Năm 2015, doanh số của Alibaba đạt 12,3 tỷ USD với lợi nhuận là 3,7 tỷ USD, cao hơn 1 tỷ USD so với lợi nhuận của Amazon dù doanh số của tập đoàn Mỹ lớn gấp 10 lần Alibaba.
Nếu nhìn vào hệ số biên lợi nhuận của Alibaba trong 1 năm qua, bạn sẽ thấy một điều khá thú vị. Tại sao một công ty kiếm lợi nhuận chủ yếu tại Trung Quốc (hơn 83%) lại có tổng mức lợi nhuận lớn hơn cả những nhà bán lẻ quốc tế như Amazon, eBay hay Walmart?
Hình 2.11 Hệ số biên lợi nhuận của Alibaba, Amazon, eBay và Walmart năm 2015
(Nguồn: www.alibaba.osbholding.com)
Hình 2.12 Lợi nhuận chính của Alibaba là từ thị trƣờng Trung Quốc (USD) năm 2015
2.2.2.1 Được ủng hộ từ chính phủ Trung Quốc
Trong quá trình mở rộng ra toàn cầu, sẽ là thiếu sót nếu không nhắc tới sự ủng hộ của chính phủ Trung Quốc đối với Alibaba. Với mục tiêu đưa một công ty địa phương vào hàng ngũ những công ty công nghệ tầm cỡ thế giới, chính phủ nước này đã dành rất nhiều khoản hỗ trợ cho gã khổng lồ Alibaba.
Một thị trường rộng lớn như Trung Quốc khiến nhiều doanh nghiệp lớn trên thế giới khao khát. Ban đầu, Taobao đã hoàn toàn hạ gục và thổi bay tham vọng của eBay tại thị trường Trung Quốc. công ty nhận được sự hỗ trợ lớn từ Chính phủ nước này, phần lớn người tiêu dùng Trung Quốc hiện nay chỉ biết đến Taobao của Alibaba mà không biết đến Amazon, eBay.
Các khách hàng cũng không thể tìm kiếm sản phẩm của Taobao trên Google hay Baidu - trang tìm kiến lớn nhất Trung Quốc, mà chỉ có thể tìm trên Taobao. Đây là điều mà Amazon không thể làm được với thị trường cốt lõi của mình là Mỹ.
Tuy nhiên, ngoài eBay, một số tên tuổi khác gồm Amazon và Walmart vẫn không lùi bước.
Năm 2004, Amazon đã mua Joyo.com - một hãng bán lẻ trực tuyến được đồng sáng lập bởi Lei Jun - CEO của Xiaomi. Trong khi đó, Walmart vào năm 2012 đã nắm quyền kiểm soát Yihaodian - một nhà bán lẻ trực tuyến.
Ngoài những yếu tố được cho là “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” và biết nắm bắt thời cơ, tập đoàn Alibaba đã tạo được niềm tin với các nhà lãnh đạo Trung Quốc rằng Alibaba làm ăn “an toàn”. Dù không cấm các nhà bán lẻ trên hoạt động nhưng chính phủ Trung Quốc lại khiến những công ty này “toát mồ hôi”. Trong khi Walmart nhiều lần bị phạt do “vi phạm quy định” thì Amazon lại cho thấy kết quả kinh doanh “lẹt đẹt” tại thị trường Trung Quốc. Cả chính phủ Trung Quốc và Alibaba đều muốn nền kinh tế diễn biến theo chiều hướng tốt và tạo ra việc làm. Chúng tôi đều muốn mỗi gia đình Trung Quốc hạnh phúc. Vì vậy, chúng tôi cần phải kết hợp với nhau để làm tốt hơn nữa phải không?
2.2.2.2 Lợi thế trong mô hình kinh doanh của Alibaba
Alibaba có thể coi là một nơi giao dịch, một “cái chợ” cho người mua và kẻ bán gặp nhau. Trong đó, tất cả mọi người không cần phải chả phí vào “chợ” mà chỉ có những người bán hàng muốn chọn vị trí đẹp thì trả thêm tiền.
Mô hình này của Alibaba khác với các hãng bán lẻ khác như Amazon hay Walmart khi không cố mua rẻ từ nhà sản xuất và cố bán cho khách hàng. Nhờ đó, công ty Trung Quốc này không phải chịu thêm những chi phí cũng như rủi ro mà các hãng bán lẻ phải đối mặt.
Như vậy, Amazon và các hãng bán lẻ khác ngoài làm đại lý trung gian còn trực tiếp tham gia chào bán hàng hóa, khiến doanh thu của tập đoàn luôn ở mức cao trong khi lợi nhuận lại chẳng bằng Alibaba. Năm 2015, doanh thu của Amazon đạt 107 tỷ USD còn Walmart đạt hơn 480 tỷ USD.
2.2.2.3 Cách Alibaba quản lý hệ thống giao hàng.
Khác với phần lớn các tập đoàn bán lẻ khác, phần lớn các sản phẩm của Alibaba được thuê ngoài vận chuyển hay lưu kho. Điều này nghe có vẻ không hợp lý khi quá trình này thường được các công ty kiểm soát chặt chẽ nhằm tránh thất thoát.
Dẫu vậy, cách làm của Alibaba lại thành công nhờ mô hình quản lý thông minh.
Hình 2.13 Quy trình lƣu kho vận chuyển hàng hóa của Alibaba
Thông thường, người bán sẽ có quyền quyết định công ty chịu trách nhiệm vận chuyển hay lưu kho sản phẩm của mình nếu đơn hàng được thực hiện trên Alibaba. Công ty hậu cần được chọn sẽ cung cấp thông tin về nhà kho, cách nhận hàng, giao hàng...
Công việc của Alibaba khi này chỉ là chia sẻ thông tin, tiếp nhận thông tin giao hàng, quản lý chung quá trình vận chuyển... Hệ thống điện toán đám mây của hãng cho phép cả người bán và bên mua tra cứu quá trình vận chuyển sản phẩm trên Website và có ý kiến phản hồi ngay lập tức nếu xảy ra vấn đề. Nói cách khác, Alibaba chỉ chịu trách nhiệm điều phối, còn công việc vận chuyển được thuê ngoài. Bằng cách làm này, Alibaba có thể tiết kiệm được chi phí xây dựng đội ngũ hậu cần mà vẫn kiểm soát được quy trình vận chuyển, lưu kho hàng hóa.
Ngoài ra, việc tách mảng hậu cần ra thành một công ty riêng khiến dịch vụ hậu cần của Alibaba hoạt động được tốt hơn khi tự chủ về lợi nhuận. Đặc biệt, tập đoàn Trung Quốc này hoàn toàn có thể tham chiến mảng kinh doanh hậu cần trong tương lai khi công ty hậu cần của hãng đã đủ lớn mạnh.
2.2.2.4cách Alibaba thành lập quan hệ với đối tác của mình.
Do phải thuê ngoài nên Alibaba luôn biết cách thiết lập quan hệ với các công ty khác. Năm 2013, khi hãng thành lập Cainiao Logistics, đây là một doanh nghiệp bao gồm 5 hãng chuyển phát nhanh ở Trung Quốc. Việc Alibaba thuyết phục được 5 hãng chuyển phát nhanh vốn là đối thủ của nhau này hợp tác và cùng làm việc, cùng hưởng lợi với tập đoàn là một minh chứng cho thấy khả năng thương thuyết và quan hệ mạnh của công ty. Trong khi đó, những hãng bán lẻ trực tuyến như Amazon lại không có được mối quan hệ chặt chẽ như vậy. Các tập đoàn này luôn muốn sử dụng dịch vụ với giá rẻ nhất và đây là lý do quan hệ giữa Amazon với đối tác vận chuyển UPS không thực sự tốt. Quan điểm chiến lược trên của Alibaba khiến hãng tạo nên nhiều đối tác hơn là kẻ thù trong thương trường, qua đó gia tăng lợi thế, vị thế của hãng. Trong khi đó, việc cố gắng kiểm soát mọi thứ chỉ khiến tốn nhiều chi phí cũng như tạo ra nhiều đối thủ hơn.
2.2.2.5 Chính sách minh bạch
Tiếp theo, để lấn sân thị trường bán lẻ và thay đổi văn hoá tiêu dùng trực tiếp của người Trung Quốc, Alibaba đã kết hợp giữa hai hình thức: mua hàng qua mạng nhưng thanh toán tận nơi. Alibaba xây dựng một mạng lưới rộng lớn những người giao hàng bằng xe máy, giao hàng tận tay người mua và nhận tiền mặt trực tiếp.
Đồng thời, Alibaba trở thành công ty bán lẻ đầu tiên của Trung Quốc cho phép người mua trả lại hàng. Điều này đã nhanh chóng giúp Alibaba gây dựng niềm tin về chất lượng sản phẩm cũng như mang đến sự tiện lợi cho khách hàng.
Năm 2011, Alibaba điều tra phát hiện có nhân viên định tuồn hàng giả, hàng nhái kém chất lượng vào hệ thống, công ty đã ngay lập tức thông báo công khai tới người tiêu dùng thay vì “ém nhẹm” để xử lý nội bộ. Chính sách minh bạch đó đã góp phần rất lớn giúp Alibaba nhận được sự tin tưởng của khách hàng.