phúc lợi xã hội hoặc các lĩnh vực khác không có khả năng thu hồi vốn theo chủ trương của Chính phủ.
Nhằm thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực NLTT, tỉnh Ninh Thuận đã chủ trương vận dụng tối đa mức hỗ trợ cao nhất theo khung quy định của Chính phủ cho các nhà đầu tư được hưởng các ưu đãi về giảm giá thuê đất, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu, đầu tư cơ sở hạ tầng. Theo đó, các dự án đầu tư NLTT vào tỉnh sẽ được miễn tiền thuê đất, được áp dụng thuế suất thu nhập doanh nghiệp 10% trong suốt quá trình thực hiện dự án và được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo. Đồng thời, dự án được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của doanh nghiệp.
Như vậy, huy động nguồn lực tài chính để phát triển NLTT đã trở thành chủ trương, chính sách cụ thể, đồng bộ từ trung ương đến địa phương nhằm khuyến khích, tạo mọi điều kiện thuận lợi để mọi thành phần kinh tế có thể tham gia. Đặc biệt, trong thời gian gần đây, từ khi có Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị về Định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, hàng loạt chính sách, giải pháp hỗ trợ nhà đầu tư như ưu đãi về đất đai, thuế, phí, giá điện đã được Chính phủ ban hành để thúc đẩy phát triển NLTT. Về phía Ninh Thuận, tỉnh đã vận dụng tối đa mức hỗ trợ cao nhất theo khung quy định của Chính phủ cho các nhà đầu tư được hưởng các ưu đãi về giảm giá thuê đất, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu, đầu tư cơ sở hạ tầng. Các dự án đầu tư NLTT vào tỉnh sẽ được miễn tiền thuê đất, được áp dụng thuế suất thu nhập doanh nghiệp 10% trong suốt quá trình thực hiện dự án và được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo. Đồng thời, dự án được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của doanh nghiệp.
II. GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG THU XẾP VỐN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ ĐẦU TƯ
Một trong những thách thức lớn nhất đối với phát triển NLTT là khả năng thu xếp vốn của chủ đầu tư do còn gặp khó khăn trong việc tiếp cận với nguồn tài
chính phù hợp. Vấn đề này có một phần liên quan đến năng lực quản lý và tài chính của các doanh nghiệp.
Doanh nghiệp vừa và nhỏ phần lớn đều có quy mô nhỏ, trong đó khá nhiều doanh nhgiệp năng lực cạnh tranh trong nước và ngoài nước còn yếu, công nghệ lạc hậu, thiếu kinh nghiệm quản lý, nguồn nhân lực thiếu kỹ năng và kinh nghiệm, sức chịu đựng rủi ro thấp, khả năng chống đỡ kém trước biến động của kinh tế vĩ mô, các doanh nghiệp chưa có sự liên kết với nhau và liên kết với các doanh nghiệp lớn để tạo nên chuỗi giá trị cạnh tranh tầm khu vực.
Đa số các doanh nghiệp nhỏ và vừa có cách thức quản lý, quản trị mang tính tư nhân gia đình, chưa có tầm nhìn, chiến lược kinh doanh dài hạn. Năng lực về quản trị hạn chế cũng là nguyên nhân dẫn đến gặp khó khăn trong việc tìm kiếm, xây dựng phương án kinh doanh, cơ hội đầu tư khả thi, thiếu hiểu biết về các quy định khi tiếp cận các nguồn vốn vay.
Nhiều doanh nghiệp có giá trị tài sản thấp, dòng tiền không dồi dào, lịch sử quan hệ tín dụng và xếp hạng tín dụng với ngân hàng chưa cao. Do vậy, bên cạnh việc thẩm định các phương án kinh doanh, các ngân hàng sẽ có xu hướng yêu cầu tài sản bảo đảm trong khi do năng lực tài chính hạn chế, các doanh nghiệp lại không đủ tài sản bảo đảm để thế chấp cho ngân hàng.
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ phần lớn chưa coi trọng xây dựng hệ thống thôg tin số liệu kế toán, tài chính kế toán theo quy định hiện hành, báo cáo tài chính phần lớn không có kiểm toán, tính chính xác còn hạn chế.
Trong quá trình thẩm định vay vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, ngân hàng gặp nhiều khó khăn do đặc thù nhiều doanh nghiệp có thời gian thành lập hoặc vòng đời kinh doanh ngắn, nên thiếu tính ổn định trong hoạt động kinh doanh cũng như chưa đủ minh bạch về thông tin cung cấp cho ngân hàng, khiến ngân hàng gặp khó khăn trong việc thẩm định hiệu quả của phương án vay vốn, đánh giá uy tín của khách hàng trong quan hệ tín dụng để đưa ra quyết định cho vay. Các doanh nghiệp này cũng gặp khó khăn trong việc đáp ứng các điều kiện liên quan đến tài sản bảo đảm theo quy định chung của hệ thống ngân hàng.
Để nâng cao khả năng tiếp cận với các nguồn vốn, đặc biệt là nguồn vốn từ các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần quan tâm nâng cao hơn nữa trình độ quản trị doanh nghiệp, nâng cao năng lực quản trị và thông tin tài chính, cụ thể:
- Tăng cường đầu tư và ứng dụng khoa học công nghệ trong việc lập sổ sách kế toán, khai thuế và hải quan điện tử, giao dịch ngân hàng qua internet nhằm giảm chi phí giao dịch, kết nối và chia sẻ thông tin tài chính với các tổ chức tín dụng để dần minh bạch hóa thông tin tài chính, tạo lòng tin trên thị trường.
- Nâng cao chất lượng, trình độ quản trị doanh nghiệp, quản trị rủi ro và quản lý tài chính.
- Tích cực tham gia các hiệp hội doanh nghiệp để tiếp cận thông tin về các chính sách, chương trình hỗ trợ đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của Chính phủ, Nhà nước cũng như các tổ chức tín dụng.
Như vậy, nâng cao năng lực thu xếp vốn của chủ đầu tư cũng là một giải pháp quan trọng để thúc đẩy phát triển NLTT. Các nhà đầu tư cần nâng cao hơn nữa trình độ quản trị và năng lực tài chính. Tăng cường đầu tư và ứng dụng khoa học công nghệ, ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường minh bạch thông tin tài chính, liên tục cập nhật các chủ trương chính sách liên quan về quản lý và chính sách tín dụng để tiếp cận hiệu quả mọi nguồn lực phát triển hoanh nghiệp.