đây cũng cho thấy cây Lan Kim Tuyến chứa nhiều nhóm chất flavonoid. Nghiên cứu của Đỗ Thị Gấm và cs cho thấy hàm lượng flavonoid tổng được tìm thấy cả trong 3 loài Lan Kim Tuyến, trong đó loài Anoectochilus roxburghii (Wall.) Lindl có hàm lượng flavonoid tổng cao nhất (1,345%), sau đó đến loài
Anoectochilus lylei Rolfe ex Downiex (1,044%) và thấp nhất là loài
Anoectochilus aff. anamensis Aver (0,903%) [34]. Nghiên cứu của Lê Đình
Chắc và cs cho thấy cao chiết nước cây Lan Kim Tuyến có chứa nhiều nhóm chất flavonoid, trong đó 3 đơn chất gồm quercetin, isorhamnetin và axit ferulic được xác định hàm lượng lần lượt là 106.8 µg/ g cao chiết, 187.2 µg/ g cao chiết và 51,9 µg/g cao chiết [33]. Trong khi đó, nghiên cứu của Tran và cs khi tiến hành nghiên cứu thành phần các hợp chất có trong cao chiết methanol cây Lan Kim Tuyến loài Anoectochilus annamensis cho thấy có nhiều chất mới thuộc nhóm chất flavonoid được phát hiện trong loài này [35]. Nghiên cứu của Wang và cs cho thấy cao chiết nước của Lan Kim Tuyến loài Anoectochilus roxburghii
giàu các hợp chất flavonoid. Ngoài ra, nghiên cứu cũng phát hiện thấy 9 đơn chất khác nhau thuộc nhóm flavonoid có trong cao chiết giàu flavonoid [31].
Như vậy, hiệu suất lý trích cao chiết bằng dung môi nước cao hơn so với dung môi ethanol. Tuy nhiên, hàm lượng flavonoid tổng trong cao chiết không khác biệt giữa hai dùng môi chiết. Các kết quả trong phạm vi nghiên cứu này chứng tỏ dung môi chiết không ảnh hưởng nhiều đến hàm lượng flavonoid tổng trong các cao chiết. Do vậy, trong phạm vi của nghiên cứu này, dung môi nước được sử dụng để thu nhận cao chiết tổng từ cây Lan Kim Tuyến.
3.3. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ỨC CHẾ TĂNG SINH TẾ BÀO UNG THƯ CỦA CAO CHIẾT CÂY LAN KIM TUYẾN