Thực tiễn áp dụng án treo tại Tòa án nhân dân thành phố Hải Dương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng án treo từ thực tiễn thành phố hải dương, tỉnh hải dương (Trang 32 - 60)

Trong giai đoạn từ năm 2016 đến 2020, số lượng vụ án hình sự có tăng giảm không đồng đều.

Năm 2016, thụ lý 209 vụ/346 bị cáo.

Năm 2017 thụ lý 273 vụ/387 bị cáo (tăng 30,62% về số vụ án và tăng 11,85% về số bị cáo so với năm 2016)

Năm 2018 thụ lý 327 vụ/517 bị cáo (tăng 19,78% về số vụ án và tăng 33,59% về số bị cáo so với năm 2017)

Năm 2019 thụ lý 238/457 bị cáo (giảm 27,22% về số vụ án và giảm 11,61% về số bị cáo so với năm 2018)

Năm 2020 thụ lý 230 vụ/448 bị cáo (giảm 3,37% về số vụ án và giảm 1,97% về số bị cáo so với năm 2019).

Qua số liệu trên có thể thấy được năm 2018 là số lượng vụ án và bị cáo là lớn nhất, điều này một phần được giải thích là do sự thay đổi về cách tính năm công tác trong hệ thống Tòa án dẫn đến sự thay đổi nêu trên. Đối với năm 2020 có tỷ lệ giảm lớn nhất một phần được giải thích là do đại dịch covid 19 dẫn đến số lượng các vụ án cũng giảm.

Về cơ bản trong giai đoạn 2016 – 2020 TAND thành phố Hải Dương giải quyết các vụ án hình sự đảm bảo chất lượng, đúng người đúng tội, không để oan sai hay lọt tội phạm, khẳng định vị trí quan trọng là cán cân công lý, cơ quan xét xử của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tạo dựng niềm tin của người dân vào hệ thống tư pháp nước nhà.

2.2. Thực tiễn áp dụng án treo tại Tòa án nhân dân thành phố Hải Dương Dương

2.2.1. Kết quả đạt được

Theo số liệu được thống kê tại Văn phòng TAND thành phố Hải Dương, thì việc áp dụng án treo được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.2. Bảng thống kê số liệu áp dụng án treo tại TAND thành phố Hải Dương trong giai đoạn từ năm 2016-2020.

Năm Số bị cáo được

hưởng án treo Tổng số bị cáo bị đưa ra xét xử Tỷ lệ bị cáo được hưởng án treo 2016 99 346 28.61% 2017 57 387 14.72% 2018 143 517 27.65% 2019 108 457 23.63% 2020 153 448 34.15%

Biểu đồ thể hiện số liệu áp dụng án treo tại TAND thành phố Hải Dương trong giai đoạn từ năm 2016-2020

Qua bảng số liệu trên cho thấy, Tỷ lệ áp dụng án treo tại thành phố Hải 0 500 1000 1500 2000 2500 1 2 3 4 5

Biểu đồ thể hiện số liệu áp dụng án treo tại TAND thành phố Hải Dương trong giai đoạn từ năm 2016-2020

số bị cáo không được hưởng án treo, một phần giải thích cho thực trạng trên là do Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện và trực tiếp tại TAND thành phố Hải Dương số lượng các vụ án về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng được thụ lý giải quyết chiếm phần lớn. Các tội phạm rất nghiêm trọng chiếm tỷ lệ không đáng kể.

Về cơ cấu tội phạm được áp dụng cho hưởng án treo: Cơ cấu tội phạm được hưởng án treo được tập trung chủ yếu trong tội Đánh bạc, Tổ chức đánh bạc, Trộm cắp tài sản, Cố ý gây thương tích thể hiện như sau:

Năm 2016, trong tổng số 99 bị cáo được hưởng án treo thì tội phạm chiếm số lượng bị cáo được hưởng án treo chủ yếu là: Tội đánh bạc với 27 bị cáo, “Trộm cắp tài sản” là 39 bị cáo, còn lại là tội danh khác.

Năm 2017, trong tổng số 57 bị cáo được hưởng án treo thì tội phạm chiếm số lượng bị cáo được hưởng án treo chủ yếu là: Tội đánh bạc với 19 bị cáo, “Trộm cắp tài sản” là 25 bị cáo, Cố ý gây thương tích là 07 bị cáo còn lại là tội danh khác.

Năm 2018, trong tổng số 143 bị cáo được hưởng án treo thì tội phạm chiếm số lượng bị cáo được hưởng án treo chủ yếu là: Tội đánh bạc với 69 bị cáo, “Trộm cắp tài sản” là 42 bị cáo, còn lại là tội danh khác.

Năm 2019, trong tổng số 108 bị cáo được hưởng án treo thì tội phạm chiếm số lượng bị cáo được hưởng án treo chủ yếu là: Tội đánh bạc với 44 bị cáo, “Trộm cắp tài sản” 36 bị cáo, Tổ chức đánh bạc là 13 bị cáo còn lại là tội danh khác.

Năm 2020, trong tổng số 153 bị cáo được hưởng án treo thì tội phạm chiếm số lượng bị cáo được hưởng án treo chủ yếu là: Tội đánh bạc với 44 bị cáo, “Trộm cắp tài sản” 76 bị cáo, Cố ý gây thương tích là 27 bị cáo còn lại là tội danh khác.

Tóm lại, các bị cáo được hưởng án treo chủ yếu rơi vào các tội danh “Đánh bạc, Trộm cắp tài sản, Tổ chức đánh bạc và tội Cố ý gây thương tích,

còn lại là các tội danh khác chiếm tỷ lệ không đáng kể.

Về chất lượng: Việc áp dụng án treo về cơ bản là chính xác, các bản án cho hưởng án treo trong giai đoạn 2016 – 2020 đảm bảo 100% không bị kháng cáo kháng nghị; không có bản án nào TAND thành phố Hải Dương cho bị cáo được hưởng án treo bị TAND cấp trên hủy, sửa theo hướng không cho hưởng án treo. Nội dung trên được minh chứng bằng bảng số liệu sau:

Bảng 2.3. Bảng số liệu thể hiện chất lượng bản án áp dụng cho bị cáo được hưởng án treo

Năm Số bị cáo được hưởng án treo Số bị cáo bị kháng cáo, kháng nghị theo hướng không cho hưởng án treo

Kết quả phúc thẩm y án cho hưởng án treo Tỷ lệ 2016 99 13 13 100% 2017 57 07 07 100% 2018 143 00 00 100% 2019 108 11 11 100% 2020 153 09 09 100%

Sau đây là một số bản án áp dụng án treo đúng đắn của TAND thành phố Hải Dương:

Vụ án thứ nhất: Tại Bản án số 69/2020/HSST ngày 02/06/2020 của TAND thành phố Hải Dương về tội đánh bạc.

Nội dung vụ án: Khoảng 18 giờ ngày 20/12/2019, Nguyễn Đức T, Đinh Đức D1, Lê Văn S1, Hoàng Văn L, Vũ Đình T2, Phạm Xuân T4 và Hà Thị C đến nhà chị Hà Thị N2, sinh năm 1966 ở số 38B BS, phường QT, thành phố Hải Dương để dự đám cưới của anh Bùi Xuân C1, sinh năm 1995 (là con trai chị N2). Đến khoảng 21 giờ cùng ngày, sau khi dự đám cưới

xong, cả nhóm thấy nhà bà Mai Thị H1, sinh năm 1954, ở số 38A BS, phường QT, thành phố Hải Dương mở cửa không có ai ở nhà nên đi vào tham gia đánh xóc đĩa được thua bằng tiền.

Hình thức chơi là người cầm cái cho 04 quân vị bài có hai mặt màu trắng và màu vàng được cắt từ vỏ bao thuốc lá Vinataba vào đĩa sứ rồi dùng bát úp lên và xóc.

Trong quá trình chơi Nguyễn Đức T là người cầm cái xóc để D1, S1, L, T2, T4 và C chọn cửa, đặt tiền. Cả nhóm đánh bạc đến khoảng 22 giờ cùng ngày thì bị tổ công tác đội Cảnh sát điều tra về trật tự xã hội - Công an thành phố Hải Dương phát hiện bắt quả tang, thu giữ tại nơi đánh bạc 01 bát sứ, 01 đĩa sứ, 04 quân vị, 01 thảm nỉ màu đỏ và số tiền dưới chiếu bạc là 5.900.000đồng, thu giữ số tiền đánh bạc trên người của T là 50.000đồng, của D1 5.015.000đồng, của L 550.000 đồng, của T2 4.600.000đồng và thu giữ của C 600.000đồng (không dùng để đánh bạc).

Quá trình điều tra xác định số tiền các bị cáo sử dụng đánh bạc như sau: Nguyễn Đức T sử dụng 50.000đồng khi bị bắt có 50.000đồng; Đinh Đức D1 sử dụng 5.165.000đồng đánh bạc khi bị bắt còn 5.015.000đồng; Vũ Đình T2 sử dụng 4.800.000đồng đánh bạc khi bị bắt còn 4.600.000đồng; Hoàng Văn L sử dụng 1.150.000đồng đánh bạc, khi bị bắt còn 550.000đồng; Lê Văn S1 sử dụng 300.000đồng đánh bạc khi bị bắt thua hết; Phạm Xuân T4 sử dụng 200.000đồng, khi bị bắt thua hết; Hà Thị C sử dụng 100.000đồng đánh bạc, khi bị bắt thua hết.

Quyết định của Tòa án (về hình phạt):

- Căn cứ khoản 1 và 3 Điều 321, điểm s khoản 1 Điều 51, điểm h khoản 1 Điều 52, Điều 17, Điều 58 Bộ luật Hình sự đối với Nguyễn Đức T. Xử phạt Nguyễn Đức T 12 (mười hai) tháng tù, thời hạn tù tính từ ngày tạm giữ 20/12/2019.

khoản 1 Điều 52, Điều 17, Điều 58 Bộ luật Hình sự đối với Đinh Đức D1. Xử phạt Đinh Đức D1 09 (chín) tháng tù, thời hạn tù tính từ ngày tạm giữ 20/12/2019.

- Căn cứ khoản 1 và 3 Điều 321, điểm s khoản 1 Điều 51, điểm h khoản 1 Điều 52, Điều 17, Điều 58 Bộ luật Hình sự đối với Lê Văn S1. Xử phạt Lê Văn S1 08 (tám) tháng tù, được trừ đi 06 ngày tạm giữ, bị cáo còn phải chấp hành 07 (bẩy) tháng 24 (hai mươi bốn) ngày tù, thời hạn tù tính từ ngày bắt đi thi hành án.

- Căn cứ khoản 1 và 3 Điều 321, điểm i, s khoản 1 Điều 51, Điều 17, Điều 58, khoản 1, 2 và 5 Điều 65 Bộ luật Hình sự đối với Vũ Đình T2. Xử phạt Vũ Đình T2 09 (chín) tháng tù, cho hưởng án treo thời gian thử thách là 18 (mười tám) tháng, thời hạn tính từ ngày tuyên án sơ thẩm.

- Căn cứ khoản 1 và 3 Điều 321, điểm i, s khoản 1 Điều 51, Điều 17, Điều 58, khoản 1, 2 và 5 Điều 65 Bộ luật Hình sự đối với Hoàng Văn L. Xử phạt Hoàng Văn L 08 (tám) tháng tù, cho hưởng án treo thời gian thử thách là 16 (mười sáu) tháng, thời hạn tính từ ngày tuyên án sơ thẩm.

- Căn cứ khoản 1 và 3 Điều 321, điểm s khoản 1 và khoản 2 Điều 51, Điều 17, Điều 58, khoản 1, 2 và 5 Điều 65 Bộ luật Hình sự đối với Hà Thị C. Xử phạt Hà Thị C 07 (bẩy) tháng tù, cho hưởng án treo thời gian thử thách là 14 (mười bốn) tháng, thời hạn tính từ ngày tuyên án sơ thẩm.

- Căn cứ khoản 1 Điều 321, điểm i, s khoản 1 Điều 51, Điều 17, Điều 58, Điều 36 Bộ luật Hình sự đối với Phạm Xuân T4. Xử phạt Phạm Xuân T4 15 (mười lăm) tháng cải tạo không giam giữ.

Nhận xét (học viên chỉ nhận xét đối với các bị cáo được áp dụng hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo):

Về tội danh áp dụng là tội đánh bạc theo khoản 1 Điều 321 BLHS (mức tù cao nhất được áp dụng là đến 3 năm  tội phạm ít nghiêm trọng)

(chín) tháng tù, Xử phạt Hoàng Văn L 08 (tám) tháng tù, Xử phạt Hà Thị C 07 (bẩy) tháng tù, (hình phạt đều dưới 3 năm tù)

Khi quyết định hình phạt, TAND thành phố Hải Dương đã có sự phân hóa vai trò của từng bị cáo: Đây là vụ án đồng phạm giản đơn. Nguyễn Đức T là tham gia đánh bạc với số tiền 50.000đ, là người cầm cái, sát phạt trực tiếp với những bị cáo còn lại nên T là người thực hành tích cực, giữ vai trò chính trong vụ án. Các bị cáo còn lại Đinh Đức D1, Vũ Đình T2, Hoàng Văn L, Lê Văn S1, Phạm Xuân T4 và Hà Thị C đều đồng phạm với vai trò là người thực hành. Căn cứ số tiền từng bị cáo dùng vào việc đánh bạc thì thấy D1 (5.165.000đ) và T2 (4.800.000đ) có số tiền đánh bạc nhiều nhất, sau đó đến các bị cáo khác là Hoàng Văn L (1.150.000đ), Lê Văn S1 (300.000đ), Phạm Xuân T4 (200.000đ) và cuối cùng là Hà Thị C (100.000đ). Nên các bị cáo D1 và T2 giữ vai trò thứ 2 trong vụ án, sau đó là các bị cáo L, S1, T4 và C.

Về nhân thân và các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự: Các bị cáo T, D1 và S1 đều có tiền án về tội Đánh bạc. Các bị cáo này chưa được xóa án tích nay lại tiếp tục phạm tội, nên lần phạm tội này các bị cáo T, D1 và S1 phải chịu tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “tái phạm” quy định tại điểm h khoản 1 Điều 52 BLHS. Các bị cáo T2, L, T4 và C không phải chịu tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.

Về tính tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự: Các bị cáo đều thành khẩn khai báo nên được hưởng tình tiết giảm nhẹ quy định tại điểm s khoản 1 Điều 51 BLHS. Bị cáo L, T2, T4 đều lần đầu phạm tội và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng nên được hưởng tình tiết giảm nhẹ quy định tại điểm i khoản 1 Điều 51 BLHS. Bị cáo D1 có bố đẻ là Liệt sĩ nên được hưởng tình tiết giảm nhẹ quy định tại điểm x khoản 1 Điều 51 BLHS. Bị cáo C có bố đẻ được tặng Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng nên được hưởng tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 2 Điều 51 BLHS.

nguy hiểm hành vi, vị trí vai trò cũng như tình tiết tăng tặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, nhân thân của từng bị cáo: Các bị cáo T, D1 và S1 đều là các đối tượng có tiền án, vừa mới chấp hành xong bản án, lần phạm tội này là tái phạm. T và D1 nhân nhân xấu, từng bị kết án và xử phạt vi phạm hành chính nhiều lần, thể hiện các bị cáo ý thức chấp hành pháp luật kém. Nên cần bắt các bị cáo T, D1 và S1 phải chấp hành hình phạt tù để giáo dục các bị cáo trở thành công dân có ích cho xã hội.

Đối với bị cáo T2 và bị cáo L đã bị xử phạt hành chính về hành vi đánh bạc, bị cáo C từng bị kết án nhưng đến nay tiền sự, án tích của họ đều được xóa từ nhiều năm nay. Các bị cáo phạm tội bột phát, tính chất hành vi ít nghiêm trọng, không phải vai trò chủ mưu, đầu vụ, có nhiều tình tiết giảm nhẹ, không có tiền án, tiền sự, có nơi cư trú ổn định và rõ ràng. Vì vậy, không cần thiết bắt các bị cáo chấp hành hình phạt tù, cho bị cáo được hưởng án treo thể hiện chính sách khoan hồng của pháp luật. Đối với bị cáo T4 là người có vai trò thứ yếu trong vụ án, nhân thân tốt, không có tiền án và tiền sự, có nhiều tình tiết giảm nhẹ, có nơi cư trú ổn định và rõ ràng nên cần áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ và khấu trừ 5% thu nhập hàng tháng của bị cáo trong thời gian cải tạo không giam giữ, sung quỹ Nhà nước cũng đảm bảo giáo dục riêng và phòng ngừa chung hiệu quả.

Như vậy đối chiếu với các điều kiện được hưởng án treo quy định tại Điều 65 BLHS và Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP thì các bị cáo T2, L, C đều đủ điều kiện được hưởng án treo. Việc cho các bị cáo trên được hưởng án treo không gây nguy hiểm cho xã hội; không ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Vụ án thứ hai: Bản án 05/2020/HSST ngày 16/01/2020 của TAND thành phố Hải Dương về tội vi phạm quy định tham gia giao thông đường bộ.

Nội dung vụ án: Nguyễn Văn Ng có giấy phép lái xe ô tô hạng C do Sở GTVT TP.Hải Phòng cấp ngày 05/01/2017 có giá trị sử dụng đến ngày

khiển xe ô tô biển số 34C – 114.17, chở khoảng 8 tấn bê tông tươi, đi từ đường Điện Biên Phủ ra đường Ngô Quyền để về khu đô thị An Phú thuộc phường Thạch Khôi, thành phố Hải Dương; khi đi đến khu vực vòng xuyến, ngã tư giao nhau giữa đường Lê Thanh Nghị - đường Thống Nhất – đường Trường Chinh thuộc phường Lê Thanh Nghị, thành phố Hải Dương, Nguyễn Văn Ng điều khiển xe ô tô rẽ phải vào đường Trường Chính; tại đây đường Thống Nhất rộng 20m, đường Lê Thanh Nghị rộng 15m, đường Trường Chinh mỗi chiều rộng 10,5m với dải phân cách trung tâm rộng 15m phân chia đường Trường Chinh thành hai chiều đường riêng biệt, vòng xuyến tại tâm ngã tư có đường kính 50m. Do thiếu chú ý quan sát, không giữ khoảng cách an toàn với xe chạy cùng chiều nên Ng đã để phần đầu bên phải xe ô tô biển số 34C – 114.17 va chạm vào phần sau bên trái xe đạp điện (không có biển số) do bà Trần Thị N điều khiển. Hậu quả: bà N ngã ra đường, bị thương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng án treo từ thực tiễn thành phố hải dương, tỉnh hải dương (Trang 32 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)