3.2.4 .Ảnh SEM
3.2.7. Phổ hấp thụ FTIR
Kết quả phân tích phổ FTIR của lutein tinh (hình 3.6) và của phức bọc L-βCD (hình 3.7) cho thấy:
Trên phổ FTIR của phức bọc L-βCD (hình 3.7) hầu như không thấy những hấp thụ đặc trưng của lutein (hình 3.6) như: đỉnh hấp thụ rộng có cường độ trung bình ứng với dao động hóa trị của liên kết –O-H có liên kết hyđro (ở 3400 cm-1), các hấp thụ ứng với liên kết –CH trong bộ khung phân tử lutein (ở vùng 2900 cm-1 và 940 cm-1).
Hình 3.6. Phổ FTIR của phức lutein tinh
Hình 3.7. Phổ FTIR của phức bọc L-βCD
Tuy nhiên, khi so sánh phổ FTIR của β-CD (hình 3.8) và của phức bọc L-βCD (hình 3.7) có thể nhận thấy:
Mặc dù hình dạng phổ FTIR của β-CD và của phức bọc L-βCD nhìn chung khá giống nhau nhưng vẫn có những sự khác biệt nhỏ về vị trí các đỉnh hấp thụ của β-CD. Cụ thể là: đỉnh hấp thụ rộng và mạnh đặc trưng của nhóm –OH có liên kết hydro (ở 3356 cm-1 đối với β-CD; ở 3384cm-1 trong phức L- βCD); đỉnh ứng với dao động biến dạng của nhóm –C-H (ở 2923 cm-1 trong β-CD; ở 2927cm-1 trong L-βCD), đám hấp thụ khoảng 1350 -1450 ứng với dao động cắt kéo của nhóm –CH2-; các đỉnh hấp thụ nhọn ứng với liên kết – C-O (1158 cm-1 và 1155 cm-1 trong β-CD) và –C-O-H (1081 cm-1 và 1033 cm- 1 trong L-βCD). Sự chuyển dịch vị trí các đỉnh hấp thụ của β-CD khi tạo phức bọc không nhiều, chứng tỏ tương tác giữa lutein với β-CD khá yếu.
Bên cạnh đó, trên phổ của phức L-βCD không thấy sự xuất hiện rõ đỉnh hấp thụ ở giữa 2 đỉnh 1154 cm-1 và 1081 cm-1 đặc trưng cho dao động hóa trị của liên kết C-O của các nhóm para-hydroxyl như trong β-CD. Điều này chứng tỏ các phân tử nước bên trong cấu trúc rỗng của β-CD đã bị thay thế bởi các phân tử lutein do sự tạo phức bọc [38].