Thư tín dụng chính thức

Một phần của tài liệu Phân tích hợp đồng và bộ chứng từ nhập khẩu hạt nhựa GPPS của công ty TNHH nhựa đông á (Trang 61)

 L/C chính thức được gửi bằnG điện SWIFT từ Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) Thành phố Hồ Chí Minh (mã SWIFT: SGTTVNVXAXXX) đến Ngân hàng Citibank Đài Loan – Chi nhánh Đài Bắc (mã SWIFT: CITITWTXXXXX)

 Thời gian mở L/C: 17 giờ 16 phút 32 giây, ngày 13 tháng 3 năm 2020

 Lệnh mở L/C của ngân hàng Sacombank

 Nội dung L/C có các trường điện sau: Trường điện 27: L/C có 1 trang điện

Trường điện 40A: Loại L/C không hủy ngang Trường điện 20: Số L/C TLGTF2007174549 Trường điện 31C: Ngày phát hành L/C: 26/04/2020

Trường điện 40E: Quy tắc áp dụng: Áp dụng UCP văn bản mới nhất (UCP 600)

Trường điện 31D: Ngày và địa điểm hết hạn hiệu lực L/C: 26/04/2020 tại Đài Loan (nước người xuất khẩu)

Trường điện 50: Người yêu cầu mở L/C: Công ty TNHH Nhựa Đông Á, khu công nghiệp Châu Sơn, phường Châu Sơn, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam, Việt Nam. Mã số thuế: 0101099228-002

Trường điện 59: Người thụ hưởng: Công ty Hóa chất và Sợi Formosa, số 201, Đường Tung Hwa North, Thành phố Đài Bắc, Đài Loan, Trung Hoa Dân Quốc

Trường điện 32B: Loại tiền: USD – Đô La Mỹ. Tổng tiền: 37728,00 USD Trường điện 39A: Dung sai của số tiền: 00/00 (không có dung sai tín dụng) Trường điện 41D: Cách thực hiện L/C: L/C trả ngay và người thụ hưởng được phép chiết khấu bộ chứng từ tại bất kì ngân hàng nào (chiết khấu ngay khi xuất trình chứng từ cho ngân hàng tại nước ngoài bán)

 Trường điện 42C: Thời hạn thanh toán của hối phiếu: Thanh toán ngay và thanh toán 100% giá trị hoá đơn.

 Trường điện 42A: Người thanh toán: Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) mã SWIFT: SFTTVNVX

 Trường điện 43P: Không cho phép giao hàng từng phần

 Trường điện 43T: Không cho phép chuyển tải

 Trường điện 44E: Cảng xếp hàng: cảng bất kỳ tại Đài Loan

 Trường điện 44F: Cảng dỡ hàng: Cảng Hải Phòng, Việt Nam

 Trường điện 44C: Ngày giao hàng trễ nhất: 04/04/2020

 Trường điện 45A: Mô tả hàng hóa/hoặc dịch vụ Mặt hàng: Hạt nhựa GPPS loại 550N Tổng số lượng: 36 Mét Tấn (dung sai 0%) Đơn giá: 1,048 USD/1 Mét Tấn

Tổng tiền: 37,728 USD

Điều kiện thương mại: Điều kiện CIF Cảng Hải phòng, Việt Nam theo Incoterms 2010

Xuất xứ: Đài Loan

Đóng gói: Theo tiêu chuẩn đóng gói xuất khẩu

 Trường điện 46A: Yêu cầu về chứng từ: 1. Hóa đơn thương mại đã ký tên: 3 bản gốc

2. Bộ đầy đủ 3 bản gốc của vận đơn đường biển sạch, hàng đã bốc sạch lên tàu. Trong đó có nội dung:

- Người nhận hàng trên vận đơn: theo lệnh của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) chi nhánh Thăng Long

- Cước phí vận tải đã trả trước

- Thông báo hàng đến trên vận đơn: người yêu cầu mở L/C. Trên vận đơn phải cho thấy tên và địa chỉ của đại lý hãng tàu tại Việt Nam.

3. Giấy chứng nhận chất lượng và số lượng: 3 bản gốc phát hành bởi nhà sản xuất

4. Giấy chứng nhận xuất xứ: 1 bản gốc và 1 bản photo phát hành bởi Phòng Thương mại Đài Loan

5. Phiếu đóng gói chi tiết: 3 bản gốc phát hành bởi nhà sản xuất

6. Bộ đầy đủ chứng thư bảo hiểm/giấy chứng nhận bao gồm bảo hiểm rủi ro theo điều kiện A bằng 110% giá trị của hóa đơn, không phân biệt tỉ lệ phần trăm, chỉ định số lần tài liệu gốc được phát hành, để trống xác nhận và nêu rõ đại lý khiếu nại, đại lý khảo sát hoặc đại lý giải quyết (với tên và địa chỉ đầy đủ đã nêu) có trụ sở tại Việt Nam.

 Trường điện 47A: Điều kiện bổ sung:

1. Tất cả chứng từ được yêu cầu và tài đính kèm (nếu có) đều phải được ký và đóng dấu bởi người phát hành.

2. Tất cả (những) bản thảo và chứng từ phải được soạn bằng Tiếng Anh. Chứng từ được phát hành bằng bất kỳ ngôn ngữ nào khác ngoài Tiếng Anh nhưng với bản dịch bằng Tiếng Anh được chấp nhận. Cụm từ in sẵn (cụm từ trong vận đơn theo hợp đồng vận chuyển theo chuyến) (nếu có) trên chứng từ phải được soạn bằng Tiếng Anh hoặc song ngữ nhưng một trong hai ngôn ngữ phải là Tiếng Anh.

3. Tất cả những chứng từ được yêu cầu phải có số L/C của ngân hàng. 4. Tất cả những chứng từ được yêu cầu phải trình diện thông qua ngân hàng. 5. Việc gửi hàng không có tác dụng trước ngày phát hành L/C.

6. Chấp nhận chứng từ từ bên thứ ba.

7. L/C không cho phép ngân hàng chiết khấu yêu cầu hoàn trả bằng điện SWIFT xác nhận chứng từ phù hợp, ngân hàng phát hành trả tiền khi nhận được chứng từ phù hợp.

8. Thời điểm tiếp nhận và xử lý chứng từ tín dụng tại ngân hàng phát hành L/C chỉ từ 7 giờ 30 phút sáng đến 4 giờ chiều. Chứng từ được gửi đến quầy của ngân hàng sau 4 giờ chiều giờ địa phương sẽ được được coi là nhận được vào ngày ngân hàng làm việc hôm sau.

9. Vui lòng nắm rõ thông tin là thứ bảy sẽ là ngày làm việc phi phân hàng cho các đơn vị hoạt động/quy trình tài chính thương mại của ngân hàng dù ngân hàng cũng có thể mở cửa theo cách khác cho doanh nghiệp.

10. Thời gian xuất trình không quá 21 ngày sau ngày giao hàng nhưng trong thời hạn hiệu lực của thư tín dụng.

11. Chuyển tải không được cho phép và điều khoản phụ 20(C)(II) của UCP600 không được áp dụng.

 Trường điện 71D: Các khoản phí: Tất cả các khoản phí ngân hàng ngoài Việt Nam và phí xử lý chứng từ của ngân hàng phát hành là của tài khoản của người thụ hưởng.

 Trường điện 49: Chỉ dẫn xác nhận: Không có

 Trường điện 78: Hướng dẫn thanh toán/Chỉ dẫn với các ngân hàng

1. Phí khác biệt 80USD cộng với phí điện báo 35USD để tư vấn về sự khác nhau (nếu có) sẽ được khấu trừ từ số tiền thu được cho mỗi phần trình bày với sự khác nhau.

2. Mỗi bản thảo phải được chứng thực trên bản L/C gốc bởi ngân hàng đàm phán/xuất trình L/C.

3. Vui lòng gửi tất cả chứng từ tới Ngân hàng Sacombank – Chi nhánh Thăng Long tại 60A Đường Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam. Gửi một lần bằng chuyển phát nhanh.

4. Ngay khi nhận được những chứng từ được yêu cầu, tuân thủ tất cả các điều khoản và điều kiện của L/C, ngân hàng sẽ gửi tiền cho người thụ hưởng theo hướng dẫn của họ trong thư gửi cùng chứng từ.

 Trường điện 57D: Thông báo qua ngân hàngYR chi nhánh Đài Bắc

 Trường điện 72Z: Thông tin giữa hai bên: Vui lòng xác nhận đã nhận được L/C này bằng điện SWIFT MT730.

 Thư điện SWIFT kết thúc vào lúc 17 giờ 16 phút 32 giây ngày 13 tháng 3 năm 2020.

Nhận xét:

 Các quy định trong L/C chặt chẽ, về cơ bản là trùng khớp với hợp đồng và bộ chứng từ liên quan.

 Những điểm khác nhau trong Đơn đề nghị cấp L/C và L/C chính thức:

- Ngày hết hiệu lực trong Đơn đề nghị là 5/4/2020, trong L/C là 26/4/2020. Như vậy, L/C chính thức đã kéo dài thời gian hiệu lực thêm 21 ngày.

- Trong Đơn đề nghị hạn giao hàng là 15/3/2020, trong L/C là 4/4/2020. L/C đã kéo dài thời gian giao hàng cho người bán thêm 20 ngày.

lượng không quá nhiều nên nhà sản xuất có thể cung cấp tất cả hàng trong một lần, như vậy sẽ giảm tải chi phí vận tải và những rủi ro trong thanh toán. - Quy định của L/C có lợi và tạo điều kiện thuận lợi hết mức cho người bán.

CHƯƠNG IV: QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG 4.1. Quy trình thực hiện hợp đồng của bên nhập khẩu

Quy trình thực hiện bao gồm 12 bước:

 Nghiên cứu thị trường tìm nguồn cung hàng hoá và lựa chọn đối tác

 Quá trình hỏi hàng, bên bán chào hàng

 Lựa chọn hình thức nhập khẩu

 Xác định nhu cầu (luợng) và chi phí (giá) nhập khẩu

 Đàm phán ký kết hợp đồng

 Xin phép nhập khẩu

 Mở L/C với ngân hàng

 Thanh toán cho ngân hàng lấy chứng từ gốc

 Nhận hàng

 Giải quyết tranh chấp phát sinh

4.1.1. Nghiên cứu thị trường tìm nguồn cung hàng hoá và lựa chọn đối tác và quá trình hỏi hàng, bên bán chào hàng trình hỏi hàng, bên bán chào hàng

 Hạt nhựa GPPS phổ biến ở các nước có mỏ dầu, Công ty TNHH Nhựa Đông Á được rất nhiều hàng từ Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc chào hàng. Jampoo Port là công ty hợp tác với công ty Nhựa Đông Á trong một khoảng thời gian nhất định và cả hai đã hiểu được cách làm việc của nhau. Hơn nữa, việc công ty Nhựa Đông Á biết được mức giá bên Trader đã khiến công ty đưa ra quyết định lựa chọn Jampoo Union Port là Trader.

 Jampoo đã đưa ra một số nhà cung cấp và sản xuất như: Formosa, Asahimas, Shinetsu, Zhongtai. Sau khi tìm hiểu và cân nhắc, Công ty Nhựa Đông Á quyết định lựa chọn Formosa Chemicals & Fibre Corporation vì đây là công ty uy tín lâu năm trong lĩnh vực sản xuất hạt nhựa… và đạt chất lượng chuẩn và hợp lý.

4.1.2. Lựa chọn hình thức nhập khẩu

Hình thức được lựa chọn ở đây là hình thức nhập khẩu trực tiếp.Người mua và người bán hàng hóa trực tiếp giao dịch với nhau, quá trình mua và bán không hề ràng buộc lẫn nhau. Bên mua có thể mua mà không bán và ngược lại.

Nhập khẩu trực tiếp được tiến hành khá đơn giản. Trong đó, bên nhập khẩu muốn ký kết được hợp đồng kinh doanh nhập khẩu thì phải nghiên cứu thị trường, tìm kiếm đối tác phù hợp, ký kết và thực hiện hợp đồng, tự bỏ vốn, chịu mọi rủi ro và chi phí trong giao dịch…

Công ty Nhựa Đông Á gửi tới Công ty Jampoo (trung gian thương nhân) đơn đặt hàng số BM08-2020-02-GPPS-JP ngày 7/2/2020, nhập khẩu lô hàng hạt nhựa GPPS – GP550N với:

 Số lượng: 36 MTS

 Đơn giá: 1,048 USD/1 MTS

4.1.4. Đàm phán ký kết hợp đồng

Quá trình đàm phán các điều khoản hợp đồng không quá phức tạp vì thương nhân trung gian và công ty nhập khẩu là đối tác lâu năm nên các điều khoản trên hợp đồng hầu như không thay đổi nhiều.

Jampoo Union Corp. (thương nhân trung gian nhận ủy thác bán) kí trước sau đó gửi bản scan cho công ty nhập khẩu. Sau đó công ty này kí tươi và gửi ra Ngân hàng để tiếp tục khâu thanh toán LC.

4.1.5. Xin phép nhập khẩu

Hàng nhựa này không thuộc trường hợp cấm nhập khẩu hay bị hạn chế nhập khẩu nên không cần xin giấy phép nhập khẩu.

4.1.6. Mở LC với ngân hàng

Sau khi hai bên thỏa thuận và ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, với điều khoản thanh toán theo phương thức thư tín dụng (L/C), bên nhập khẩu (bên mua) là Công ty TNHH Nhựa Đông Á gửi chấp nhận thanh toán bằng thư tín dụng cho người xuất khẩu cho bên xuất khẩu (bên mua) là Công ty Hóa chất và Sợi Formosa hưởng lợi.

Bên mua căn cứ vào điều khoản hợp đồng gửi đơn đề nghị, yêu cầu tới ngân hàng Sacombank tại Việt Nam phát hành L/C cam kết trả tiền cho bên bán nếu bên bán sau khi giao hàng, xuất trình bộ chứng từ phù hợp với những nội dung của thư tín dụng và được ngân hàng chấp nhận.

Bên mua phải chuẩn bị bộ hồ sơ gửi cho ngân hàng gồm có: Bản chính giấy đề nghị phát hành L/C theo mẫu của ngân hàng, Một bản sao hợp đồng mua bán hàng hóa 2 bên đã kí, Một bản sao Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh, Giấy phép nhập khẩu của Bộ Công thương hoặc Bộ Chuyên ngành.

Ngân hàng Sacombank sau khi xem xét, kiểm tra độ tín nhiệm của Công ty Nhựa Đông Á, tiến hành mở L/C cho Công ty Hóa chất và Sợi Formosa hưởng lợi và gửi L/C cho ngân hàng Citibank (ngân hàng thông báo) của bên bán, yêu cầu ngân hàng này chịu trách nhiệm thông báo L/C cho bên bán.

4.1.7. Thanh toán cho ngân hàng lấy chứng từ gốc

Bộ chứng từ được gửi từ ngân hàng Citibank do công ty Formosa lập sẽ được kiểm tra cẩn thận, và mọi thông báo và thanh toán cho bên bán thông qua ngân hàng

Sau đó, ngân hàng Sacombank tiến hành phát hành thanh toán đến công ty Nhựa Đông Á: Khi hàng gần đến cảng Hải Phòng, bên mua không thực hiện ký quỹ mà thanh toán tiền ngay bằng vốn tự có theo thỏa thuận trong hợp đồng cho ngân hàng Sacombank và nhận quyền sở hữu bộ chứng từ từ ngân hàng và đóng L/C, xuất trình bộ chứng từ cho hải quan để nhận hàng.

4.1.8. Làm thủ tục thông quan nhập khẩu

 Công ty Nhựa Đông Á (bên mua) khai hải quan thông qua hệ thống

VNACCS/VCIS. Cơ quan Hải quan Chi cục Hải Quan Hà Nam Ninh tiếp nhận và xử lý tờ khai thông qua Đội thủ tục hàng hóa xuất nhập khẩu. Tờ khai hải quan gồm 3 trang với các thông tin sau:

 Thông tin khai báo tổng quan: số tờ khai, ngày và giờ đăng ký, mã phân loại kiểm tra, mã loại hình, mã số thuế đại diện

 Thông tin về đơn vị xuất khẩu, nhập khẩu: tên, mã số thuế, địa chỉ, mã bưu chính, số điện thoại

 Thông tin về vận chuyển: số vận đơn, địa điểm lưu kho, địa điểm xếp – dỡ hàng, tên hãng vận chuyển, ngày dự kiến hàng đến

 Thông tin về hàng hóa: mã số, mô tả, số lượng, trọng lượng, đơn giá, tổng giá trị, số container chở

 Thông tin hóa đơn: mã số hóa đơn, ngày phát hành, phương thức thanh toán, tổng giá trị đơn hàng

 Lấy kết quả phân luồng:

Theo quy định của Việt Nam hiện nay, hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam khi làm thủ tục thông quan nhập khẩu được chia làm 3 mức

Mức (1) = luồng xanh: miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa Mức (2) = luồng vàng: kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa Mưc (3) = luồng đỏ: kiểm tra chi tiết hồ so và kiểm tra thực tế hàng hóa.

 Đơn hàng này thuộc luồng đỏ

Bên mua nộp thuế ngay, không thực hiện chuyển khoản với tổng giá trị tính thuế là 888.871.680 VNĐ

Tỷ giá tính thuế là 23.560 VNĐ.

Tổng tiền thuế phải nộp là 137.775.110 VNĐ

(Bao gồm: thuế xuất khẩu: thuế suất: 5%, số tiền thuế: 44,443,584 VNĐ

thuế giá trị gia tăng: thuế suất: 10%, số tiền thuế: 93.311.526 VNĐ)

 Cùng ngày, sau khi hoàn thành xong thủ tục khai hải quan, đóng thuế và được cấp phép thông quan xuất khẩu, Công ty Nhựa Đông Á cầm chứng từ giao hàng lấy từ ngân hàng Sacombank ra hãng tàu đổi lệnh để lấy hàng

4.1.9.Làm thủ tục kiểm hóa

Vì hàng hóa thuộc luồng đỏ nên phải làm thủ tục kiểm hóa bởi cơ quan giám định

Đại diện của công ty SME sẽ có trách nhiệm liên hệ trực tiếp cho cảng Hải Phòng và uỷ thác cho cảng dỡ hàng cũng như chuẩn bị đầy đủ các chứng từ cần thiết và phương tiện để nhận hàng. Ngay khi tàu đến cảng Hải Phòng, hãng tàu sẽ thông báo thời gian để sẵn sàng làm hàng. Và sau đó, công ty SME sẽ mang vận đơn để xuất trình cho hãng tàu ở nơi cảng Hải Phòng.

Đại diện của công ty cần kiểm đầy đủ các giấy tờ, vận đơn cần thiết như: vận đơn vận chuyển, vận đơn đường biển, hoá đơn gốc, giấy giới thiệu chứng minh thư nhân dân của SME. Hơn nữa, việc kiểm tra số lượng hàng hoá theo Packing List cũng vô cùng quan trọng, từ đó sẽ cơ sở để báo lại cho bên bán trong trường hợp bị thiếu hay tổn thất về mặt hàng hoá.

Cuối cùng, công ty SME sẽ làm thủ tục thông quan và chuyển hàng tới người nhập khẩu.

4.1.11. Giải quyết tranh chấp

Giao dịch hai bên diễn ra thuận lợi và không phát sinh tranh chấp

Một phần của tài liệu Phân tích hợp đồng và bộ chứng từ nhập khẩu hạt nhựa GPPS của công ty TNHH nhựa đông á (Trang 61)