2020, tầm nhìn đến 2020
3.2.1. Nhóm giải pháp đối với NHCSXH Bắc Giang
tăng quy mô tín dụng
Để đảm bảo nguồn vốn nguồn vốn dài hạn ổn định, NHCSXH Bắc Giang cần tranh thủ tối đa các nguồn khác như nguồn tài trợ từ các tổ chức trong và ngoài nước, huy động vốn dân cư, huy động các tổ chức, cá nhân. Nguồn vốn ổn định, đảm bảo thanh khoản chính là điều kiện để NHCSXH có thể kéo dài thời gian trả nợ cho HSSV. Từng bước đổi mới phong cách phục vụ khách hàng, nâng cao vị thế và uy tín của ngân hàng, nâng cao chất lượng phục vụ để thu hút được nhiều nguồn nguồn vốn khác nhau.
Hiện hệ thống CoreBanking mới của NHCSXH đã đi vào triển khai, mở ra cơ hội phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại, đây cũng là điều kiện để phát triển các dịch vụ thanh toán, dịch vụ tiền gửi nhằm huy động vốn trong cộng đồng dân cư. Tuy nhiên, do hệ thống hoạt động chưa được ổn định, chính vì thế đòi hỏi NHCSXH cần tập trung đầu tư và phát triển hơn nữa hạ tầng ứng dụng công nghệ thông tin để đáp ứng tốt nhất các hoạt động của ngân hàng.
Nhằm tăng quy mô tín dụng, ngân hàng cần mở rộng đối tượng vay vốn. Quan tâm đến các hộ gia đình có từ 2 con trở lên cùng đi học đại học, cao đẳng, trung cấp,… mà không nằm trong đối tượng được vay vốn hiện nay. Việc phải nuôi từ 2 con trở lên cùng học đại học một lúc đã tạo ra nhiều áp lực về tài chính cho những hộ gia đình này. Để có tiền nuôi các con đi học, bố mẹ các em đã phải làm việc nhiều hơn, vất vả hơn nên đã có nhiều ông bố, bà mẹ không còn giữ được sức khỏe, đổ bệnh. Đặc biệt có những gia đình phải đi vay nặng lãi bên ngoài để kịp thời có tiền cho con đóng học phí, chi trả các khoản phí sinh hoạt nên đã lâm vào cảnh nợ nần. Đây là nguyên nhân căn bản làm nghèo hóa những hộ gia đình có từ 2 con trở lên đi học đại học không thuộc đối tượng được vay vốn theo quy định hiện hành. Việc bổ sung hộ gia đình có từ 2 con trở lên cùng đi học, nhưng chưa thuộc đối tượng được vay vốn theo quy định hiện nay vào diện được vay vốn, sẽ giúp NHCSXH mở rộng đối tượng cho vay, tăng tầm ảnh hưởng của chương trình cho vay HSSV đến xã hội, hạn chế tình trạng nghèo hóa những hộ gia đình có từ 2 con trở lên cùng đi học đại học, đồng thời nâng cao được vai trò của tín dụng ưu đãi HSSV.
Bênh cạnh đó, ngày 02/3/2016 Chính phủ ban hành quyết định số 09/2016/QĐ- TTg mở rộng đối tượng vay vốn HSSV có HCKK đối với HSSV Y khoa sau khi đã tốt nghiệp, trong thời gian thực hành tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để được cấp chứng chỉ hành nghề. Theo đó, NHCSXH Bắc Giang cần phải bắt tay vào triển khai luôn hoạt động vay vốn với đối tượng này. Tuyên truyền phổ biến rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng và qua các tổ chức CT-XH để mọi người được biết.
3.2.1.2.Về thời hạn, mức cho vay và lãi suất
Cách tính thời hạn cho vay hiện nay của NHCSXH đã được quy định khá chi tiết và phù hợp với đại đa số hộ vay. Về mức cho vay đã nhiều lần được điều chỉnh tăng nhưng so với thời giá hiện tại vẫn thấp hơn so với nhu cầu về chi phí học tập của HSSV có HCKK. Phần lớn khách hàng cho rằng mức cho vay còn thấp, để giải quyết vấn đề này, tác giả đề xuất biện pháp giải quyết như sau:
- Về mức cho vay: Kiến nghị với NHCSXH Việt Nam đề xuất với Chính phủ tăng mức vay tối đa lên 2 triệu đồng/01tháng/01HSSV ( 20triệu đồng/1năm/01HSSV) để đáp ứng tốt hơn nhu cầu sinh hoạt, trang trải chi phí học tập của HSSV.
- Về thời hạn: Gia hạn thông thoáng hơn, thời gian gia hạn tối đa bằng thời hạn trả nợ thay vì bằng ½ thời hạn trả nợ như hiện nay.
- Về lãi suất cho vay: Từ nay tới năm 2020, đối với những trường hợp gia đình HSSV thuộc diện hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về tài chính có thể áp dụng với mức lãi suất thấp hơn hiện tại là 0,55%/tháng, thực hiện áp dụng giữ nguyên mức lãi suất hiện nay đối với đối tượng thuộc diện hộ cận nghèo. Trong tương lai NHCSXH cần xây dựng một chính sách lãi suất đảm bảo sự bền vững về tài chính, cần xây dựng lộ trình giảm dần sự ưu đãi về lãi suất cho vay, chỉ ưu đãi về thủ tục, điều kiện, thời hạn vay vốn, bởi thực tế các hộ vay quan tâm nhiều hơn đến khả năng về lượng vốn được vay chứ không phải lãi suất vay.
3.2.1.3.Tiếp tục cải cách thủ tục vay vốn, phương thức giải ngân
Để khách hàng dễ tiếp cận nguồn vốn, rút ngắn thời gian làm thủ tục, cán bộ tín dụng cần cung cấp thông tin kịp thời, một lần toàn bộ các thủ tục liên quan cho khách hàng. Cán bộ cần cung cấp và hướng dẫn chi tiết, tỉ mỉ danh mục đầy đủ một hồ sơ và các nội dung yêu cầu của hồ sơ về nội dung chính, hình thức bản gốc hay
bản sao, những nơi xác nhận giấy tờ, thông tin liên lạc và địa chỉ những cơ quan đơn vị mà khách hàng cần đến để xác nhận… Thông tin đầy đủ và sự hướng dẫn tận tình sẽ giúp khách hàng thuận tiện hơn rất nhiều trong khâu làm hồ sơ.
Cải tiến phương thức giải ngân. Năm 2011, NHCSXH đã ký kết với Agribank (ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam) và Vietinbank (ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam) về việc phát hành thẻ ATM để thực hiện giải ngân cho vay chương trình tín dụng HSSV trực tiếp tới HSSV. Tuy nhiên, do thời điểm bắt đầu triển khai, hệ thống CoreBanking của NHCSXH lạc hậu dẫn tới việc giải ngân theo hình thức này còn gặp nhiều bất cập và hạn chế. Đến giai đoạn hiện nay, khi NHCSXH đang phát triển các dịch vụ để đảm bảo hoạt động theo chuẩn ngân hàng hiện đại, hình thức giải ngân này cần được áp dụng và triển khai sâu rộng hơn.
3.2.1.4.Tăng cường củng cố chất lượng hoạt động của các Tổ TK&VV
Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các tổ chức CT-XH, nâng cao chất lượng dịch vụ ủy thác, phát huy vai trò kiểm tra, giám sát đối với hoạt động của các Tổ TK&VV, trong việc bình xét đối tượng vay vốn cũng như quá trình sử dụng vốn vay của người vay. Đảm bảo công khai, minh bạch, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong quá trình triển khai chủ trương, chính sách đồng thời thường xuyên tuyên truyền để người vay nâng cao ý thức, phát huy hiệu quả trong việc sử dụng vốn vay.
Cần chú trọng đến công tác tập huấn nghiệp vụ cho các Tổ trưởng Tổ TK&VV theo hướng cầm tay chỉ việc từ cách thức tổ chức họp tổ, bình xét cho vay, hướng dẫn thủ tục vay vốn, cách ghi chép, theo dõi việc thu lãi, thu tiết kiệm, nợ đến hạn... Tăng cường mở các lớp đào tạo, tập huấn để các thành viên Ban quản lý Tổ TK&VV nắm bắt được các việc cần thực hiện, in các nội dung quy định về chức năng quyền hạn và trách nhiệm của Ban quản lý Tổ TK&VV tại trang bìa cuối của sổ sách cung cấp cho Tổ TK&VV. Đồng thời yêu cầu cán bộ tín dụng phu trách địa bàn phải nắm rõ địa chỉ, thân nhân và hoàn cảnh gia đình của từng thành viên trong Ban quản lý Tổ TK&VV.
Tăng cường kỷ luật tín dụng của tổ: Xây dựng kỷ luật chặt chẽ nghiêm minh trong tổ chức và hoạt động vay vốn. Làm cho các thành viên hiểu được nghĩa vụ
của mình khi tham gia sinh hoạt tổ, thực hiện đúng quy ước hoạt động của tổ đã được biểu quyết thông qua. Việc bình xét vay vốn phải được đưa ra bàn bạc công khai, dân chủ tại cuộc họp tổ. Các thành viên trong tổ có trách nhiệm kiểm tra sử dụng vốn vay lẫn nhau và trách nhiệm trong việc hoàn trả gốc và lãi cho ngân hàng. Cán bộ tín dụng phối hợp với hội, đoàn thể nhận ủy thác kiểm tra việc thực hiện kỷ luật tín dụng tại Tổ TK&VV như: kiểm tra việc ghi chép sổ sách của Tổ trưởng, biên bản họp tổ, tình hình thu lãi, thu tiết kiệm theo quy ước hoạt động của tổ; tham gia các buổi sinh hoạt của tổ để nắm bắt kịp thời những tồn tại vướng mắc, kiến nghị của các thành viên để có hướng xử lý kịp thời.
Cần củng cố sắp xếp lại Tổ TK&VV theo thôn, số lượng tổ viên nên có từ 35 đến 50 người, Tổ TK&VV phải có số lượng tổ viên như vậy mới đảm bảo có thu nhập ổn định từ tiền hoa hồng do NHCSXH trả và họ mới gắn bó với hoạt động của tổ nhiều hơn, trừ một số nơi vùng sâu vùng xa có số hộ trong thôn ít, điển hình như ở huyện Lục Nam, Lục Ngạn và Sơn động. Việc sắp xếp tổ chức lại Tổ TK&VV đồng thời phải tổ chức bầu chọn Tổ trưởng, Ban quản lý tổ, để tổ có thể thực hiện được nhiệm vụ thì ngân hàng phải phối hợp với các tổ chức hội cấp xã hướng dẫn Tổ TK&VV chọn Tổ trưởng là người có đủ năng lực, uy tín. Việc bình xét Ban quản lý tổ, Tổ trưởng Tổ TK&VV phải do các tổ viên bình chọn và bầu ra.
3.2.1.5.Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các tổ giao dịch lưu động cấp xã
Tranh thủ sự chỉ đạo của trưởng BĐD HĐQT NHCSXH các cấp trong việc bố trí địa điểm và lịch giao dịch lưu động tại xã. Ban hành văn bản chỉ đạo chi tiết cụ thể và quán triệt tới từng cán bộ để làm cơ sở triển khai thực hiện trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của NHCSXH đặc biệt lưu ý tới việc nghiêm túc duy trì lịch giao dịch cố định hàng tháng và việc công khai các nội dung thông tin tại UBND phường, xã.
Phần mềm giao dịch xã (Intellect Offline) cần được nâng cấp hơn nữa để không chỉ phục vụ các nhu cầu giao dịch về thu nợ, thu lãi, thu chi tiết kiệm, rút hoa hồng, phí ủy thác... mà còn truy vấn các dữ liệu lịch sử của khoản vay, tài khoản thanh toán... hỗ trợ công tác giải đáp các thắc mắc của khách hàng. Hiện nay chương trình giao dịch xã không hỗ trợ chức năng truy vấn thông tin lịch sử do dữ
liệu quá nặng không thể xuất đi xã. Cần kiến nghị với NHCSXH Việt Nam nâng cấp công nghệ, phục vụ giao dịch được tốt hơn.
Ngân hàng cần phải đầu tư máy móc, trang thiết bị hiện đại cho tổ giao dịch lưu động. Đồng thời phải triển khai các đường truyền mạng, triển khai cả đường truyền dự phòng tới tận các điểm giao dịch xã để thực hiện đáp ứng 2 nhiệm vụ trong thời gian tới: Thực hiện giao dịch Online trên dữ liệu tập trung, lắp đặt camera giám sát tại điểm giao dịch để đảm bảo an toàn quỹ tiền mặt giao dịch và cho chính sự an toàn của cán bộ ngân hàng giao dịch tại xã. Đề xuất với NHCSXH Việt Nam triển khai đồng bộ giải pháp này trên toàn hệ thống của NHCSXH.
3.2.1.6.Tăng cường hệ thống kiểm tra, giám sát
Ngay từ đầu năm NHCSXH tỉnh đề ra kế hoạch kiểm tra; trong đó, chia theo quý. Đồng thời, có văn bản chỉ đạo NHCSXH cấp huyện lập kế hoạch kiểm tra. Hàng tháng, phòng Kiểm tra kiểm toán nội bộ tham mưu cho Giám đốc NHCSXH tỉnh thành lập các đoàn kiểm tra theo từng chuyên đề hoặc toàn diện. Ngân hàng tỉnh kiểm tra giám sát từ xa về hoạt động của Ngân hàng huyện. Định kỳ quý hoặc đột xuất, lãnh đạo NHCSXH tỉnh mời các thành viên Ban đại diện Hội đồng quản trị tỉnh đi kiểm tra theo kế hoạch đã phân công từ đầu năm.
NHCSXH cấp tỉnh phải thực hiện kiểm tra đối với 100% ngân hàng cấp huyện ít nhất một năm một lần, ngân hàng cấp huyện kiểm tra 100% hoạt động tín dụng tại cấp xã. Đối với hội, đoàn thể cấp xã nhận ủy thác phải thực hiện kiểm tra 100% các tổ TKVV. Trong đó, công tác đối chiếu trực tiếp dư nợ tới từng hộ vay phải được NHCSXH thực hiện hàng năm.
Các Phòng giao dịch NHCSXH huyện phải xây dựng được cơ chế tự kiểm tra một cách chặt chẽ, quy định trách nhiệm của từng cán bộ trong thực hiện các quy trình nghiệp vụ, trách nhiệm trong việc thẩm định đối tư ợng vay vốn, sử dụng vốn vay, thu hồi vốn. Công tác kiểm tra kiểm toán nội bộ cần được thực hiện địn kỳ, đột xuất, kiểm tra tại chỗ, kiểm tra chéo... giữa các đơn vị. Thường xuyên báo cáo kịp thời tình hình xâm tiêu, chiếm dụng cho BĐD HĐQT cấp huyện để có chỉ đạo kịp thời đối với các ban ngành liên quan phối hợp thu hồi dứt điểm kể cả dùng biện pháp
cưỡng chế; không để một tổ chức hay cá nhân nào xâm tiêu tiền vốn của NHCSXH. Việc thực hiện đối chiếu nợ trực tiếp tới từng hộ vay là rất quan trọng. Tuy nhiên do lực lượng cán bộ còn mỏng dẫn tới việc đối chiếu chưa được thường xuyên. Để công tác đối chiếu nợ tới từng hộ vay được chặt chẽ, tác giả đề xuất biện pháp: Xây dựng hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin báo nợ qua điện thoại của khách hàng, việc thông báo nhắc nợ hàng tháng tới từng hộ vay được báo trực tiếp qua tin nhắn SMS tới điện thoại của khách hàng. Khách hàng sẽ nắm được rõ tình hình nợ hiện tại của gia đình mình để cân đối thời gian trả nợ. Việc này cũng tránh được tình trạng xâm tiêu, chiếm dụng vốn của các Tổ trưởng đối với các hộ vay. (rất nhiều trường hợp khách hàng gửi tiền nhờ Tổ trưởng Tổ TK&VV trả ngân hàng hộ, nhưng các Tổ trưởng này không thực hiện trả nợ ngân hàng và cũng không báo cho hộ vay, chỉ cho đến khi cán bộ tín dụng phát hiện ra, hoặc món vay này đã quá hạn, ngân hàng nhắc nợ tới hộ vay thì mới biết đã bị Tổ trưởng Tổ TK&VV chiếm dụng, xâm tiêu). Do đó, Ngân hàng cần phát triển dịch vụ báo nợ qua điện thoại để khách hàng nắm bắt được kịp thời.
3.2.1.7.Tăng cường kết hợp với chính quyền và các ngành, đoàn thể trong hoạt động cho vay
Phối hợp với các cơ quan Lao động thương binh và xã hội trong việc chỉ đạo Ban XĐGN cấp xã và tham mưu UBND xác nhận đối tượng vay vốn theo quy định. Phối hợp với sở Giáo dục và Đào tạo trong khâu thông tin, tuyên truyền và kiểm tra, giám sát việc triển khai chương trình tín dụng HSSV có HCKK trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp với Nhà trường chính quyền địa phương và Hội, đoàn thể cấp xã trong việc quản lý đối tượng vay vốn trước, trong và sau khi cho vay, kịp thời xử lý những trường hợp cho vay sai đối tượng, sử dụng vốn sai mục đích hoặc HSSV bỏ học, mắc tệ nạn xã hội....
- Phối hợp tốt chính quyền địa phương, Ban, Ngành, hội, đoàn thể các cấp cũng như các phương tiện thông tin đại chúng: truyền hình, báo, đài, đặc biệt tận dụng thế mạnh của hệ thống phát thanh, chức năng tuyên truyền của các hội, đoàn
thể để đẩy mạnh công tác tuyên truyền, chuyển tải các nội dung thông tin về chương trình cho vay HSSV đến các đối tượng chính sách.
- Đối với các cán bộ ban XĐGN, cán bộ hội, đoàn thể phải phân định rõ địa bàn kiểm tra gắn quyền lợi với trách nhiệm. Nếu thiếu tinh thần trách nhiệm để xảy ra tiêu cực, tham nhũng, gây lãng phí, mất vốn thì phải bồi hoàn vật chất.
3.2.1.8.Xây dựng đội ngũ cán bộ NHCSXH Bắc Giang có kinh nghiệm và trình độ cao
- Nguồn nhân lực là yếu tố đặc biệt quan trọng có vai trò quyết định đối với hiệu quả hoạt động của NHCSXH, vì vậy cần phải xây dựng đội ngũ cán bộ đủ về