enzyme LDH giải phóng từ tế bào ung thư vú
Bên cạnh đánh giá khả năng gây độc hay ức chế tăng sinh tế bào ung thư bằng phương pháp WST1 thông qua hoạt động của enzyme ti thể dehydrogenases, nghiên cứu tiếp tục làm rõ hơn khả năng gây tiêu diệt tế bào ung thư của cao cao chiết cây Lan Kim Tuyến thông qua việc xác định hàm lượng enzyme nội bào LDH giải phóng ra môi trường nuôi cấy sau khi tế bào bị tổn thương. LDH (Lactate Dehydrogenase) là một enzyme trong tế bào, nó xúc tác cho phản ứng chuyển hoá giữa pyruvat và lactat. LDH có mặt trong hầu hết các mô của cơ thể và được giải phóng ra bên ngoài khi màng tế bào bị tổn thương. LDH giải phóng ra bên ngoài môi trường sẽ chuyển hóa lactat thành NADH, sau đó NADH phản ứng với WST-1 thành formazan có màu vàng và hấp thu bước sóng 450 nm. Tế bào càng bị tổn thương nhiều, lượng enzyme LDH giải phóng ra môi trường càng nhiều, dẫn đến sự chuyển hóa WST-1 thành formazan bởi NADH xảy ra càng mạnh. Hàm lượng enzyme LDH giải phóng ra môi trường nuôi cấy có thể định lượng thông qua độ hấp thu OD (bước sóng 450 nm). Như vậy, hiệu quả gây độc tế bào hay ức chế tăng sinh tế bào ung thư MCF7 của cao chiết cây Lan Kim Tuyến được kiểm tra thông qua sự thay đổi hàm lượng enzyme LDH của tế bào trước và sau khi xử lý với cao chiết.
Kết quả cho thấy sự thay đổi hàm lượng enzyme LDH giải phóng trong dịch nuôi cấy tế bào phụ thuộc vào nồng độ cao chiết xử lý. Cụ thể, khi so sánh với nhóm tế bào MCF7 đối chứng, cao chiết cây Lan Kim Tuyến làm tăng hàm lượng enzyme LDH giải phóng vào trong môi trường nuôi cấy lên gấp 1,56 lần, 2,27 lần và 2,45 lần lần lượt ở các nồng độ xử lý 50 μg/ml, 75 μg/ml và 100 μg/ml (P < 0,05 và P < 0,01, Hình 3.3A). Ngoài ra, không có sự khác biệt có ý nghĩa thông kê hàm lượng enzyme LDH giải phóng giữa nhóm tế bào xử lý vơi cao chiết ở nồng độ 75 μg/ml và nồng độ 100 μg/ml (P>0,05, Hình 3.3A). Kết quả đánh giá hàm lượng enzyme LDH giải phóng từ tế bào sau khi xử lý với cao chiết tương tự với nhóm tế bào khi xử lý tế bào với H2O2 (đối chứng dương) cũng làm tăng hàm lượng LDH giải phóng vào môi trường nuôi cấy (P < 0,01, Hình 3.3A)
Hình 3.3. Ảnh hưởng của của cao chiết cây Lan Kim Tuyến lên hàm lượng enzyme LDH được giải phóng ra môi trường nuôi cấy từ tế bào. Hàm lượng enzyme LDH được giải phóng từ tế bào MCF7 (A) và BT474 (B) được xác định sau khi tế bào xử lý với các nồng độ cao chiết khác nhau trong 48 giờ. Kết quả biểu thị bằng giá trị trung bình ± SD của ba lần lặp lại thí nghiệm (**p < 0,01 và *p < 0,05 khi so sánh với đối chứng).
Kết quả tương tự đạt được khi xử lý tế bào BT474 với các nồng độ cao chiết khác nhau. Cụ thể, cao chiết Lan Kim Tuyến làm tăng hàm lượng enzyme LDH giải phóng lên gấp 1,23 lần, 1,65 lần, 2,07 lần và 2,215 lần lần lượt ở các nồng độ xử lý 25 μg/ml, 50 μg/ml, 75 μg/ml và 100 μg/ml (P < 0,05 và P < 0,01, Hình 3.3B). Trong khi đó, hàm lượng enzyme LDH giải phóng từ tế bào BT474 sau khi xử lý với cao chiết với H2O2 (đối chứng dương) cũng tăng mạnh, gấp 3,27 lần so với đối chứng (P < 0,01, Hình 3.3B). Như vậy, các kết quả này phù hợp với kết quả đánh giá khả năng gây độc tế bào hay ức chế tăng sinh tế bào