Như vậy, hợp đồng này được ký kết giữa hai bên JAMPOO UNION CORP. và CÔNG TY TNHH NHỰA ĐÔNG Á ngắn gọn, đảm bảo các điều kiện tối thiểu để thực hiện giao dịch. Hợp đồng thể hiện rõ ý chí tự do và tự nguyện giữa hai bên mua và bán, đồng thời đáp ứng đủ 4 điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo Điều 81 của Bộ Luật Thương mại Việt Nam:
Chủ thể của hợp đồng có đủ tư cách pháp lý
Đối tượng của hợp đồng hợp pháp
Nội dung của hợp đồng phải hợp pháp
Hình thức của hợp đồng phải hợp pháp
Hợp đồng đã quy định rõ ràng về các điều khoản của một bản hợp đồng chính thống, hợp pháp. Cả hai bên đã quy định với nhau và thỏa thuận mọi điều khoản trong hợp đồng. Hợp đồng được đóng dấu giáp lai của bên mua và bên bán, đồng thời
có cả chữ ký của hai người đại diện của hai công ty. Bản hợp đồng này có tính pháp lý cao, được soạn bằng tiếng Anh. Hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày ký.
Bản hợp đồng đầy đủ các điều khoản cơ bản của một hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Bên cạnh những phần đã quy định chi tiết, đầy đủ ở trên, bản hợp đồng còn một số điểm thiết sót nên bổ sung, các điều khoản vẫn chưa thực sự chặt chẽ và chi tiết. Nguyên nhân có thể do hai bên đối tác có quan hệ làm ăn lâu dài, đã thực hiện nhiều giao dịch từ trước và chưa từng phát sinh tranh chấp hay rủi ro nào trong các giao dịch trước đó nên hoàn toàn tin tưởng nhau, không muốn làm khó đối phương. Nên có thể cho rằng những thiếu sót không gây ảnh hưởng đến giao dịch lần này và hợp đồng chỉ mang tính pháp lý. Ta có thể nhận xét những thiếu sót của Hợp đồng về những điều khoản như sau:
Hợp đồng thiếu điều khoản chất lượng: Cần bổ sung điều khoản chất lượng vào trong hợp đồng và ghi rõ đặc điểm của hàng hóa về chất liệu, hình dáng, hàm lượng chất…
Các điều khoản về số lượng, bao bì chưa đầy đủ nội dung, thông tin chưa rõ ràng, cần bổ sung để thuận tiện trong quá trình thực hiện hợp đồng
Điều khoản bất khả kháng, điều khoản khiếu nại, điều khoản chế tài vi phạm hợp đồng và điều khoản luật áp dụng cho hợp đồng đều không được quy định rõ trong hợp đồng. Điều này là không nên vì dù hai bên là đối tác lâu năm và hoàn toàn tin tưởng nhau nhưng những rủi ro xảy ra do yếu tố khách quan là không thể kiểm soát được. Khi rủi ro xảy ra, nếu không quy định rõ ai là người chịu trách nhiệm và luật cụ thể được áp dụng trong trường hợp rất dễ gây nên mâu thuẫn và tranh chấp, từ đó có thể gây nên mất mối quan hệ đối tác kinh doanh. Trong trường hợp này, khi rủi ro xảy ra đối với hàng hóa trên đường vận chuyển thì người mua là người chịu trách nhiệm vì trong điều kiện CIF, rủi ro được chuyển giao từ người bán sang người mua khi người bán giao hàng xong lên tàu nên người mua sẽ gặp nhiều bất lợi.
CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH BỘ CHỨNG TỪ LIÊN QUAN 3.1. Hóa đơn thương mại – Commercial Invoice
3.1.1. Cơ sở lý thuyết:
a) Khái niệm: Hóa đơn thương mại là một chứng từ quan trọng trong ngoại thương cũng như khi làm thủ tục Hải quan. Hóa đơn thương mại là một chứng từ dùng để thanh toán giữa người bán và người mua. Nói cách khác, Hóa đơn thương mại là chứng từ để người bán có thể đòi tiền người mua.
b) Nội dung của hoá đơn: Trên hóa đơn thương mại thường có rất nhiều nội dung, có những nội dung bắt buộc phải có, có những nội dung để tham chiếu hoặc thêm vào theo yêu cầu của các bên trong lúc thỏa thuận và đàm phán hợp đồng. Các nội dung chính bắt buộc của một hóa đơn thương mại gồm:
• Người xuất khẩu/người gửi hàng (Exporter/Shipper): Ghi rõ tên, địa chỉ cụ thể và thông tin liên lạc.
• Người nhập khẩu/người nhận hàng (Importer/Consignee): Ghi rõ tên, địa chỉ cụ thể và thông tin liên lạc.
• Số hiệu và ngày tháng phát hành (Invoice No. & date): Bắt buộc phải có. Số tham chiếu và ngày tháng phát hành dùng để làm thủ tục khai báo Hải quan và ngoài ra có thể dùng để lưu hồ sơ theo số tham chiếu.
• Phương thức vận chuyển (mode of transport): Ghi rõ phương thức vận chuyển. Ghi rõ điều kiện giao hàng là gì, theo Incoterms thì ghi rõ ấn bản năm bao nhiêu. • Điều kiện thanh toán (Payment): có thể là TT, L/C, D/A, D/P,… và kèm đồng tiền thanh toán.
• Thông tin hàng hóa (Description of Goods): Tên hàng, trọng lượng cả bì, trọng lượng tịnh, số kiện hàng.
• Các thông tin khác có thể có: Bên thông báo (Notifying Party), số hợp đồng (Contract No.), cảng bốc (Port of Loading), cảng dỡ (Port of Discharge), người chuyên chở (Carrier), chữ ký người lập hóa đơn (Signature),…
c) Chức năng: Hóa đơn thương mại có 4 chức năng:
• Chức năng thanh toán: Đây là chức năng quan trọng nhất của hóa đơn thương mại. Hóa đơn thương mại có vai trò như một chứng từ hợp pháp để bên bán có thể yêu cầu bên mua thanh toán. Vì vậy, trên hóa đơn thương mại sẽ ghi các thông tin liên quan tới việc thanh toán như tổng giá tiền, giá của từng mặt hàng, đơn giá, đồng tiền thanh toán,… và phải có đầy đủ con dấu hoặc chữ ký để chắc chắn nghĩa vụ thanh toán.
• Chức năng khai giá Hải quan: Giá ghi trên hóa đơn thương mại là giá cơ sở để tính thuế xuất nhập khẩu. Một số thông tin cũng có thể dùng để khai báo Hải quan như số hóa đơn, ngày phát hành hóa đơn.
• Chức năng tính số tiền bảo hiểm: Giá trên hóa đơn thương mại cũng dùng làm cơ sở để tính tiền bảo hiểm.
• Cơ sở để đối chiếu với các chứng từ khác: hóa đơn thương mại dùng để đối chiếu các thông tin tương ứng trên vận đơn, packing list,… để chắc chắn là đồng nhất và không có sai phạm.
3.1.2. Phân tích nội dung của Commercial Invoice của công ty Fosmosa:
(1) Người gửi hàng: Công ty FORMOSA CHEMICALS & FIBRE CORP
Địa chỉ: 201. Tung Hwa N. Road Taipei. Taiwan. R.O.C (201, đường phía Bắc Trung Hoa, Đài Loan, Trung Quốc).
Điện thoại: +886-2-27122211
Fax: +86 – 1124622260
(2) Người nhận hàng: Công ty TNHH Nhựa Đông Á
Địa chỉ: Khu công nghiệp Châu Sơn, phường Châu Sơn, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.
Fax: +84 - 3859187
Mã số thuế: 0101099228-002
(3) số hiệu và ngày phát hành của hóa đơn: 4AF03149K và phát hành ngày 27/3/2020.
(4) Đơn vị vận tải: GUAYAQUIL BRIDGE, Mã hiệu (Voyage.No): 1728 (5) Điều kiện thanh toán: CIF cảng Hải Phòng (theo INCOTERMS 2010) (6) Số hiệu L/C và chi nhánh mở L/C:
L/C số: TLGTF20071745491, mở ngày: 13/3/2020
Được mở tại: Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) - Chi nhánh Thăng Long.
(7) Mô tả hàng hóa:
Tên hàng General Purpose Polystyrene (Hạt
nhựa GPPS)
Quy cách thông chế kỹ thuật GP550N Tổng số lượng 36 MTS (+/- 0%)
Xuất xứ Taiwan
Đóng gói Theo tiêu chuẩn xuất khẩu trong container
Đơn vị vận tải WAI HAI 223 S336 Cảng đi KAOHSIUNG, TAIWAN Cảng đến Cảng Hải Phòng, Việt Nam
Điều khoản thanh toán Thanh toán 100% bằng thư tín dụng trả ngay
Tổng cộng 36,728,000 USD Tổng số đóng gói 1440 túi
Nhận xét:
Hóa đơn thương mại có tương đối đầy đủ các nội dung được yêu cầu bắt buộc phải có.
Ghi rõ điều kiện giao hàng là điều kiện CIF - Incoterms 2010.
Thông tin về ngân hàng phát hành L/C, số hiệu L/C, ngày phát hành và hình thức thanh toán trùng khớp với L/C chính thức được mở.
Thông tin về đơn vị vận tải, số hiệu tàu, cảng đi, cảng đến được thể hiện đầy đủ ở Hóa đơn thương mại.
3.2. Phiếu đóng gói hàng hóa – Detailed Packing List
Phiếu đóng gói (Packing list) là một chứng từ hàng hóa liệt kê những mặt hàng, loại hàn được đóng gói trong một kiện hàng nhất định, do chủ hàng (người gửi hàng) lập ra. Phiếu đóng gói thường được lập thành 3 bản:
• Một bản để trong kiện hàng để cho người nhận hàng kiểm tra hàng trong kiện khi cần, là chứng từ để đối chiếu hàng hóa thực tế với hàng hóa do người bán gửi. • Một bản kèm theo hóa đơn thương mại và các chứng từ khác lập thành bộ chứng từ xuất trình cho ngân hàng làm cơ sở thanh toán tiền hàng.
• Một bản còn lại lập hồ sơ lưu.
Nội dung của phiếu đóng gói bao gồm các chi tiết sau: tên người bán và người mua, tên
hàng, số hiệu hợp đồng, số L/C, tên tàu, ngày bốc hàng, cảng bốc, cảng dỡ, số thứ tự của
kiện hàng, trọng lượng hàng hóa, thể tích kiện hàng, số lượng container và số container, ...
Phân tích:
Bên bán – Seller Bên mua – Consignee
Tên doanh nghiệp: Công ty FORMOSA CHEMICALS & FIBRE CORP
Địa chỉ: 201. Tung Hwa N. Road Taipei. Taiwan. R.O.C (201, đường
Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH Nhựa Đông Á
Địa chỉ: Khu công nghiệp Châu Sơn, phường Châu Sơn, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.
phía Bắc Trung Hoa, Đài Loan, Trung Quốc). Điện thoại: +886-2-27122211 Điện thoại: +84- 3797888 Mã số thuế: 0101099228-002 Hợp đồng số: 2020-02038/MTHN, lập ngày 7 tháng 2 năm 2020
Đơn vị vận tải: WAI HAI 223 S336
Ngày giao hàng: 27/03/2020
Số hiệu vận đơn: ZIMU HCM000224498
Tên hàng General Purpose Polystyrene (Hạt
nhựa GPPS)
Quy cách thông chế kỹ thuật GP550N Tổng số lượng 36 MTS (+/- 0%)
Xuất xứ Taiwan
Đóng gói Theo tiêu chuẩn xuất khẩu trong container
Đơn vị vận tải WAI HAI 223 S336 Cảng bốc KAOHSIUNG, TAIWAN Cảng dỡ Cảng Hải Phòng, Việt Nam Số L/C TLGTF20071745491 Khối lượng tịnh 36.000.00 KGS Khối lượng cả bì 36.216.00 KGS Tổng số đóng gói 1440 túi
Nhận xét:
Phiếu đóng gói này là một phiếu đóng gói chi tiết, đã thể hiện đầy đủ thông tin cần thiết như: tiêu đề, bên bán, bên mua, cảng bốc, cảng dỡ, mô tả hàng hóa, số lượng, khối lượng tịnh, khối lượng cả bì, cách đóng gói, trong bao nhiêu bao, có bao nhiêu kiện, ghi rõ số lượng container cần. Cho thấy sự chuyên nghiệp, tiết kiệm thời gian cho hai bên, thuận lợi cho việc xếp lẫn bốc dỡ hàng hóa.
Đối chiếu với vận đơn, thông tin hoàn toàn phù hợp và chính xác. Đối chiếu với hợp đồng số lượng hàng hóa, loại hàng, chất lượng đều trùng khớp với hợp đồng, đơn vị trọng lượng áp dụng trùng khớp với hợp đồng.
Phiếu đóng gói có dấu và chữ ký của bên bán.
Tuy nhiên, phiếu này đề cập chưa đầy đủ các thông tin về bên mua, chưa có số điện thoại hoặc Fax liên lạc và tên tàu chở hàng có thể sẽ gây khó khăn cho bên bán khi liên lạc nếu việc vận chuyển gặp khó khăn hay trục trặc.
3.3. Vận đơn đư•ng bi€n - Bill of Lading:
3.3.1. Cơ sở lý thuyết:
a) Khái niệm: Vận đơn đường biển (Bill of Lading) viết tắt là B/L là chứng từ vận chuyển hàng hóa bằng đường biển do người chuyên chở hoặc đại diện của người chuyên chở ký phát cho người gửi hàng sau khi hàng hóa đã được xếp lên tàu hoặc người hàng đã được nhận để vận chuyển đến nơi trả hàng. Trong thực tế, thuyền trưởng hoặc đại lý của hãng tàu được ủy quyền thường là người phát hành vận đơn.
− Là biên lai của người vận tải xác nhận đã nhận hàng để chuyên chở. Đây là chức năng đầu tiên của vận đơn. Khi hàng được xếp lên tàu hoặc được nhận để xếp lên tàu, người gửi hàng nhận biên lai xác nhận người chuyên chở đã thực nhận hàng và người chuyên chở chỉ giao hàng cho người nào xuất trình vận đơn đường biển hợp lệ mà họ đã ký phát ở cảng xếp hàng.
− Là bằng chứng xác nhận hợp đồng vận tải đã được ký kết và chỉ rõ nội dung của hợp đồng đó. Với chức năng này, nó xác định quan hệ pháp lý giữa người vận tải và người chủ hàng, mà trong đó, đặc biệt là quan hệ pháp lý giữa người vận tải và người nhận hàng.
− Là chứng từ xác nhận quyền sở hữu đối với những hàng hóa đã ghi trên vận đơn. Đây là chức năng hay đặc tính quan trọng nhất của vận đơn trong hoạt động thương mại quốc tế hiện nay. Vận đơn cho phép người cầm giữ vận đơn có quyền sở hữu đối với hàng hóa. Quyền sở hữu này có thể được chuyển nhượng bằng cách ký hậu. Với chức năng này, vận đơn là một loại giấy tờ có giá trị, được dùng để cầm cố, mua bán, chuyển nhượng.
c) Vai trò: Vận đơn có các vai trò như sau:
• Làm căn cứ khai hải quan, làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa.
• Làm tài liệu kèm theo hóa đơn thương mại trong bộ chứng từ mà người bán gửi cho người mua (hoặc ngân hàng) để thanh toán tiền hàng.
• Làm chứng từ để cầm cố, mua bán, chuyển nhượng hàng hóa.
• Làm căn cứ xác định số lượng hàng hóa đã được người bán gửi cho người mua, dựa vào đó người ta thống kê, ghi sổ và theo dõi việc thực hiện hợp đồng. d) Phân loại vận đơn:
Phân loại theo chủ thể nhận hàng
− Vận đơn đích danh (straight Bill of Lading): là loại vận đơn ghi rõ tên, địa chỉ và các thông tin khác như số điện thoại, email, fax, … của người nhận hàng. Chỉ người có tên trên vận đơn mới có thể nhận hàng khi xuất trình vận đơn
− Vận đơn theo lệnh (to order Bill of Landing): là loại vận đơn ghi rõ hàng hóa sẽ giao theo lệnh của người gửi hàng hoặc của người được ghi trên vận đơn. Đây là loại vận đơn dùng phổ biến trong buôn bán hàng hóa quốc tế
− Vận đơn vô danh (to bearer Bill of Lading): là loại vận đơn mà tên người nhận hàng sẽ bị bỏ trống (được ghi là vô danh) hoặc phát hành theo lệnh nhưng không ghi rõ là theo lệnh của ai, hoặc phát hành theo lệnh cho một người hưởng lợi nhưng người đó đã ký hậu vận đơn và không chỉ định một người hưởng lợi khác. Người chuyên chở sẽ giao hàng cho người xuất trình vận đơn.
Phân loại theo tình trạng bốc xếp hàng hóa:
− Vận đơn hàng đã bốc (Shipped on board B/L): là loại vận đơn mà người chuyên chở cấp phát cho người gửi hàng khi hàng hóa được bốc lên tàu − Vận đơn nhận hàng để bốc (Received for shipment B/L): là loại vận đơn mà người chuyên chở cấp phát cho người gửi hàng khi hàng hóa chưa được bốc nhưng cam kết sẽ bốc lên con tàu được chỉ định.
1) Loại vận đơn (Bill of Lading): Vận đơn đường biển 2) Số vận đơn (Bill of Lading No.): 001AA73446
3) Tên và Logo người chuyên chở: Tên tàu (Ocean Vessel): WANHAI 223. Mã hiệu (Voyage. No): S336
4) Người gửi hàng (Consignor/Shipper): là bên xuất khẩu, Công ty FORMOSA CHEMICALS & FIBRE CORP. Điều này cho biết bên xuất khẩu trực tiếp thực hiện nghĩa vụ bốc hàng lên tàu mà không thuê một công ty giao nhận vận tải nào khác.
5) Bên nhận (Consignee): Theo lệnh của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín Sacombank- Chi nhánh Thăng Long. Bởi vì, bên nhập khẩu là công ty TNHH Nhựa Đông Á đã mở L/C nên người nhận được ghi trong Bill
Đây là vận đơn theo lệnh có thể chuy€n nhượng bằng cách ký hậu. trên vận đơn ghi rõ tên ngân hàng cho thấy đây là vận đơn theo lệnh. (to order bill of lading). Có nghĩa là khi có lệnh của ngân hàng (thường là khi thanh toán xong) người nhận mới được quyền nhận hàng.
6) Người được thông báo hàng đến (notify party) (nhà cung cấp dịch vụ không chịu trách nhiệm về việc không thông báo): Bên nhập khẩu – Công ty TNHH Nhựa Đông Á. Khi hàng sắp đến, hãng tàu phát hành thông báo hàng đến gửi cho người nhận (có thể là cả người gửi), thông báo về thời gian, địa điểm, kho cảng mà lô hàng sẽ cập. Thông báo này là thông báo hàng về hay thông báo