3.2.1. Bảo đảm nhận thức đúng về án treo trong chính sách hình sự
Để áp dụng đúng án treo, giải pháp đầu tiên là bảo đảm nhận thức đúng về án treo trong chính sách hình sự, bởi khi xây dựng BLHS, đã có nhiều quan điểm, ý kiến cho rằng nên loại bỏ chế định án treo ra khỏi BLHS bởi có quá nhiều quy định khác tương đồng như hình phạt cải tạo không giam giữ, Án treo và cải tạo không giam giữ có hình thức giống nhau là người bị kết án được tự do trong sự giám sát, quản lý và giáo dục của địa phương cư trú, cơ quan nơi công tác. Đây là hai chế tài hình sự với nhiều nét tương đồng, ví dụ như cả hai hình phạt đều không cách ly người bị kết án ra khỏi xã hội. Tuy nhiên, giữa hai chế tài này có những điểm riêng biệt nhất định, do đó, nhà làm luật vẫn giữ nguyên quy định về án treo, bởi những đặc trưng và tác dụng riêng biệt của loại biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện này. Chỉ khi nhận thức được chính xác, nội dung, quy định về chế định án treo thì khi đó việc áp dụng án treo mới được chính xác, phát huy được tác dụng mà nhà làm luật hướng tới.
Đồng thời, cũng nhận thức đúng đắn vai trò, ý nghĩa của án treo và áp dụng án treo. Quy định và áp dụng án treo không chỉ là thực hiện chính sách hình sự nhân đạo, bảo đảm quyền con người, mà còn là một trong những biện pháp phòng ngừa hữu hiệu, có tính nhân văn cao cả. Việc cho người bị kết án phạt tù hưởng án treo là một trong những biện pháp triệt tiêu các hậu quả xã hội tiêu cực là việc chấp hành hình phạt tù trên thực tế mang lại cho cá nhân người bị kết án, cho gia đình và cho cả xã hội.
3.2.2. Hoàn thiện quy định của pháp luật về án treo
luận văn, học viên kiến nghị một số nội dung nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về án treo như sau:
Thứ nhất: cần đưa khái niệm pháp lý về án treo từ Nghị quyết
02/2018/NQ-HĐTP ngày 15 tháng 5 năm 2018 Nghị quyết hướng dẫn áp dụng điều 65 của Bộ luật hình sự về án treo vào trong Bộ luật hình sự, để thống nhất nhận thức và áp dụng trong thực tiễn.
Thứ hai: Cần sửa đổi, bổ sung Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP hướng
dẫn về án treo, bảo đảm cho hướng dẫn của Nghị quyết đúng với nội dung Điều 65 BLHS. Cụ thể là:
- Coi án treo là biện pháp áp dụng bắt buộc (khi có đủ điều kiện luật định) theo Điều 65 BLHS, chứ không phải là biện pháp tuỳ nghi để Toà án có thể áp dụng hay không, mặc dù đủ điều kiện luật định. Yếu tố tuỳ nghi trong áp dụng án treo chỉ thuộc trường hợp đánh giá người bị kết án có cần bị bắt chấp hành hình phạt tù hay không mà thôi.
- Cần hướng dẫn thế nào là nhân thân "không cần bắt chấp hành hình phạt tù" thay cho nhân thân tốt. Nên giành cho HĐXX đánh giá tình tiết này thay cho việc hướng dẫn các trường hợp không cho hưởng án treo một cách cứng nhắc như: phạm nhiều tội; phạm tội hai lần trở lên; có tiền sự, tiền án; hướng dẫn thế nào là phạm tội lần đầu (người bị kết án đã được xoá án tích được coi như chưa can án mà phạm tội mới thì phải được coi là phạm tội lần đầu)...
- Cần loại bỏ quy định hạn chế về khấu trừ tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự khi người pham tội bị áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Theo đó khoản 3 Điều 2 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP cần quy định như sau: “Có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1
Điều 51 của Bộ luật Hình sự”.
Thứ ba, cần hướng dẫn thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách.
02/2018/NQ-HĐTP cần phải được chia làm 02 trường hợp cụ thể để đảm bảo sự công bằng, không gây bất lợi đối với người phạm tội.
Khoản 3 Điều 5 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP cần được sửa đổi lại như sau: “3.1 Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm không cho hưởng án treo, Tòa
án cấp phúc thẩm cho hưởng án treo vì có căn cứ xác định bản án sơ thẩm
đã tuyên không đúng với tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi phạm tội, nhân thân bị cáo thì thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách là ngày tuyên án sơ thẩm.
3.2. Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm không cho hưởng án treo, Tòa án
cấp phúc thẩm cho hưởng án treo vì xuất hiện tình tiết mới thì thời điểm bắt
đầu tính thời gian thử thách là ngày tuyên án phúc thẩm”
Tương tự lập luận trên, khoản 6, 7 Điều 5 Nghị quyết 02/2018/NQ- HĐTP cần phải được sửa lại nội dung xác định thời điểm bắt đâu thời gian thử thách như sau: “6. Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm không cho hưởng án treo, bản án không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, nhưng Hội đồng giám đốc thẩm sửa bản án sơ thẩm cho hưởng án treo thì thời gian
thử thách tính từ ngày tuyên án sơ thẩm.
7. Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm không cho hưởng án treo, nhưng Hội đồng giám đốc thẩm sửa bản án phúc thẩm cho
hưởng án treo thì thời gian thử thách tính từ ngày tuyên án sơ thẩm.
Thứ tư: cần có hướng dẫn về nội dung “thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ
của công dân ở nơi cư trú, nơi làm việc”, “không ảnh hưởng xấu đến an ninh,
trật tự, an toàn xã hội”, để tránh việc lạm quyền, tùy tiện của chính quyền địa
phương nơi người được hưởng án treo cư trú, gây khó khăn trong quá trình áp dụng.
Do đó cơ quan có thẩm quyền cần phải hướng dẫn rõ theo hướng liệt kê các nghĩa vụ mà công dân phải thực hiện đầy đủ để có căn cứ pháp lý,
cũng như giải thích rõ như thế nào là ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội làm cơ sở áp dụng thống nhất.
Thứ năm: Về hiệu lực thi hành Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP
Điều 12 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP quy định về thời điểm có hiệu lực thi hành của Nghị quyết là ngày 01/7/2018; và nghị quyết này thay thế Nghị quyết 01/2013/NQ-HĐTP. Điều đó đồng nghĩa kể từ ngày 01/7/2018 các quy định tại Nghị quyết 01/2013/NQ-HĐTP sẽ hết hiệu lực và sẽ áp dụng các quy định tại Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP. Vấn đề đặt ra là trường hợp người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội trước 0h00 ngày 01 tháng 7 năm 2018 nhưng thời điểm xét xử là sau 0h00 ngày 01 tháng 7 năm 2018 mà áp dụng các quy định tại Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP để giải quyết liệu có phù hợp?
Như đã phân tích bên trên, Điều 3 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP quy định về những trường hợp không cho hưởng án treo đã bổ sung thêm nhiều tình tiết so với khoản 2 Điều 2 Nghị quyết 01/2013/NQ-HĐTP. Điều đó thể hiện quy định tại Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP sẽ gây bất lợi hơn cho với người phạm tội khi cùng thực hiện một hành vi. Đối với trường hợp, người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội trước 0h00 ngày 01/7/2018 mà đối chiếu với các quy định tại Nghị quyết 01/2013/NQ-HĐTP thì người phạm tội đủ điều kiện được hưởng án treo. Tuy nhiên, do người phạm tội bị đưa ra xét xử sau ngày 01/7/2018 nên Tòa án áp dụng các quy định tại Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP để không cho hưởng án treo là gây bất lợi cho người phạm tội và vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc áp dụng pháp luật theo hướng có lợi cho người phạm tội. Nghị quyết 41/2017/QH14 ngày 20/6/2017 của Quốc hội đã thể hiện việc áp dụng pháp luật trong thời điểm “giao thoa” giữa các quy định của luật cũ và luật mới thì phải áp dụng các quy định có lợi cho người phạm tội. Đối chiếu với trường hợp đặt ra, tại thời điểm phạm tội hành vi của người phạm tội chỉ phải gánh chịu hậu quả pháp lý mà luật quy định chế tài là hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo, tuy nhiên trong quá trình xét
xử do chính sách pháp luật thay đổi nên coi hành vi trên là nguy hiểm hơn và cần phải xử phạt hình phạt tù mới thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật là không phù hợp, theo quan điểm của học viên thì việc xác định văn bản pháp luật áp dụng phải dựa trên ngày thực hiện hành vi phạm tội và ngày xét xử. Cụ thể: Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP được áp dụng kể từ 0h00 ngày 01/7/2018 đối với các hành vi phạm tội từ 0h00 ngày 01/7/2018; đối với hành vi phạm tội được thực hiện trước 0h00 ngày 01/7/2018 mà sau 0h00 ngày 01/7/2018 mới đưa ra xét xử thì chỉ được áp dụng các quy định có lợi cho người phạm tội; các quy định gây bất lợi cho người phạm tội thì không được áp dụng mà sẽ áp dụng các quy định tại Nghị quyết 01/2013/NQ-HĐTP.
Ví dụ: Ngày 04/6/2018, Nguyễn Văn A thực hiện hành vi làm nhục người khác theo điểm a khoản 2 Điều 155 BLHS 2015. A có nhân thân tốt, có các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại b, i, s tại khoản 1 Điều 51 BLHS 2015. A bị áp dụng tình tiết định khung tăng nặng là phạm tội 02 lần trở lên quy định tại điểm a khoản 2 Điều 155 BLHS 2015. Ngày 30/8/2018, A bị đưa ra xét xử, trong trường hợp này không được áp dụng Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP để không cho A hưởng án treo, mà cần phải áp dụng Nghị quyết 01/2013/NQ-HĐTP để xem xét nếu có đủ điều kiện thì vẫn có thể cho hưởng án treo.
Ngoài ra, học viên cũng đồng tình với một vài kiến nghị cần có hướng dẫn bổ sung của PGS.TS. Trần Văn Độ như sau:
- Hướng dẫn về điều kiện áp dụng án treo:
Cần hướng dẫn điều kiện áp dụng án treo đúng với bản chất các quy định của Điều 65 BLHS, tránh cứng nhắc, máy móc.
Theo khoản 2 Điều 69 BLHS, người bị kết án, kể cả bị phạt tù do lỗi vô ý về tội ít nghiêm trọng và tội nghiêm trọng không bị coi là có án tích. Và người phạm tội mới không được coi là có tiền án; và cũng khó có thể coi là có tiền sự. Vậy trong trường hợp này cần xem đó là gì?
- Hướng dẫn về áp dụng hình phạt bổ sung đối với người được hưởng án treo.
Việc áp dụng các hình phạt bổ sung như quản chế, cấm đi khỏi nơi cư trú, tước một số quyền công dân như thế nào đối với người mà Toà án thấy rằng không cần phải chấp hành hình phạt tù, tức cho phép tự giáo dục cải tạo trong mô trường sống và làm việc bình thường.
- Hướng dẫn về điều kiện thử thách án treo trong trường hợp người được hưởng án treo cố ý vi phạm nghĩa vụ án treo từ 2 lần trở lên
Vi phạm các nghĩa vụ nào thì người được hưởng án treo phải chấp hành hình phạt tù. Theo chúng tôi, việc buộc người được hưởng án treo chấp hành hình phạt tù trong trường hợp cố ý vi phạm nghĩa vụ về nội dung quy định tại khoản 1 Điều 64 Luật thi hành án dân sự.
Về trình tự, thủ tục buộc người được hưởng án treo chấp hành hình phạt tù. Theo chúng tôi Uỷ ban nhân dân cấp xã, Thủ trưởng cơ quan, tổ chức được giao giám dát, giáo dục người được hưởng án treo có thẩm quyền đề nghị Viện kiểm sát yêu cầu Toà án; Viện kiểm sát cùng cấp với Toà án cấp huyện nơi người bị kết án được giám, sát giáo dục lập hồ sơ đề nghị Toà án xem xét quyết định bằng một Hội đồng gồm 3 thẩm phán; Toà án mở phiên họp xem xét, quyết định với sự tham gia của Kiểm sát viên Viện kiểm sát đã yêu cầu, người bị kết án được đề nghị chấp hành hình phạt tù và người bào chữa của người đó tham gia phiên họp…
Ngoài ra, Toà án nhân dân tối cao cũng cần có các biện pháp quản lý hợp lý để động viên Thẩm phán, Hội thẩm mạnh dạn, an tâm áp dụng đúng án treo; đồng thời, tránh những vi phạm, tiêu cực trong hoạt động xét xử của mình; nâng cao vị thế của Toà án, uy tín của đội ngũ Thẩm phán trong bối cảnh Nhà nước pháp quyền, Cải cách tư pháp, thực hiện sứ mệnh bảo vệ Công lý, bảo vệ quyền con người hiện nay.
Để đảm bảo áp dụng các quy định của pháp luật hình sự về án treo thì công tác tổng kết thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự cần được đẩy mạnh, nhằm kịp thời đưa ra những phương hướng, đường lối xét xử những trường hợp phạm tội đặc biệt có nhiều cách hiểu và hướng giải quyết chưa thống nhất, đảm bảo quá trình xử lý loại tội phạm này được nhanh chóng, chính xác, đúng người, đúng tội, không bỏ lọt tội phạm. Đồng thời, kịp thời những thiết sót, hạn chế và vướng mắc của các quy định của pháp luật trong quá trình áp dụng thực tiễn để từ có những đề xuất kiến nghị kịp thời để sửa đổi, bổ sung và hướng dẫn các quy định của pháp luật chính xác, phù hợp hơn, đánh giá được những vướng mắc, khó khăn trong công tác điều tra, truy tố và xét xử từ đó phối hợp, tổ chức họp rút kinh nghiệm về kỹ năng chuyên môn giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc giải quyết các vụ án khi áp dụng án treo.
HĐTP Toà án nhân dân tối cao cần kịp thời nghiên cứu, ban hành án lệ về án treo. Đây là những vụ án được Tòa án nhân dân tối cao chọn lọc qua các quy trình xét duyệt để trở thành vụ án mẫu mực, áp dụng cho các thẩm phán giải quyết những vụ án có tình tiết tương tự. Tính đến thời điểm tại Việt Nam đã có tổng 37 án lệ được công bố, áp dụng. Tuy nhiên, án lệ về áp dụng án treo hiện tại chưa được công bố. Cần nghiên cứu những bản án cá biệt về án treo để lựa chọn làm án lệ.
3.2.4. Nâng cao năng lực đội ngũ Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân
- Cần chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách là Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân.
- Chú trọng công tác tuyển chọn cán bộ, đặc biệt là cần quan tâm, chủ động hơn với chất lượng nguồn nhân lực đầu vào, cần kế hoạch dài hạn và đề nghị Nhà nước tăng cường chế độ đãi ngộ để thu hút nguồn nhân lực có chất lượng.
- Ban ngành tư pháp tỉnh Hải Dương tập trung làm tốt hơn nữa công tác tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, thường xuyên tổ chức việc trao đổi, rút kinh nghiệm công tác điều tra, truy tố, xét xử, đáp ứng yêu cầu công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và áp dụng chính xác án treo nói riêng trong tình hình mới.
3.2.5. Các giải pháp khác
- Tăng cường các biện pháp đảm bảo cho Thẩm phán và Hội thẩm độc lập xét xử và chỉ tuân theo pháp luật; bảo đảm quyết định của HĐXX xuất phát từ kết quả tranh tụng tại phiên toà. Mọi phán quyết dự kiến sẵn, mọi yêu