Phương pháp khảo sát thực địa thu thập mẫu vật nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết hợp hình thái và sinh học phân tử trong nghiên cứu chẩn loại giống rắn cạp nia bungarus, daudin, 1803 ở việt nam (Trang 25 - 26)

5. Những đóng góp mới của đề tài

2.3.3. Phương pháp khảo sát thực địa thu thập mẫu vật nghiên cứu

Các phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa

* Dụng cụ nghiên cứu: Máy ảnh Canon 550D, gậy bắt rắn, kẹp, đèn pin, túi vải, lọ đựng mẫu, ống nhựa lấy mẫu ADN, phiếu phỏng vấn, sổ ghi chép, bút, hóa chất bảo quản (cồn) và các dồ dùng cá nhân cần thiết.

* Địa điểm thu thập mẫu: Tập trung vào các khu vực ven suối, vũng nước, khu vực đường mòn trong rừng, dưới gốc cây mục trong rừng, chúng tôi cũng tiến hành khảo sát ven các cửa hang và vách đá. Tọa độ các điểm nghiên cứu được xác định bằng máy định vị vệ tinh GPS Garmin 60s.

* Thời gian thu mẫu: Các loài rắn Bungarus hầu hết hoạt động vào ban đêm, do đó thường thu mẫu và quan sát vào buổi tối từ 18:00 đến 24:00.

* Thu thập số liệu về đặc điểm sinh thái: Thông tin về sinh cảnh sống, nơi thu thập mẫu và điều kiện môi trường (nhiệt độ, độ ẩm) được ghi chép thu mẫu đề phục vụ việc phân tích đặc điểm phân bố của từng loài.

* Phương pháp thu mẫu: Chủ yếu thu thập bằng tay hoặc gậy bắt rắn chuyên dụng.

* Xử lý mẫu vật: Mẫu rắn được thu thập thường được đựng trong túi vải, sau khi chụp ảnh một số mẫu được trả về tự nhiên, mẫu vật đại diện cho các loài được giữ lại làm tiêu bản nghiên cứu.

* Làm tiêu bản:

- Gây mê: Mẫu vật được gây mê bằng miếng bông thấm etyl acetate. Thu bổ sung mẫu cơ hay mẫu gan để phân tích DNA và lưu trữ trong cồn 95% và bảo quản trong tủ lạnh.

- Cố định mẫu: Sắp xếp mẫu vật theo hình dạng mong muốn, sau đó phủ giấy thấm lên trên, ngâm trong cồn 80-90% trong vòng 8-10 tiếng. Đối với mẫu có kích thước lớn, tiêm cồn 80% vào bụng và cơ để tránh thối hỏng mẫu.

- Ký hiệu mẫu: Sau khi gây mê, mẫu vật được đeo nhãn ký hiệu. Nhãn và chỉ buộc không thấm nước, chữ viết trên nhãn không bị tan trong cồn.

- Bảo quản mẫu vật: Để bảo quản mẫu vật, sau khi cố định mẫu được chuyển sang ngâm trong cồn 70%. Các bình đựng mẫu có nắp kín để tránh bay hơi cồn và làm khô mẫu. Mẫu vật được bảo quản trong phòng Bảo tồn Thiên nhiên – Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam và phòng Động vật – Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật có đầy đủ điều kiện bảo quản (nhiệt độ và độ ẩm thấp, tránh ánh sáng trực tiếp của mặt trời, có khay và giá đựng).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết hợp hình thái và sinh học phân tử trong nghiên cứu chẩn loại giống rắn cạp nia bungarus, daudin, 1803 ở việt nam (Trang 25 - 26)