Xử lý số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết hợp hình thái và sinh học phân tử trong nghiên cứu chẩn loại giống rắn cạp nia bungarus, daudin, 1803 ở việt nam (Trang 29)

5. Những đóng góp mới của đề tài

2.3.7.Xử lý số liệu

Sử dụng phần mềm PAST Statistics (Hammer và cs. 2001) để phân tích thống kê và so sánh một số chỉ số tương đồng và sai khác về hình thái giữa các quần thể và các loài trong cùng giống Bungarus.

Mức độ sai khác của các đơn vị di truyền được xác định bằng cách: (1) ước tính sự sai khác về mặt di truyền của các trình tự thu được giữa các đơn vị phân loại được coi là có sai khác; (2) xây dựng cây phát sinh chủng loại. Khoảng cách di truyền giữa các đơn vị phân loại được tính toán bằng cách so sánh các số lượng khác biệt cố định và các đột biến chung, số lượng nu-clê-ô-tit (Nu) thay thế trung bình cũng như số lượng Nu thay thế thực tại từng vị trí.

Cây phát sinh chủng loại sẽ được xây dựng dựa trên phương pháp phân tích hợp lý tối đa Maximum Likelihood (ML) có trong phần mềm Kakusan 4 và Treefinder. Mô hình tiến hóa của các trình tự sẽ được lựa chọn dựa trên tiêu chí thông tin Akaike (AIC) bằng cách so sánh các mô hình phân tích Kakusan. Phân tích mô phỏng phi thông số cung cấp độ tin cậy về thống kê cho các nhánh trong cây quan hệ di truyền dựa trên phân tích hợp lý tối đa trong phương pháp Bayesian inference (BI) bằng phần mềm MrBayes v3.2

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Thành phần loài của giống Bungarus ở Việt Nam

3.1.1. Danh sách các loài Bungarus ghi nhận ở Việt Nam

Trên cơ sở phân tích mẫu vật và tham khảo tài liệu đã ghi nhận ở Việt Nam có 04 loài thuộc giống Rắn cạp nia Bungarus (Bảng 3.1). Hai loài B. bungaroides B. multicinctus có ghi nhận nhận phân bố ở Việt Nam (theo Uzet, 2021), tuy nhiên nghiên cứu của Chen và cs. 2021 và quan điểm của Kuch và cs. 2005, cùng với kết quả nghiên cứu này cho rằng hai loài này không có phân bố ở Việt Nam.

Loài B. bungaroides có ghi nhận phân bố tại Lào Cai và Điện Biên [65], [66]. Các nghiên cứu của Smith 1943 [67], Leviton và cs. 2003 [58] cho rằng, loài B. bungaroides chỉ phân bố ở vùng núi cao phía bắc Myanmar và dãy núi cao Hymalaya là ranh giới của loài ngăn cách chúng vượt khỏi sườn phía nam. Đồng với quan điểm này Kuch và cs. 2005 cho rằng loài B. bungaroides không có ghi nhận ở Việt Nam. Mặc dù vậy, Đỗ Thành Trung, 2009 và Luu Quang Vinh, 2017 lần lượt vẫn ghi nhận phân bố loài này ở Tủa Chùa, Điện Biên và Khu bảo tồn Thiên nhiên Hoàng Liên, Lào Cai do không tham khảo các tài liệu Smith 1943, Leviton và cs. 2003, Kuch và cs. 2005 [65], [66], có thể mẫu vật nghiên cứu trong các nghiên cứu trên được định loài dựa trên các đặc điểm hình thái tương đồng với với loài B. multicinctus hoặc loài B. slowinskii do vùng phân bố trùng lặp của các loài này.

Loài B. multicinctus được ghi nhận phân bố ở Bà Rịa-Vũng Tàu [68], Bắc Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Hà Nội, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hải Phòng, Hòa Bình, Lạng Sơn, Nghệ An, Sơn La, Thanh Hóa, Vĩnh Phúc [2], Điện Biên [65], Lai Châu [69], Ninh Bình [70], Phú Thọ [71], Quảng Bình [72], Quảng Trị [73], Thái Nguyên [74], Tuyên Quang [75], Yên Bái [76]. Nghiên cứu mới của Xie và cs. 2018 [21] dựa trên cơ sở di truyền của các mẫu vật từ Việt Nam và Trung Quốc đã khẳng định loài B. multicinctus không phân bố ở Việt Nam. Cũng theo kết quả của Chen và cs. 2021 [14] phân tích di truyền của nhóm mẫu vật đến từ Trung Quốc, các đoạn gen được tham khảo từ các tài liệu của Nguyen và cs. 2017 [20] và các đoạn gen có trên Genbank đã đưa ra kết quả loài B. multicinctus phân bố ở Việt Nam là loài B. “wanghaotingi” tuy nhiên, khi đối

chiếu với các kết quả phân tích hình thái kết hợp sai khác di truyền trong nhóm loài B. multicinctus ở Việt Nam mà Chen và cs. 2021 cho là loài B. “wanghaotingi” chúng tôi nhận thấy không có sự sai khác trong hình thái, sự sai khác trong di truyền là rất thấp. Kết quả của nghiên cứu này phù hợp với quan điểm của Xie và cs. 2018 [21] nhận định loài B. multicinctus và loài B. “wanghaotingi” không phân bố ở Việt Nam. Loài B. multicinctus trước đây từng được ghi nhận ở Việt Nam được chuyển thành loài B. candidus.

Các phát hiện mới:

Ghi nhận phân bố mới của 3 loài bao gồm B. candidus tại các tỉnh Quảng Ninh, Khánh Hòa và Sơn La và B. fasciatus tại tỉnh Hà Giang

Trong 04 loài Bungarus ghi nhận ở Việt Nam ghi nhận 01 loài B. slowinskii có tên trong Danh lục Đỏ IUCN (2021) [77] ở bậc VU (Sẽ nguy cấp)

TT Tên khoa học Tên tiếng việt Nguồn IUCN (2021)

Đặc hữu

1 Bungarus candidus Rắn cạp nia nam M LC

2 Bungarus slowinskii Rắn cạp nia sông Hồng M VU

3 Bungarus fasciatus Rắn cạp nong M LC

4 Bungarus flaviceps Rắn cạp nong đầu đỏ TLTK LC

Bảng 3.1. Danh sách các loài Bungarus ghi nhận ở Việt Nam

3.1.2. Đặc điểm hình thái các loài Bungarusghi nhận ở Việt Nam

Trong phần này, chúng tôi mô tả đặc điểm hình thái của 4 loài thuộc giống Rắn cạp nia Bungarusghi nhận ở Việt Nam dựa trên các tài liệu thu thập và các số liệu đo đếm trực tiếp của mẫu vật mới thu thập, đồng thời so sánh sự sai khác với các công bố trước đây. Các dẫn liệu được cung cấp cho từng loài bao gồm: tên khoa học, tên tiếng Anh, tên Việt Nam, mẫu chuẩn, địa điểm thu mẫu chuẩn, đặc điểm nhận dạng chung của loài, số lượng mẫu vật nghiên cứu, mô tả đặc điểm hình thái của các mẫu vật mới thu thập được, một số đặc điểm sinh thái học, phân bố tại Việt Nam và trên thế giới.

3.1.2.1. Bungarus candidus (Linnaeus, 1758)

Tên tiếng Anh/ Tên Việt Nam: Blue Krait /Rắn cạp nia nam. Mẫu chuẩn: NRM 37 (trước đây là ZIUS 89)

Địa điểm thu mẫu chuẩn: Ấn Độ

Đặc điểm nhận dạng chung: Loài Bungarus candidus phân biệt với các loài khác bởi các đặc điểm sau: Kích thước trung bình, TL max 1205 mm; không có vảy hố má; vảy thân: 15 – 15 – 15 hàng, nhẵn, không có gờ; hàng vảy đốt sống to rõ; vảy bụng 209 – 226; vảy hậu môn đơn; vảy dưới đuôi 20 – 47, đơn; mặt lưng màu đen, 14 – 25 khoanh trắng rộng ở thân, 4 – 10 khoanh ở đuôi, mút đuôi hơi nhọn; mặt bụng màu trắng. (Smith 1943 [67], Ziegler và cs. 2007 [78], Nguyễn và cs 2017 [20])

Mẫu vật nghiên cứu (n= 23): 02 mẫu cái (HN.2017.2, IEBR.2.7) thu tại Hà Nội; 02 mẫu đực (IEBR.2517, 2497) thu tại tỉnh Bắc Kạn; 01 mẫu đực (IEBR.BTL.2018.7) thu tại tỉnh Quảng Ninh; 04 mẫu cái (VNN.011010, 011013, 011014, 011015) và 02 mẫu đực (VNMN. 011012, IEBR.ML.01) thu tại tỉnh Vĩnh Phúc, 02 mẫu cái (IEBR.CYS.05.2009 và TK.01) thu tại tỉnh Đắk Lăk, 01 mẫu cái (VN.2018.090) thu tại tỉnh Sơn La, 01 mẫu cái (VNMN.06973) thu tại tỉnh Kon Tum, 03 mẫu đực (VNMN.5588, 05589, 05590) thu tại tỉnh Bình Phước, 03 mẫu đực (DR.S.017, VNMN.06529, TAO.178) thu tại tỉnh Đắc Nông, 01 mẫu đực (IEBR.NT.2016.94) thu tại tỉnh Ninh Thuận, 01 mẫu đực (IEBR.KH.2019.95) thu tại tỉnh Khánh Hòa.

Mô tả đặc điểm hình thái: Kích thước lớn (SVL 416-1650 mm, TaL 91- 480 mm, tỉ lệ TaL/TL 00.08-0.5 (♂) (n=13), 432-990 mm, 40-161 mm, TaL/TL 0.04-0.178 (♀) (n=10)); đầu hơi phân biệt rõ với cổ, dẹt; cơ thể thon dài, hình trụ; mắt nhỏ, con ngươi hình bầu dục, dọc; vảy mõm tròn, vảy mũi hình oval, rộng hơn cao, nhìn thấy được từ phía trên; vảy gian mũi nhỏ hơn vảy trước trán; vảy trước trán ngắn hơn vảy trán; vảy trán hình khiên, hẹp ở phía sau; vảy đỉnh lớn, dài hơn rộng; vảy lỗ mũi chia thành hai nửa; 1 vảy trước mắt, hẹp về phía ổ mắt, tiếp xúc với ổ mắt và không tiếp giáp vảy gian mũi; 2 vảy sau mắt; 1 vảy thái dương trước (hiếm khi 2); 2 vảy thái dương sau; 7 vảy môi trên, vảy 1-2 tiếp xúc với lỗ mũi, vảy thứ 2-3 tiếp xúc với vảy trước mắt, vảy thứ 3-4 tiếp

xúc với ổ mắt, vảy thứ 6 lớn nhất; 7 vảy môi dưới, cặp vảy đầu tiên tiếp xúc với nhau, vảy thứ 1-3 tiếp xúc với vảy cằm đầu tiên, vảy thứ 4 lớn nhất; vảy cằm trước lớn hơn vảy cằm sau; vảy thân:15(17)-15-15 hàng, sống lưng gồ cao, hàng vảy sống lưng rộng hơn hàng vảy bên, hình 6 cạnh; 214-243 (♂) hàng, 201-225 (♀) hàng vảy bụng, nhẵn; vảy trước huyệt nguyên; 34-52 (♂) hàng, 19-58 (♀) hàng vảy dưới đuôi, đuôi tương đối ngắn, thon, mút đuôi hơi nhọn, những vảy dưới đuôi xếp thành một hàng; Màu sắc khi sống: mặt trên của thân và đuôi có các khoanh rộng màu đen và trắng xen kẽ, khoanh đen trên thân không phủ lên mặt bụng, khoanh trắng đầu tiên chiếm 0.5-8 hàng vảy trên sống lưng, giữa các khoanh trắng hi hữu xuất hiện các vết đốm đen; thân có 16-40 (♂), 18-39 (♀) khoanh trắng và trên đuôi có 5-13 (♂), 2-14 (♀) khoanh trắng; mặt bụng màu trắng vàng.

Một số đặc điểm sinh thái học. Mẫu vật được thu thập vào ban đêm trên nền đất tại các khu vực gần nơi có nước, sinh cảnh chủ yếu là rừng tre nứa, cây bụi hoặc các vùng canh tác nông nghiệp nơi có nguồn thức ăn là chuột, rắn nhỏ, thú nhỏ.

Phân bố: Ở Việt Nam (Hình 3.2) loài này phân bố ở Bà Rịa – Vũng Tàu [68], Đà Nẵng [79], Bình Phước, Đăk Lăk, Đăk Nông, Đồng Nai, Gia Lai, Hà Tĩnh, Hòa Bình, Kon Tum, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Phú Yên, Quảng Nam, Quảng Trị, Tây Ninh, Thừa Thiên Huế [2], Kiên Giang [80], Quảng Ngãi [81]. Trên Thế giới ghi nhận phân bố tại: Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan, Ma-lai-xia, In-đô-nê-xia, Singapore [3]. Trong nghiên cứu này, lần đầu tiên ghi nhận phân bố tại Khánh Hòa, Quảng Ninh.

Các nghiên cứu trước đây ghi nhận loài B. multicinctus ở Bà Rịa-Vũng Tàu [68], Bắc Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Hà Nội, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hải Phòng, Hòa Bình, Lạng Sơn, Nghệ An, Sơn La, Thanh Hóa, Vĩnh Phúc [2], Điện Biên [65], Lai Châu [69], Ninh Bình [70], Phú Thọ [71], Quảng Bình [72], Quảng Trị [73], Thái Nguyên [74], Tuyên Quang [75], Yên Bái [76]. Trong nghiên cứu này, chúng tôi định loại loài B. multicinctus ở Việt Nam là của loài

B. candidus.

Ghi chú: Với các đặc điểm hình thái bên ngoài được mô tả là loài B. candidus. Chúng tôi tiến hành so sánh với các mẫu vật được mô tả là loài B.

multicinctus và loài B. “wanghaotingi” trong Chen và cs. 2021. Kết quả cho thấy, các đặc điểm của các mẫu vật tại Việt Nam thuộc về loài B. candidus như: Màu sắc mặt bụng màu trắng, đến trắng kem, mặt dưới của đuôi có các chấm đen đến khoanh đen, các vảy hai bên đầu là màu nâu có viền trắng nhạt; Màu sắc đầu con non với hai bên thái dương đến sau đầu màu trắng đến nâu nhạt rõ rệt; Gai sinh dục dài và nhọn rõ. (Hình 3.2)

Hình 3.1. Rắn cạp nia nam/B. candidus: IEBR/NT.2016.94

Ghi chú: A: Mặt lưng; B: mặt bụng; C: Mặt bên đầu; D: Gai sinh dục; E: Hàng vảy giữa thân

A B

C D

E

Hình 3.2 Các đặc điểm hình thái của B. multicinctus và loài B. “wanghaotingi”

B. candidus

Ghi chú: Ô màu xanh da trời: B. multicinctus; Màu đỏ loài B. “wanghaoti”; Màu xanh lá: B. candus

Hình 3.3. Bản đồ phân bố loài B. candidus ở Việt Nam

Ghi chú: Hình tròn đỏ ghi nhận mới.

3.1.2.2. Bungarus slowinskii Kuch, Kizirian, Nguyen, Lawson, Donnelly & Mebs, 2005

Tên tiếng Anh/ Tên Việt Nam: Red River Krait/Rắn cạp nia sông hồng. Mẫu chuẩn: IEBR 1172

Địa điểm thu mẫu chuẩn: Vietnam, Yen Bai Province, Van Yen District, from a stream near Na Hau Commune, 21°46’N, 104°32’E, 540 m elevation

Đặc điểm nhận dạng chung: Loài Bungarus slowinskii phân biệt với các loài khác bởi các đặc điểm sau: Kích thước trung bình, TL max 1237-1520 mm; không có vảy hố má; vảy thân: 15 – 15 – 15 hàng, nhẵn, không có gờ; hàng vảy đốt sống to rõ; vảy vảy bụng 225-230; vảy hậu môn đôi; vảy dưới đuôi 33-38, kép; mặt lưng màu đen, 31-38 khoanh trắng hẹp ở thân, 5-7 khoanh ở đuôi, mút đuôi cùn; 1 vạch màu sáng hình chữ V ngược chạy từ sau đầu đến sau hàm; mặt bụng xen kẽ giữa các khoanh màu kem và đen. (Kuch và cs. 2005 [4], Kharin và cs. 2011 [6], Smith & Hauser 2019 [82])

Mẫu vật nghiên cứu (n= 2): 02 mẫu đực IEBR.K233, 3906 thu tại tỉnh Thanh Hóa

Mô tả đặc điểm hình thái: Kích thước lớn (SVL 1245-1365 mm, TaL 156-178 mm, tỉ lệ TaL/TL 0.10-0.13, n=2 ở con đực); đầu lớn, phân biệt với cổ, rông ngang, dẹp trên dưới; cơ thể thon dài, hình trụ; mắt nhỏ; con ngươi hình bầu dục, dọc; vảy mõm tù, hơi lõm sâu về phía sau, vảy mũi hình oval, rộng hơn cao, nhìn thấy được từ phía trên; vảy gian mũi nhỏ hơn vảy trước trán; vảy trước trán ngắn hơn vảy trán; vảy trán hình khiên, hẹp phía sau; vảy đỉnh lớn, dài hơn rộng; vảy lỗ mũi chia thành hai nửa; 1 vảy trước mắt, hẹp về phía ổ mắt, tiếp xúc với ổ mắt và không tiếp giáp vảy gian mũi; 2 vảy sau mắt; 1 vảy thái dương trước; 2 vảy thái dương sau; 7 vảy môi trên, vảy thứ 1-2 tiếp xúc với lỗ mũi, vảy thứ 2-3 tiếp xúc với vảy trước mắt, vảy thứ 3-4 tiếp xúc với ổ mắt, vảy thứ 6 lớn nhất; 7 vảy môi dưới, cặp vảy đầu tiên tiếp xúc với nhau, vảy 1-3 tiếp xúc với vảy cằm đầu tiên, vảy thứ 4 lớn nhất; vảy cằm trước lớn hơn vảy cằm sau; vảy thân:15(17)-15-15 hàng, hàng vảy đốt sống to ra, không có sừng rõ rệt; 226-228 vảy bụng; vảy trước huyệt nguyên; 41- 42 hàng vảy kép dưới đuôi, đuôi tương đối ngắn, mút đuôi cùn; Màu sắc khi sống: một hình

chữ V ngược, hẹp, chạy từ sau đầu về hai bên gốc hàm, mặt trên của thân và đuôi có các khoanh rộng màu đen xen kẽ với các khoanh sáng hẹp màu kem, khoanh đầu tiên chiếm 0,5 hàng vảy giữa sống lưng, được tạo bởi các vảy màu trắng kem với rìa màu đen; mặt bụng có các khoanh đen và trắng (kem) mở rộng từ phía thân; thân có 28-35 khoanh trắng và 5 khoanh trắng trên đuôi.

Một số đặc điểm sinh thái học. Mẫu vật được thu thập tại khu vực suối nhỏ trong khu vực rìa chân núi, nơi canh tác nông nghiệp tại tỉnh Thanh Hóa với độ ẩm trung bình hàng năm là 87%, nhiệt độ trung bình hàng năm là 22,70 C và lượng mưa trung bình hàng năm là 2107 mm.

Phân bố: Ở Việt Nam (Hình 3.4) loài này phân bố ở tỉnh Yên Bái, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế [4], Lào Cai, [22], Quảng Nam, [82], Thanh Hóa [83]. Trên Thế giới, ghi nhận phân bố ở Lào, Thái Lan [3], [82].

Ghi chú: Tuy là loài đã được ghi nhận tại Việt Nam từ năm 2005 nhưng nghiên cứu và số lượng mẫu vật của loài Bungarus slowinskii rất hạn chế. Cần có những nghiên cứu về đặc điểm hình thái, sinh thái cũng như di truyền phân tử để làm sáng tỏ mối quan hệ giữa các quần thể của loài này.

So với các tài liệu trước đây của (Kuch và cs. 2005 [4], Kharin và cs. 2011 [6], Smith & Hauser 2019 [82]), nghiên cứu của chúng tôi bổ sung thêm một số đặc điểm nhận dạng loài: Hàng vảy thân 15(17) – 15 – 15 hàng; 41- 42 hàng vảy đôi dưới đuôi, với mẫu vật IEBR. 3906 có sự sai khác ở 10 hàng vảy đuôi đầu sát với lỗ huyệt là vảy đơn, không chia, các hàng phía sau chia hai hàng; Ở mẫu vật IEBR. K233 số lượng khoanh hẹp trên thân chỉ có 28 khoanh.

Hình 3.4. Rắn cạp nia sông hồng/B. slowinskii: ♂IEBR/K233

Ghi chú: A: Mặt lưng; B: mặt bụng; C: Mặt bên đầu; D: Gai sinh dục; E: Hàng vảy giữa thân

A B

C D

E

Hình 3.5. Bản đồ phân bố loài B. slowinskii ở Việt Nam

3.1.2.3. Bungarus fasciatus (Schneider, 1801)

Tên tiếng Anh/ Tên Việt Nam:Banded Krait/Rắn cạp nong. Mẫu chuẩn: ZMB 2771-2

Địa điểm thu mẫu chuẩn: Mansoor Cottah, Bengal, India

Đặc điểm nhận dạng chung: Loài B. fasciatus phân biệt với các loài khác bởi sự kết hợp các đặc điểm sau: Kích thước lớn, TL trung bình 1500, tuy nhiên có cá thể lên tới 2125 mm (Smith 1911); không có vảy má vảy má; vảy thân 15 hàng vảy, nhẵn, không có gờ; hàng vảy đốt sống to rõ; vảy vảy bụng 200 – 234 ở con đực, 216 ở con cái; vảy hậu môn đơn; vảy dưới đuôi 23 – 39 ở con đực, 34 ở con cái, vảy đơn; mặt lưng màu đen, 23 – 28 khoanh vàng rộng ở thân, 3 – 5 khoanh ở đuôi, đuôi ngắn, mút đuôi tù; mặt bụng màu vàng. (Pope 1935

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết hợp hình thái và sinh học phân tử trong nghiên cứu chẩn loại giống rắn cạp nia bungarus, daudin, 1803 ở việt nam (Trang 29)