Các nhân tố ảnh hưởngđến dịch vụlogistics

Một phần của tài liệu PHẠM-THỊ-THỦY-TIÊN-49D KDTM (Trang 26 - 30)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞKHOA HỌC VỀDỊCH VỤLOGICTICS

1.1. Tổng quan vềdịch vụlogistics

1.1.7. Các nhân tố ảnh hưởngđến dịch vụlogistics

Qua các nghiên cứu khoa học về logistics có thể rút ra những nhân tố sau đây ảnh hưởngđến dịch vụ logistics(Nguyễn Thái Mỹ Trinh, 2013):

a. Kinh tế

Các yếu tố kinh tếnhư: GDP, tỷ lệ lạm phát, tỉ suất ngân hàng, chính sách tiền tệ,…cóảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của công ty. Nền kinh tế phát triển thì sẽ thúc đẩy hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp phát triển theo. b.Điều kiện tự nhiên

Thời tiết là một yếu tố vô cùng quan trọng. Chỉ trong điều kiện thời tiết thuận lợi tàu mới có thể rời cảng, công tác xếp dỡ hàng hóa mới được thực hiện đúng với lịch trình. Nếu gặp thời tiết xấu như: mưa lớn, bão, lũlụt,… lịch tàu sẽ bị thay đổi,ảnh hưởng đến kế hoạch công việc.

c. Cơ sở hạ tầng – Nguồn nhân lực

Cơ sở hạ tầng là một trong những bộ phận cấu thành hoạt động cungứng dịch vụ logistics, nó bao gồm: hệ thống cảng biển, hệ thống kho bãi, phương tiện vận chuyển, xếp dỡ, hệ thống thông tin liên lạc... Hoạt động logistics gồm ba mảng chính là kho bãi, giao nhận và vận chuyển. Chính vì thế vai trò của cơ sở hạ tầng trong hoạt động logistics là rất quan trọng và cóảnh hưởng rất lớn. Nó là điều kiện tiên quyết để các doanh nghiệp logistics hoạt động kinh doanh tốt trong lĩnh vực của mình. Muốn đẩy mạnh phát triển và hoàn thiện hoạt động logistics nhằm đạt hiệu quả cao không thể không đầu tư vấn đề cơ sở vật chất và kỹ thuật ngành.

Bên cạnh đó cần phải có nguồn nhân lực vững mạnh, chuyên nghiệpđể đảm bảo thực hiện tốt mọi công việc.

d. Chính trị- pháp luật

Điều kiện địa lý thuận lợi, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lựcđảm bảo là những nhân tố tạo khả năng áp dụng và phát triển dịch vụlogisticsở quốc gia hay khu vực. Song hoạt động logistics có mang lại hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào môi trường pháp lý. Nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước hiện nay là nền kinh tế phổ biến trên thế giới vì thế yếu tố chính trị, pháp luật ngày càng cóảnh hưởng lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp. Trong kinh doanh, các doanh nghiệp đòi hỏi phải có một hệ thống pháp luật đầy đủ và chặt chẽ để đảm bảo quyền lợi cho họ trên các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh. Các quy định về thương mại, giao nhận, vận tải, hải quan… đều phải được hệ thống hóa bằng pháp luật. Nếu không có hoặc không rõ ràng trong hệ thống pháp luật, các hoạt động của doanh nghiệp khó đạt hiệu quả như mong muốn. Và để thành công trên thương trường thì các doanh nghiệp không những nắm vững pháp luật trong nước mà còn phải hiểu và nắm vững pháp luật quốc tế tại thị trường mà mình kinh doanh.Đồng thời các doanh nghiệp cũng phải chú ý tới môi trường chính trị. Chính trị ổn định sẽ giúp cho các doanh nghiệp chủ động hơn trong mọi hoạt động kinh doanh của chính mình. Các yếu tố cơ bản thuộc môi trường chính trị, pháp luật bao gồm:

-Sự ổn định về chính trị và đường lối ngoại giao; -Sự cân bằng của các chính sách của Nhà nước;

-Quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế xã hội; -Hệ thống pháp luật và mức độ hoàn thiện hệ thống pháp luật… e. Khoa học – công nghệ

Khoa học công nghệ đang có những bước tiến vượt bậc và ngày càng có nhiều ứng dụng công nghệ thông tinđược ứng dụng trong các doanh nghiệpđể phục vụ cho công tác quản lý và tiếp thị, giúp công ty tiết kiệm được chi phí. Ngoài ra, việc thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp nước ngoài trong thời gian qua đã mang lại cho Việt Nam nhiều trang thiết bị, dây chuyền máy móc hiện đại, mang lại hiệu quả cao trong sản xuất của các doanh nghiệp. Phải tiếp thu kịp thời những tiến bộ của khoa học công nghệ để không bị tụt hậu.

f. Các đối thủ cạnh tranh

Ở bất kỳlĩnh vực kinh doanh nào, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau là điều không thểtránh khỏi. Sự cạnh tranh giống như một đòn bẩy giúp xã hội ngày càng phát triển, tiến bộ hơn. Nó là động lực thôi thúc các doanh nghiệp hướng tới những cái mới, những sản phẩm vượt trội, đa dạng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Cạnh tranh trong ngành dịch vụ logistics càng gay gắt thì loại hình dịch vụ logistics càng phong phú, chất lượng dịch vụ logistics càng được nâng cao. Khi đề cập đến vấn đề cạnh tranh, các doanh nghiệp cung ứng dịch vụlogistics phải xem xét xem đối thủ cạnh tranh của mình là ai, số lượng bao nhiêu, mức độ cạnh tranh thế nào. Trong thời gian qua cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế trong nước là định hướng mở cửa kinh doanh dịch vụlogistics được mở ngày càng nhiều dẫn đến cạnh tranh trong ngành ngày một gay gắt hơn không chỉ các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics trong nước mà còn có sự góp mặt của nhiều doanh nghiệp logistics nước ngoài.

Là 1 ngành kinh doanh mang lại lợi nhuận cao, vì thế logistics được xem là “miếng bánh ngon” đối với các doanh nghiệp, là 1 ngành dịch vụ mới cho các nhà đầu tư có tầm nhìn xa. Hơn thế nữa hệ thống pháp luật Việt Nam về dịch vụ này còn lỏng lẽo chưa tạo được rào cản, kiểm soát tốt các doanh nghiệp đang muốn tham gia kinh doanh dịch vụ này. Điều này sẽ tạo nên một cuộc chiến đề dành thị trường giữa các doanh nghiệp, nhằm giúp doanh nghiệp có thể có thể đứng vững trên thị trường.

Đối với ngành dịch vụ logistics này không có khái niệm tuyệt đối về đối thủ tiềm ẩn hay nhà cungứng bởi vì nếu xét trên một góc độ nào đó nhà cungứng là các đối tác cùng hợp tác, kết hợp với cảng cùng thực hiện hợpđồng hay là khách hàng trực tiếp của cảng nhờ cảng thực hiện một số hoạt động nhỏtrong chuỗi logistics, có thể là đối thủ cạnh tranh của cảng.

g. Khách hàng

Khách hàng chiếm vị trí trung tâm trong mọi hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics, để hoạt động có hiệu quả

thì các doanh nghiệp phải bán được hàng tức là phải có khách hàng thuê dịch vụ logistics.

Khách hàng của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics chủ yếu là các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp này có nhu cầu sử dụng dịch vụ logistics lớn thì ngành dịch vụ logistics mới phát triển được. Hiện nay không ít doanh nghiệp tự mình thực hiện các hoạt động logistics mà không thuê dịch vụ ngoài. Vì vậy, ngành dịch vụ logistics muốn phát triển thì phải cho các doanh nghiệp sản xuất thấy được lợi ích to lớn của việc sử dụng dịch vụ logistics. Và các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics phải không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ của mình,để đảm bảo phục vụ khách hàng tốt nhất.

Một phần của tài liệu PHẠM-THỊ-THỦY-TIÊN-49D KDTM (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(74 trang)
w