Trong thời gian qua, tỉnh Ninh Thuận đã thu hút mạnh các nhà đầu tư trong lĩnh vực NLTT và hiện là địa phương dẫn đầu cả nước trong lĩnh vực này nhưng cũng còn một số rào cản nhất định trong việc phát triển NLTT ở địa phương. Một số giải pháp phát triển NLTT tại Ninh Thuận trong quy hoạch cấp tỉnh được đề xuất như sau:
- Nghiên cứu, ban hành một số cơ chế ưu đãi đặc thù để thúc đẩy phát triển TTNLTT Ninh Thuận nói riêng và một số trung tâm NLTT tại các vùng và các địa phương có lợi thế. Một số cơ chế kiến nghị xem xét gồm:
+ Giao các cơ quan, đơn vị chuyên môn sớm nghiên cứu, hướng dẫn cụ thể về cơ chế đầu tư và hoàn trả vốn đầu tư lưới điện truyền tải đối với các nhà đầu tư tư nhân (xã hội hóa đầu tư một số lưới truyền tải đấu nối) hoặc nghiên cứu, xác định ranh giới phạm vi hạ tầng lưới điện dùng chung và xây dựng cơ chế dùng chung phù hợp với cơ chế thị trường trong TTNLTT Ninh Thuận. Cơ chế để các nhà phát triển dự án nguồn điện có thể chia sẻ chi phí hạ tầng lưới điện bằng cách đệ trình, được phê duyệt và thiết lập khu vực hạ tầng lưới điện dùng chung để cùng sử dụng phục vụ phát điện vào lưới. Đề xuất này dựa trên nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu thực hiện Nghị quyết 55 và theo Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư1, trong đó quy định cụ thể lưới điện là một trong các lĩnh vực đầu tư cho phép sự tham gia của khối tư nhân.
+ Xem xét, nghiên cứu ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành cơ chế rút gọn quy trình thủ tục đầu tư các công trình điện trong phạm vi TTNLTT Ninh Thuận;
+ Xem xét xây dựng hướng dẫn triển khai thực hiện các dự án điện đầu tư theo hình thức đối tác công tư để có thể thực hiện ngay sau khi Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư có hiệu lực.
+ Nghiên cứu, ban hành các cơ chế về giảm thiểu rủi ro về đầu ra cho các nhà máy điện trong hợp đồng mua bán điện như xác định mức bao tiêu tối thiểu bắt buộc, rủi ro về đấu nối và các rủi ro khác để tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tiếp cận được các nguồn vốn cả trong nước và ngoài nước.
- Kịp thời chấn chỉnh, nâng cao trách nhiệm trong công tác quản lý đất đai tại địa phương; thường xuyên cập nhật danh mục dự án điện và diện tích đất rừng cần chuyển đổi để đưa vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Cần quy định cập nhật sử dụng các công nghệ mới, tiên tiến, hiện đại đối với các dự án điện tái tạo xin bổ sung vào quy hoạch điện tái tạo và xin đầu tư trong địa bàn tỉnh.
- Các dự án NLTT và công trình đường dây và trạm biến áp để đấu nối với lưới điện quốc gia được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định
1
Luật số 64/2020/QH14
đối với dự án thuộc lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư. Cần đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng giao đất cho nhà đầu tư thực hiện dự án kịp tiến độ đã được phê duyệt.
- Cơ sở hạ tầng cần tiếp tục được nâng cấp tạo điều kiện thuận lợi trong việc vận chuyển các thiết bị siêu trường, siêu trọng.
- Cần sớm có văn bản hướng dẫn cụ thể việc thực hiện đầu tư các dự án điện mặt trời áp mái trong địa bàn tỉnh để có thể thu hút nguồn đầu tư từ các doanh nghiệp tư nhân và hộ dân cư, văn phòng...
- Áp dụng các ưu đãi theo quy định hiện hành cho doanh nghiệp về Thuế nhập khẩu và Thuế thu nhập doanh nghiệp. Cho phép nhà đầu tư được huy động vốn dưới các hình thức pháp luật cho phép từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế để học hỏi trao đổi kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ, tìm kiếm các nguồn tài trợ để phát triển điện tái tạo ở địa phương.
CHƯƠNG IV
GIẢI PHÁP GIẢM TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Các giải pháp giảm tác động môi trường tập trung vào các vấn đề kiểm soát ô nhiễm môi trường trong quá trình thiết kế, thi công, vận hành bảo dưỡng, xử lý chất thải của nhà máy điện gió và mặt trời. Một số vấn đề môi trường khác như ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường sinh thái, tiếng ồn, phát thải rác thải nguy hại, … cũng được xem xét.