3.2.1.1 Chủ động tìm hiểu rõ về thương mại điện tử và ứng dụng vào điều kiện Việt Nam
Tìm hiểu rõ về TMĐT, những lợi ích cũng như những hạn chế nói chung và xét trên bình diện ứng dụng vào Việt Nam nói riêng là điều vô cùng cần thiết để doanh nghiệp có thể áp dụng thành công TMĐT. Đây cũng là điều đầu tiên mà doanh nghiệp Mỹ - doanh nghiệp của một nước có TMĐT phát triển hàng đầu thế giới quan tâm đến. Nhưng Mỹ là một nước phát triển cả về kinh tế và công nghệ, họ chủ động trong việc sang tạo và nắm bắt cũng như ứng dụng TMĐT. Còn Việt Nam do điều kiện cơ sở vật chất còn yếu kém, ngành CNTT chưa thực sự phát triển do đó để nắm bắt, tìm hiểu và sáng tạo các phần mềm xử lý giao dịch qua mạng, chuyển đổi hoàn toàn cơ cấu và hình thức kinh doanh như các doanh nghiệp Mỹ là điều vô cùng khó. Cho nên trong điều kiện Việt Nam, các doanh nghiệp cần tìm hiểu rõ TMĐT là gì, những lợi ích mà TMĐT mang lại để từng bước ứng dụng vào các khâu của quá trình kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của mình với các doanh nghiệp nước ngoài.
Cho tới năm 2005 rất nhiều daonh nghiệp Việt Nam vẫn chưa biết tới lợi ích của TMĐT kể cả nhiều doanh nghiệp Nhà nước có quy mô lớn. Cần chủ động tìm hiểu lợi ích của TMĐT, coi đây là một trong những nhiệm vụ gắn với việc xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn. Đầu tiên là vấn đề nhận thức nhận thức của người chủ daonh nghiệp, của các nhân viên trong doanh nghiệp về hình thức kinh doanh mới này. Vì sự bảo thủ, “Sự đổi mới” hay vì sự do dự trước những rủi ro mà TMĐT có thể mang lại, đó là lý do cản trở các doanh nghiệp vào cuộc. Là một hình thức kinh doanh mới, hiện đại, là xu thế phát triển của nền thương mại trong tương lai, đặc biệt là nền thương mại quốc tế. Để phát triển được trong xu thế nền kinh tế “số hoá” như hiện nay, các doanh nghiệp cần phải có quyết tâm để nắm bắt được những thời cơ mới. Tìm hiểu và nắm bắt được những vấn đề đặc biệt sẽ giúp doanh nghiệp tránh được những rủi ro, đạt hiệu quả cao nhất. Trong bối cảnh có tác động to lớn
và toàn diện tới năng lực cạnh tranh của từng doanh nghiệp và gia nhập tổ chức thương mại thế giới sức ép cạnh tranh từ việc mở cửa thị trường sẽ rất lớn nên việc tìm hiểu lợi ích của để nâng cao sức cạnh tranh là cấp thiết.
3.2.1.2 Thận trọng trong việc lựa chọn và xây dựng mô hình phù hợp
Một số doanh nghiệp đã nhận thức được lợi ích của TMĐT, tuy nhiên còn nhiều lúng túng trong việc triển khai cụ thể hoặc có tâm lý trông chờ vào sự hướng dẫn, hỗ trợ từ phía nhà nước. cần thấy rằng việc triển khai khó có thể rập khuôn theo các mô hình có sẵn. Do vậy, cần tìm hiểu, nghiên cứu và tự chọn cho mình mô hình thích hợp với quy mô doanh nghiệp, loại hình kinh doanh, trình độ cán bộ và khả năng của chính mình trên cơ sở mô hình đã chọn, các cần xây dựng kế hoạch triển khai, bao gồm kế hoạch tài chính các sàn giao dịch thương mại điện tử, nhất là các sàn có sự hỗ trợ kinh doanh tốt và miễn phí trên cơ sở đầu tư nguồn lực tài chính, nguồn lực con người. Xây dựngc chiến lược kinh doanh trên cơ sở TMĐT là bước chuyển đổi ban đầu cho một khi kinh doanh TMĐT. Việc xây dựng chiến lược kinh doanh có thể tập trung vào một số vân đề như : Khách hàng, thị trường, các đối thủ cạnh tranh cũng như các hoạt động trong nội bộ doanh nghiệp, sau đây là 10 bước cần thiết để xây dựng kế hoạch triển khai mô hình tại như sau :
B1: Tiến hành các chương trình giao dục và đào tạo trên tất cả các cấp độ quản lý trong công ty để toàn thể nhân viên có kiến thức và hiểu biết về hệ thống và các giao dịch trên các phương tiện điện tử.
B2: Xem xét lại các mô hình cung cấp và phân phối của doanh nghiệp để lường trước những ảnh hưởng lên mạng lưới cung cấp và kênh phân phối.
B3: Tìm hiểu và phân tích các nhu cầu từ phía khách hàng và các đối tác để đáp ứng kịp thời.
B4: Đánh giá lại các sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty. Doanh nghiệp không chỉ kinh doanh các sản phẩm vật chất truyền thống mà còn cả các sản phẩm số, dịch vụ trực tuyến, các sản phẩm và dịch vụ thông tin.
B5: Củng cố vai trò của bộ phận nhân sự. Bộ phận nhân sự có nhiệm vụ mới trong việc thiết lập môi trường điện tử gồm: Thiết lập các chính sách hoạt động
trong môi trường Internet, xây dựng hệ thống thẻ số cho nhân viên, xây dựng các đinh nghĩa mới cho công việc.
B6: Mở rộng hệ thống của công ty ra ngoài. Doanh nghiệp cần liên kết các sản phẩm/dịch vụ với các catalogue, các hộp thoại, các miền thương mại trên mạng cũng như các mạng Intranet của các đôi tác và các nhà cung cấp.
B7: Theo dõi các đối thủ cạnh tranh và thị phần.
B8: Phát triển chiến lược tiếp thị qua web. Các doanh nghiệp nên xây dựng chiến lược phát triển trong đó phải được phát triển như là một kênh tiếp thị ban đầu. B9: Tham gia xây dựng và phát triển các thị trường ảo, nơi các trao đổi và giao dịch thông tin về sản phẩm và dịch vụ sẽ diễn ra.
B10: Quản lý TMĐT. TMĐT là một mảng kinh doanh đầy mới mẻ cho nên cần thay đổi cách kinh doanh cũ, quản lý theo phương pháp mới để phù hợp với hoạt động của doanh nghiệp.
3.2.1.3 Chủ động học hỏi các nước đi trước để trau dồi kinh nghiệm
Việt Nam CNTT, khoa học kỹ thuật và ứng dụng Internet cùng các giao thức TMĐT mới chỉ đang ở giai đoạn sơ khai, chậm hơn so với các nước phát triển rất nhiều. Đây là nược điểm của nền kinh tế Việt Nam nhưng cũng vì lý do đó mà các doanh nghiệp Việt Nam có thuận lợi của một nước đi sau, đã thấy, đã hiểu, đã có cơ hội học hỏi từ thành công và thất bại từ các nước đi trước, từ đó có thể phát triển một cách vững chắc. Trong phạm vi khoá luận nghiên cứu về kih nghiệm của Alibaba, từ các mô hình doanh nghiệp thành công và thất bại, các doanh nghiệp có thể suy nghĩ về những được mất khi tham gia TMĐT, những lơị ích cũng như thách thức mà TMĐT mang lại, những điều nên tránh và những điều nên học hỏi so sánh với môi trường kinh doanh ở Việt Nam để phát triển bền vững. Ví dụ như các doanh nghiệp Việt Nam có thể học hỏi từ Alibaba tinh thần chấp nhận rủi ro, tiên phong đi đầu, khả năng hợp tác, sẵn sàng trao đổi thông tin và kinh nghiệm giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước, tận dụng triệt để mọi lợi thế sẵn có.
3.2.1.4. Chủ động chuẩn bị, nắm bắt các kỹ nghệ tiên tiến, tích cực đầu tư cho hạ tầng công nghệ và nhân lực của DN
- Nắm bắt các kỹ nghệ tiên tiến
Việt Nam không phải là nước đi đầu trong ứng dụng TMĐT, cũng ko phải là nước có ngành KH-KT, công nghệ tiên tiến trên thế giới. Nếu như Mỹ học hỏi kinh nghiệm các nước đi đôi với chủ động sang tạo, sản xuất phần mềm phục vụ hoạt động kinh doanh thì Việt Nam cần thiết nhất là phải chủ động chuẩn bị, nắm bắt các kỹ nghệ tiên tiến trên thế giới, nếu có thể sang tạo các công cụ khoa học ứng dụng hiệu quả vào điều kiện Việt Nam thì càng tốt. Các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động nắm bắt các kỹ nghệ tiên tiến, điều chỉnh cơ cấu sản xuất đầu tư, thiết bị, phương thức kinh doanh nhằm nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá, nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm giá thành để có thể cạnh tranh được với hàng hoá và dịch vụ, nhất là các dịch vụ bưu chính viễn thông, một khi ta hội nhập mở cửa với các nước ASEAN, các doanh nghiệp của ta có đủ sưcs cạnh tranh trên sân nhà và vươn ra thị trường các nước trong khu vực.
- Đầu tƣ đủ mạnh về trang thiết bị kỹ thuật
Đây là các yêu cầu về máy móc, công nghệ. Về máy móc, doanh nghiệp cần trang bị đầy đủ máy tính và các trang thiết bị kỹ thuật như các thiết bị mạng đạt đủ tiêu chuẩn. Về truyền thông, doanh nghiệp phải có một đường truyền dẫn dữ liệu ổn định, nhanh, chính xác. Không chỉ nhà nước đầu tư cho cơ sở hạ tầng, trang thiết bị mà chính doanh nghiệp để đảm bảo cho sự thành công của mình cần có sự đầu tư thích hợp cho các thiết bị, hệ thống máy móc, công nghệ trong doanh nghiệp. Đặc biệt là phải quan tâm đến hệ thống an toàn và bảo mật cho khách hàng, có như vậy mới khuyến khích được khách hàng sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp mình. An ninh và bảo mật là một vấn đề không có gì xa lạ nhưng chưa được giải quyết triệt để ngay cả ở trên thế giới, cộng với việc của các doanh nghiệp Việt Nam là phải chủ động nắm bắt các đổi mới trên thế giới để nâng cao cơ sở hạ tầng công nghệ cho doanh nghiệp mình.
- Nguồn nhân lực
Doanh nghiệp cần có một đội ngũ chuyên gia tin học mạnh, thường xuyên bắt kịp các tiến bộ mới về CNTT để phục vụ cho việc giao dịch, cũng như có khả năng thiết kế các công cụ phần mềm đáp ứng được nhu cầu về hoạt động của doanh nghiệp (thiết kế các trang web quảng cáo sản phẩm, làm các đơn chào hàng, xây dựng quy trình chuẩn cho việc mua bán, thanh toán trên mạng…) và giải quyết các sự cố kỹ thuật phát sinh (diệt virus tấn công, có biệ pháp phòng ngừa và bẻ gãy tội phạm tin học…)
3.2.1.5 Nghiên cứu và tận dụng triệt để những cơ hội phátr triển TMĐT
Việt Nam đang ở bước đầu của quá trình ứng dụng và phát triển TMĐT vì vậy các doanh nghiệp muốn ứng dụng thành công cần phải đối mặt với những khó khăn nhất định về mặt khách quan và chủ quan về phái chính phủ, về bản thân doanh nghiệp và về phái người tiêu dùng. Các doanh nghiệp Mỹ có lợi thế vô cùng to lớn mà họ đã tận dụng được, đó là chính phủ Mỹ rất quan tầm và để cao vai trò của thương mại điện tử, CNTT ở Mỹ phát triển nhanh mạnh và đứng đầu trên thế giới tạo cơ sở vật chất cho donah nghiệp; người tiêu dung Mỹ thích phương thức thanh toán tự do thích sử dụng thẻ và dễ dàng chấp nhận rủi ro khi mua sắm trực tuyến. Ngược lại, các doanh nghiệp Việt Nam không có được những điều kiện thuận lợi đó. Về phía chính phủ, do hạn chế trong hiểu biết về thương mại điện tử nên chưa có sự quan tâm thích đáng và chưa đề cao được vai trò của thương mại điện tử, luật giao dịch mới chỉ được ban hành vào năm 2005 và đến tháng 3/2006 mới có hiệu lực thi hành và cũng chưa thực sự điều chỉnh một cách đầy đủ. Ở Việt Nam cũng chưa có một cơ quan nào có thẩm quyền thực sự để giám sát các hoạt động kinh doanh thương mại điện tử. Về phía doanh nghiệp, trình độ và của các cấp lãnh đạo cũng như của đội ngũ nhân viên còn hạn chế, cơ sở hạ tầng còn yếu kém. Công nghiệp phần mềm Việt Nam hiện tăng trưởng với tốc độ thấp, 13%/năm (bằng ½ tốc độ của giai đoạn 1996-2000) và mất cân đối nghiệm trọng, Phần cứng chiếm tỷ trọng gấp bốn lần tỷ tọng phần mềm và dịch vụ. Số chuyên viên tham gia ngành công nghiệp phần mềm hiện chỉ khoảng 8000 người. Cả nước hiện mới có khoảng 32 ngàn chuyên gia tin học; đa số cán bộ còn chưa có thói quen làm việc trên máy
vi tính, cũng như quản lý và kinh doanh trên mạng máy tính và các thiết bị thông itn khác. Về phía người tiêu dùng, người tiêu dùng Việt Nam thường không thích thay đổi thói quen mua sắm truyền thống, lo sợ về các rủi ro có thể gặp phải khi giao dịch qua mạng. Từ các yếu tố trên, doanh nghiệp gặp không ít khó khăn trong việc đóng góp ý kiến cho chính phủ và thuyết phục người tiêu dùng tham gia.
Điều doanh nghiệp cần phải làm là từ kinh nghiệm của Mỹ, chúng ta có những biến đôi để áp dụng được vào điều kiện Việt Nam, khai thác những lợi thế khác khi ứng dụng thương mại điện tử ở Việt Nam để tìm ra cơ hội phát triển trong điều kiện nước ta. Một số lợi thế của Việt Nam như: Nguồn nhân lực cần cù, chịu khó, thông minh, chi phí nhân lự rẻ, hội nhập với các nước. Các doanh nghiệp có thể huy động chất xám từ người Việt Nam sống và học tập ở nước ngoài, kêu gọi trợ giúp về vốn và công nghệ từ các nước phát triển trên thế giới, tận dụng những tiến bộ, thành quả công nghệ sẵn có trên thế giới, xây dựng các chương trình, buổi hội thảo để giản giải cho người tiêu dùng về lợi ích của và những tiện ích mà doanh nghiệp mình cung cấp.
3.2.1.6 Coi trọng vấn đề khai thác và phát triển các ứng dụng thương mại điện tử, đặt vấn đề an ninh, bảo mật lên hàng đầu
Thực tế phát triển TMĐT tại VN cho thấy các DN chưa khai thác hết các tiềm năng của TMĐT, các hoạt động qua internet mới chỉ dừng lại ở mức sơ khai, khai thác một số ứng dụng đơn giản như: Gửi mail, chat, giới thiệu doanh nghiệp, tìm kiếm thông tin…. Các doanh nghiệp có Website và đầu tư cỉa tiên liên tục cho Website không nhiều. Ban CNTT-TMĐT công bố đến năm 2 - 3 chỉ có 3% tổng số doanh nghiệp cả nước (khoảng 3000 doanh nghiệp) có Website riêng, 7% bắt đầu nghiên cứu việc sử dụng Internet. Trong các doanh nghiệp đã lập Website cho thấy 99.6% số Website có cung cấp thông tin giới thiệu doanh nghiệp, 93,1% đa thông tin gới thiệu sản phẩm.
Một vấn đề mà các doanh nghiệp cũng cần phải quan tâm đó là vấn đề an ninh mạng và bảo mật thông tin. TMĐT ngày càng phát triển, phương thức kinh doanh truyền thống chuyển sang phương thức kinh doanh trực tuyến trên mạng, mọi
thông tin đều được công khai trên Interenet, giao dịch và thanh toán đều thông qua hệ thống tài khoản…. Điều này dẫn đến những nguy cơ về vấn đề bảo mật như thông tin bị lộ do lỗi hệ thống, hacker… Không một doanh nghiệp ở một quốc gia phát triển TMĐT lại không quan tâm đến vấn đề này vì đây là vấn đề có tính chất sống còn, liên quan đến uy tín của doanh nghiệp. Ở Việt Nam, khi mà công nghệ và kỹ thuật cho TMĐT còn chưa thực sự phát triển thì nguy cơ mất thông tin là rất cao nên vấn đề an toàn và bảo mật càng cần phải đặt lên hàng đầu.
3.2.1.7 Chủ động góp ý các chính sách và pháp luật về thương mại điện tử
Điều cần thiết để phát triển chính là phải có sự phối hơp giữa nhà nước và các doanh nghiệp và mọi chính sách của nhà nước đều là để tạo điều kiện cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp là chủ thể quan trọng nhất triển khai TMĐT và là đối tượng chủ yếu của mọi chính sách cà pháp luật liên quan. Do thương mại điện tử là một lĩnh vực mới và phát triển cực kỳ mau lẹ nên các cơ quan xây dựng chính sách và pháp luật của các nước phát triển không phải lúc nào cũng đưa ra được chính sách hay pháp luật phù hợp với quy luật phát triển của TMĐT. Đối với Việt Nam điều này càng thể hiện rõ. Các doanh nghiệp cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan xây dựng chính sách và pháp luật thông qua việc đóng góp ý kiến, tham gia các diễn đàn… nhằm hỗ trợ các cơ quan nhà nước hoàn thành tốt nhiệm vụ xây dựng chính