Kiến nghị đối với các tổ chức CT-XH nhận uỷ thác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh bắc giang (Trang 91)

2020, tầm nhìn đến 2020

3.3.5. Kiến nghị đối với các tổ chức CT-XH nhận uỷ thác

Hội, đoàn thể các cấp cần nâng cao vai trò, trách nhiệm của đơn vị ký hợp đồng nhận ủy thác; thẳng thắn nhìn nhận các mặt chưa làm được trong thời gian qua để khắc phục, sửa đổi; tự giác hơn trong thực hiện nhiệm vụ của mình. Tổ chức

hội cấp trên, thường xuyên kiểm tra hoạt động nhận ủy thác của hội cấp dưới, thường xuyên có văn bản chỉ đạo hội cấp dưới về các vấn đề cần phải làm để phối hợp tốt với NHCSXH, ban hành quy chế sử dụng phí ủy thác một cách hợp lý nhằm hỗ trợ và thúc đẩy hoạt động nhận ủy thác cho vay của hội, đoàn thể các cấp.

3.3.6. Kiến nghị đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo, các cơ sở đào tạo

Kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) chỉ đạo các bộ phận chức năng nhanh chóng hoàn thiện website về chương trình vay vốn HSSV, để cập nhật tất cả các thông tin liên quan đến tình hình vay vốn, sử dụng vốn, trả nợ, thông tin tốt nghiệp ra trường … của những HSSV vay vốn cũng như những thông tin liên quan đến chính sách cho vay HSSV của Chính phủ và NHCSXH Việt Nam.

Cần có sự phối hợp, chỉ đạo thường xuyên, chặt chẽ của Bộ GD&ĐT, có những quy định rõ hơn trách nhiệm của Nhà trường, nhất là các trường có hình thức đào tạo liên doanh, liên kết với các trường khác trong việc xét duyệt đề nghị NHCSXH Việt Nam cho vay, trong việc quản lý HSSV, trong việc cấp các văn bằng, chứng chỉ nhằm mục đích giúp NHCSXH Việt Nam thu nợ. Bên cạnh đó, Nhà trường cần xác nhận thông tin trên giấy xác nhận chính xác, kịp thời tạo điều kiện cho ngân hàng xác định đúng số tiền cho vay, thời hạn trả nợ và giải ngân kịp thời cho HSSV yên tâm bước vào năm học mới, kỳ học mới.

3.3.7. Kiến nghị đối với hộ gia đình và HSSV

Chủ động nắm bắt các thông tin từ phía NHCSXH, UBND, tổ chức CT-XH và Tổ TK&VV, thường xuyên liên lạc để nắm bắt thông tin mới nhất và sớm nhất về chương trình tín dụng HSSV có HCKK. Trước khi vay vốn, cần tìm hiểu thông tin cụ thể về chương trình cho vay đối với HSSV như: quy trình vay vốn, thủ tục, hồ sơ vay vốn,…để tránh mất thời gian và sai xót. Sử dụng vốn vay đúng mục đích vay vốn của mình và cam kết trả nợ trực tiếp và đúng hạn cho NHCSXH.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Chương 3 đã nêu định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, trên cơ sở đó chi nhánh NHCSXH tỉnh Bắc Giang đề ra mục tiêu, định hướng hoạt động đến năm 2020, tầm nhìn đến 2025.

Đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng HSSV có HCKK; đồng thời tác giả đưa ra một số kiến nghị đối với Chính phủ, NHCSXH Việt Nam, HSSV, gia đình HSSV và một số các ban, ngành, đoàn thể... liên quan nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng HSSV có HCKK tại NHCSXH Bắc Giang nói riêng và NHCSXH Việt Nam nói chung.

KẾT LUẬN

Qua 13 năm hoạt động, kể từ ngày thành lập năm 2003 đến nay NHCSXH Bắc Giang đã đạt được những kết quả hết sức ấn tượng, toàn diện góp phần vào thành công chung của NHCSXH Việt Nam. Chương trình cho vay HSSV có HCKK được chi nhánh triển khai mang lại rất nhiều hiệu quả tích cực, nhận được sự đánh giá cao của nhân dân, mang lại lợi ích lớn cho toàn xã hội. Bên cạnh những kết quả rất đáng ghi nhận thì chương trình tín dụng HSSV vẫn còn bộ lộ nhiều hạn chế. Qua nghiên cứu những lý luận khoa học kết hợp với thực tiễn về hoạt động tín dụng HSSV có HCKK tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Bắc Giang, luận văn “Nâng cao chất lượng tín dụng học sinh, sinh viên có HCKK tại Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Bắc Giang” được tác giả hoàn thành và có những đóng góp cơ bản sau đây:

Thứ nhất, luận văn đã hệ thống được một số lý luận cơ bản về tín dụng HSSV có HCKK, các chỉ tiêu đánh giá chất lượng và các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng HSSV của NHCSXH.

Thứ hai, luận văn phân tích và khẳng định sự cần thiết khách quan của chương trình cho vay HSSV đối với công cuộc XĐGN, phát triển giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp, cung cấp nguồn nhân lực qua đào tạo cho xã hội,....

Thứ ba, luận văn đã nghiên cứu về hoạt động vay HSSV của một số Quốc gia trong khu vực, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam.

Thứ tư, luận văn phân tích thực trạng kết quả, chất lượng tín dụng HSSV có HCKK của NHCSXH Băc Giang, trên cơ sở đó, luận văn đánh giá những thành tựu đạt được đồng thời chỉ ra những hạn chế, tồn tại cũng như nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng HSSV.

Thứ năm, luận văn đã đưa ra những nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chương trình tín dụng HSSV có HCKK trong thời gian tới.

Thứ bảy, luận văn còn đưa ra một số kiến nghị: với Chính phủ, NHCSXH Việt Nam, Ban đại diện HĐQT các cấp, các tổ chức CT-XH, Bộ GD&ĐT, các cơ sở đào tạo, gia đình và HSSV,… để thực hiện hiệu quả nhất các giải pháp đề ra.

Với những nội dung cơ bản trên, luận văn đã hoàn thành mục tiêu nghiên cứu đề ra. Việc nghiên cứu với đề tài nêu trên có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng tín dụng HSSV có HCKK của chi nhánh NHCSXH tỉnh Bắc Giang nói riêng và toàn hệ thống NHCSXH Việt Nam nói chung.

Mặc dù có nhiều cố gắng, song vì điều kiện thời gian và khả năng còn hạn chế nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được sự góp ý của Quý Thầy Cô và những bạn đọc quan tâm đến đề tài, để bản luận văn được hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Ban Tín dụng HSSV và các đối tượng chính sách khác, Cẩm nang cho vay HSSV, Hà Nội năm 2015.

[2] Báo Bắc Giang, Bắc Giang: 10 thành tựu nổi bật năm 2016, tại địa chỉ

http://www.bacgiang.gov.vn/tong-quan-bac-giang/16977/Bac-Giang:-10-thanh -tuu-noi-bat-nam-2016.html, truy cập ngày 03/01/2017.

[3] Dương Văn Chữ, Nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Hà Giang, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Kinh doanh công nghệ, Hà Nội năm 2016.

[4] Nguyễn Văn Đức (2015), Kinh nghiệm thực hiện chính sách cho vay học sinh, sinh viên của một số nước Châu Á và bài học đối với Việt Nam, Tạp chí Thị trường tiền tệ, số 23 tháng 12/ 2015.

[5] Nguyễn Thị Hương Giang, Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn tại Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã Phước Long, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Công nghệ Tp.HCM năm 2015. [6] Hà Thị Hạnh, Giải pháp hoàn thiện mô hình tổ chức và cơ chế hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội, Luận án tiến sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội năm 2004.

[7] Phùng Văn Hiền, Chính sách hỗ trợ sinh viên – Những vấn đề đặt ra hiện nay, Tạp chí lý luận chính trị, số 6/2013, tr. 50 – tr. 55.

[8] GS, TS. Vũ Văn Hóa, Lý thuyết Tiền Tệ, NXB Tài Chính, Hà Nội năm 2003, chương 4, tr. 130.

[9] Lê Nguyễn Anh Huy, Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng hộ nghèo tại chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Tây Ninh, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học kinh tế Tp.HCM năm 2010.

[10] Hùng, F.S and Chung, Y.P,. Student loans in Hong Kong: a perspective of loans agency, Journal of Higher Education, 24/2003, tr. 45 - tr.52 (in Chinese). [11] Luận văn AZ, Vai trò của tín dụng chính sách, tại địa chỉ http://luanvanaz.com/

vai-tro-cua-tin-dung-chinh-sach.html, truy cập ngày 10/02/2017.

[12] PGS.TS. Dương Thị Bình Minh, Lý thuyết Tài chính - Tiền tệ, NXB Thống kê, Hà Nội năm 2007, chương 3, tr. 190.

[13] Ngân hàng Chính sách xã hội, Báo cáo tổng kết 05 năm thực hiện chương trình tín dụng đối với học sinh, sinh viên theo Quyết định số 157/2007/QĐ- TTg của Thủ tướng chính phủ, Hà Nội năm 2013.

[14] Ngân hàng Chính sách xã hội, Báo cáo Kiểm tra Kiểm soát nội bộ năm 2016, Hà Nội năm 2017.

[15] Ngân hàng Chính sách xã hội, Báo cáo thường niên năm 2014, Hà Nội năm 2015. [16] Ngân hàng Chính sách xã hội, Báo cáo thường niên năm 2015, Hà Nội năm 2016. [17] Ngân hàng Chính sách xã hội, Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của

Tổ giao dịch lưu động, đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành, Hà Nội năm 2015. [18] Ngân hàng Chính sách xã hội, Cơ cấu tổ chức, tại địa chỉ

http://vbsp.org.vn/gioi-thieu/co-cau-to-chuc.html, truy cập ngày 10/02/2017. [19] Ngân hàng Chính sách xã hội Bắc Giang, Báo cáo hoạt động tín dụng năm

2012, Bắc Giang năm 2013.

[20] Ngân hàng Chính sách xã hội Bắc Giang, Báo cáo hoạt động tín dụng năm 2013, Bắc Giang năm 2013.

[21] Ngân hàng Chính sách xã hội Bắc Giang, Báo cáo hoạt động tín dụng năm 2014, Bắc Giang năm 2015.

[22] Ngân hàng Chính sách xã hội Bắc Giang, Báo cáo hoạt động tín dụng năm 2015, Bắc Giang năm 2016.

[23] Ngân hàng Chính sách xã hội Bắc Giang, Báo cáo hoạt động tín dụng năm 2016, Bắc Giang năm 2017.

[24] Nguyễn Thị Nhung, Giải pháp xóa đói giảm nghèo nhằm phát triển kinh tế-xã hội ở các tỉnh Tây Bắc Việt Nam, Luận án tiến sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội năm 2012.

Ngân hàng Chính sách xã hội, Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện Ngân hàng, Hà Nội năm 2016.

[26] Hoàng Văn Thành, Nguyễn Văn Chiến, Một số mô hình thành công của ngân hàng tài chính vi mô quốc tế - bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng, số 7/2013, tr. 29 - tr. 33.

[27] Tổng cục Thống kê, Số liệu thống kê HSSV, tại địa chỉ

http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=722 , truy cập ngày 08/02/2017. [28] Phạm Ngọc Trường, Tín dụng chính sách: Công cụ xóa đói, giảm nghèo ở

Việt Nam, Tạp chí tài chính, tại địa chỉ http://tapchitaichinh.vn/thi-truong-tai- chinh/vang-tien-te/tin-dung-chinh-sach-cong-cu-xoa-doi-giam-ngheo-o-viet- nam-99493.html, truy cập ngày 24/12/2017.

[29] Nguyễn Đức Tú, Những vướng mắc và giải pháp nhằm thực hiện tốt chính sách cho học sinh, sinh viên nghèo vay vốn, tạp chí Phát triển kinh tế số 206, 12/2007

[30] UBND tỉnh Bắc Giang, Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2015, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 – 2020, Bắc Giang năm 2016.

[31] Ziderman Adrian, Student loans in Thailand: are they effective, equitable, sustainable?, International Institute for Educational Planning, 2003.

PHỤ LỤC

PHIẾU ĐIỀU TRA CHƯƠNG TRÌNH TÍN DỤNG HỌC SINH, SINH VIÊN Kính chào quý khách hàng!

Tôi là: Bùi Thành Vĩnh, sinh năm 1988, là cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Việt Nam và đang theo học chương trình thạc sĩ kinh tế Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội. Hiện tôi đang nghiên cứu để tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chương trình tín dụng học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn tại NHCSXH Bắc Giang. Vì vậy, rất mong ông/bà cung cấp cho tôi một số thông tin bằng cách trả lời các câu hỏi dưới đây (Điền dấu X vào ô trống).

Rất mong nhận được sự giúp đỡ và tham gia nhiệt tình của ông/bà.

1. Thông tin chung về người được hỏi: (Ông bà là ai?)

 Tổ trưởng Tổ Tiết kiệm và Vay vốn Hộ vay vốn

2. Ông/bà thấy thủ tục vay vốn thế nào?

 Đơn giản, dễ thực hiện  Bình thường Phức tạp

3. Ông/bà thấy quy trình và thủ tục giải ngân ra sao?

 Đơn giản, dễ thực hiện  Bình thường  Phức tạp

4. Ông bà thấy thời gian ngân hàng giải ngân như nào?

 Nhanh chóng, kịp thời  Chưa kịp thời, giải ngân chậm

5. Ông bà thấy mức cho vay 12,5 triệu/1HSSV/1năm học như hiện nay có hợp lý không?

 Hợp lý  Thấp

6. Lãi suất 0,55%/1tháng, ông/bà thấy như thế nào?

 Hợp lý  Cao

7. Ông/bà thấy thời gian cho vay có hợp lý không?

8. Ông/bà có hài lòng về chính sách giảm lãi khi trả nợ trước hạn của ngân hàng?

Rất hài lòng Hài lòng  Không hài lòng

9. Ông/bà cảm nhận như thế nào về thái độ phục vụ của nhân viên ngân hàng?

Rất hài lòng Hài lòng  Không hài lòng

10. Mức độ hài lòng của ông/bà về chương trình cho vay học sinh, sinh viên?

Rất hài lòng Hài lòng  Không hài lòng

11. Ông/bà có những đóng góp gì để cho chính sách vay vốn của nhà nước phục vụ cho sinh viên tốt hơn.

………

………

……….

……….

Xin chân thành cảm ơn ông/bà!

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh bắc giang (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)