Gia đình làm nghề thủ công truyền thống

Một phần của tài liệu LA NguyenThiHuong (Trang 96)

Hộ Tỷ lệ (%)

Có 128 19.1

Không 541 80.9

Tổng 669 100.0

Nguồn: Đề tài NCKTVHXH.

Tỷ lệ hộ gia đình hiện vẫn thực hành các nghề thủ công truyền thống khi phân theo vị trí nhà khá đồng đều.

Bảng 3.11 Gia đình làm nghề thủ công truyền thông theo vị trí nhà Vị trí nhà ở trong khu dự trữ sinh quyển

vùng lõi vùng đệm chuyển tiếp Tổng

Có N 56 51 21 128 % 19.6% 18.8% 18.9% 19.1% Không N 230 221 90 541 % 80.4% 81.3% 81.1% 80.9% Tổng N 286 272 111 669 % 100.0% 100.0% 100.0% 100.0% Nguồn: Đề tài NCKTVHXH.

Mục đích của nghề thủ công hiện nay là sản xuất ra các sản phẩm vừa để phục vụ trong gia đình vừa bán cho nhƣng ai có nhu cầu. Đặc biệt, hiện nay những sản phẩm thủ công truyền thống của ngƣời Chil rất đƣợc khách du lịch ƣa thích, nhất là những sản phẩm dệt thổ cẩm thủ công.

Bảng 3.12 Nghề thủ công của các h gia đình ngƣời Chil Nghề thủ công Ngƣời (N) Phần trăm (%) Dệt thổ cẩm 44 23.5% Đan lát 98 52.4% Dệt chiếu 15 8.0% Dụng cụ lao động 9 4.8% Rèn 3 1.6% Đan lƣới 18 9.6% Total 187 100.0% Nguồn: Đề tài NCKTVHXH.

Qua bảng trên cho thấy có 44 ngƣời làm nghề dệt thổ cẩm chiếm tỷ lệ 23,5%, 98 ngƣời làm nghề đan lát chiếm 52,4%, tỷ lệ còn lại làm dụng cụ lao động, rèn, dệt chiếu và đan lƣới đánh cá. Nhƣ vậy, hiện nay cộng đồng ngƣời Chil thực hành nghề thủ công chủ yếu là đan lát và dệt thổ cẩm. Đây là hai mặt hàng ngoài phục vụ nhu cầu trong cộng đồng còn có thể bán phục vụ khách du lịch.

Đan lát: Trong các ngành thủ công thì tỷ lệ ngƣời Chil làm nghề đan lát chiếm nhiều nhất. Điều này cũng dễ hiểu vì các dụng cụ phục vụ trong sản xuất nông nghiệp của ngƣời Chil chủ yếu đƣợc làm từ mây tre, trong đó nổi bật nhất là gùi, các loại nông, nia dùng để phơi cà phê, các tấm phên tre, rổ rá,....

Sản phẩm từ đan lát đƣợc ngƣời Chil ƣa thích nhất chính là gùi. Hơn nữa chiếc gùi nó g n bó với ngƣời Chil qua bao thế hệ, trong công việc từ nƣơng rẫy cho đến mọi sinh hoạt trong gia đình. Chiếc gùi nhƣ là bản s c văn hóa đặc trƣng của ngƣời Chil. Để đan đƣợc một chiếc gùi mất nhiều thời gian, thƣờng thì mất khoảng 5 ngày, hơn nữa đòi hỏi ngƣời đan phải kiên trì, tỉ mẫn nên hầu nhƣ lớp trẻ hiện nay không ai biết về kỹ thuật đan. Những ngƣời n m giữ kỹ thuật đan gùi chỉ còn tồn tại ở những ngƣời lớn tuổi mà thƣờng là đàn ông. Điều này đƣợc ông Kon Sơ Hạ Long (Đạ Sar) đề cập đến trong cuộc trò chuyện cùng chúng tôi, “Gia đình chỉ có mỗi ông làm. Con cái hiện nay không ai muốn học làm gùi vì khá khó khăn và cực. Muốn làm được gùi, phải tỉ mẩn quan sát, từng công đoạn. Đan là công đoạn khó khăn,

phải tín toán kỹ lưỡng. Nếu không kiên trì thì sẽ rất khó để học được. Hiện nay, tre ngày càng ít, phải đi rất xa để lấy. Thời gian làm ra 1 chiếc gùi cũng đòi hỏi rất lâu và không bán được nhiều. Chính vì thế mà nghề này ít còn người làm”. Mỗi chiếc gùi hiện nay có giá dao động từ 150.000đ đến 300.000đ tùy vào độ lớn nhỏ.

Gùi đƣợc đan theo nguyên t c 2 úp 2 mở, khi đan tiến hành từ dƣới đáy lên, v t hai dây qua lại, trƣớc khi đan cần phải chốt 4 góc để đan dần lên thành hình tròn lên đến miệng, sau đó lấy nguyên một cây ruột gà vòng lại, rồi lấy dây mây cột, g n dây vô. Dây đeo của gùi thƣờng đƣợc làm bằng mây, dây đeo thƣờng đƣợc chuẩn bị từ trƣớc, trong nhà lúc nào cũng có. Đế gùi đƣợc làm bằng cây gỗ, có thể là gỗ thông. Khi gùi hoàn thành tùy theo sở thích của ngƣời làm mà có thể chọn có hoặc không nhuộm màu gùi. Nguyên liệu để nhuộm màu gùi là của nâu. Mục đích để cho gùi đƣợc đẹp và ch c hơn. Nhƣng đa phần những chiếc gùi sau khi làm xong hoặc sau khi sử dụng đƣợc để lên giàn bếp để tránh mối mọt. Hiện nay, nhu cầu sử dụng gùi của ngƣời dân rất cao nhƣng do khan hiếm về nguồn nguyên liệu nên có rất ít hộ đan gùi để kinh doanh.

Nguyên liệu chính đƣợc sử dụng trong đan lát gồm có lồ ô, tre, nứa và dây mây, đƣợc khai thác từ trong rừng. Tuy nhiên, với chính sách bảo vệ rừng hiện nay việc khai thác nguồn nguyên liệu gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa, nguồn nguyên liệu do bị khai thác theo hƣớng tận diệt trong thời gian khá dài nên bây giờ rất khan hiếm, phải đi vào rừng sâu mới có.

Do khan hiếm nguồn nguyên liệu, kỹ thuật đan khá phức tạp, giá thành cao nên hiện nay rất ít ngƣời Chil còn làm nghề này. Hiện nay, chỉ có một số ngƣời lớn tuổi làm nghề đan gùi nhƣng chủ yếu là dùng trong gia đình, hoặc một số ít đƣợc sản xuất để làm hàng lƣu niệm, bán cho du khách nhƣng không đáng kể.

Nghề dệt thổ cẩm: Kết quả khảo sát tại huyện Lạc Dƣơng cho thấy trong số 187 ngƣời Chil hiện vẫn còn làm nghề nghề thủ công thì có 44 ngƣời làm nghề dệt thổ cẩm, chiếm 23,5%. Điểm khác biệt so với trong truyền thống là hiện nay nghề dệt thổ cẩm chỉ tập trung ở x Đƣng K’nớ thuộc vùng l i và thị trấn Lạc Dƣơng thuộc vùng chuyển tiếp của Khu dự trữ sinh quyển Lang Biang. Riêng vùng đệm

hiện nay không có ngƣời Chil nào thực hành nghề dệt thổ cẩm. Qua điền d và tìm hiểu nguyên nhân vì sao hiện nay nghề dệt thổ cẩm chỉ tồn tại ở hai địa bàn bàn chúng tôi tạm lý giải nhƣ sau. Đƣng K’nớ là x thuộc vùng sâu vùng xa nhất của huyện Lạc Dƣơng nên điều kiện giao thông cũng nhƣ tiếp xúc với các dân tộc khác còn hạn chế nên dệt thổ cẩm cung cấp cho cộng đồng ngƣời Chil những sản phẩm sử dụng trong đời sống thƣờng nhật. Còn ở thị trấn Lạc Dƣơng sở dĩ nghề dệt thổ cẩm vẫn còn nhiều ngƣời Chil thực hành là nhằm tạo ra các sản phẩm phục vụ nhu cầu thị trƣờng nhƣ bán cho khách du lịch làm quà lƣu niệm,…

Cũng nhƣ trong truyền thống những phụ nữ Chil thƣờng dệt vải vào những lúc nhàn rỗi. Sản phẩm dệt ra thỉnh thoảng mới có ngƣời mua, còn đa số là dùng cho sinh hoạt trong nhà. “Mình chỉ dệt khi có thời gian rảnh rỗi. Mình dệt xong để đó, nếu ai cần thì bán không thì dùng trong gia đình”. [PVS Chil K’Hen, 42 tuổi, TTLạc Dƣơng]. Sản phẩm dệt của ngƣời Chil thƣờng đƣợc gọi là tấm ùi. Tấm ùi có chiều ngang khoảng 1,2m (vừa một sải tay của ngƣời phụ nữ) còn dài bao nhiêu là tuỳ vào mục đích sử dụng nhƣ: làm váy áo, chăn đ p, ùi địu con, khăn trải bàn,... Sinh lễ cƣới xin của ngƣời Chil trong truyền thống cũng nhƣ hiện nay không thể thiếu tấm ùi. Cho nên có thể nói, tấm ùi chính là n t đặc s c trong văn hoa tinh thần của ngƣời Chil.

Trong truyền thống để hoàn thành một sản phẩm ngƣời Chil phải tự trồng bông, xe sợi, nhuộm sợi (bằng nhựa cây rừng) đến giăng sợi, rồi mới dệt. Ngày nay để dệt thổ cầm ngƣời ta thay sợi vải bông bằng chỉ, len đƣợc bán sẵn ngoài chợ, không cần phải tự trồng bông xe sợi. Vì điều kiện khí hậu không thích hợp với việc trồng cây bông, và nếu trồng phải mất khá nhiều thời gian, công sức trong khi các loại lá rừng dùng để nhuộm màu trƣớc đây cũng hiếm dần, việc tự nhuộm màu cũng tốn nhiều thời gian và công sức. Trong khi đó, len bán sẵn có nhiều màu đẹp, giá thành rẻ nên các hộ gia đình đ chọn cách mua sẵn. “Những nguyên liệu dùng để dệt vải được mua từ ngoài chợ. Ở đó có đủ các màu cho mình tha hồ lựa chọn mà giá lại rẻ nữa”. [PVS Chil K’Hen, 42 tuổi, TT Lạc Dƣơng].

Những hoa văn trang trí trên tấm thổ cẩm của ngƣời Chil thể hiện những quan sát tinh tế của họ đối với cuộc sống hàng ngày. Đó có thể là những hoa văn hình các loại động vật nhƣ m t chim, chân chim, cổ bồ câu, bụng thằng lằn; hay con dao, chiếc xà gạc đƣợc sử dụng hàng ngày khi đi làm rẫy, hoặc có thể là những bông hoa, lá cây… những hoa văn rất đa dạng thể hiện sinh động đời sống thƣờng ngày của họ. Những hoa văn đƣợc làm trên tấm thổ cẩm cũng để phân biệt đâu là cạp váy và chân váy với đặc điểm cạp váy thƣờng làm hoa văn nhỏ hơn chân váy. Giải thích về ý nghĩa các hoa văn trang trí trên các tấm dệt thổ cẩm Rơ Ông K’Poh, (Đƣng K’nớ) cho biết, “Các hoa văn đều có ý nghĩa riêng, mang những nét riêng biệt của dân tộc, như dân tộc Lạch ngoài kia, người ta thích các hoa văn như hình cây xổi, cây tượng trưng cho dân tộc Tây Nguyên. Hình lá Sra một loại cây trong rừng cũng là cây đặc trưng ở khu vực Tây Nguyên. Hoa văn mắt chim được gọi là mắt sềm với ý nghĩa là để xem, ví như có thể nhìn rõ mọi vật, cánh của bọ hung, ngoài ra còn có hình cây xà gạc công cụ lao động của dân tộc ở đây, để làm cỏ, chặt củi, cây xà gạc còn được xem là một công cụ mang đậm nét văn hóa của dân tộc Chil. Tất cả đều mang nét đặc trưng của dân tộc Chil trên địa bàn. Bên ngoài còn có các hoa văn viền để trang trí. Đường viền thì lựa chọn nhiều màu khác nhau, tùy thuộc vào sở thích của mỗi người.”

Qua phân tích trên cho thấy, so với truyền thống, hiện nay nghề thủ công truyền thống đ có những biến đổi nhất định. Biến đổi đầu tiên là tỷ lệ hộ gia đình hiện đang làm nghề thủ công đ giảm đi rất nhiều so với trong truyền thống. Hầu hết những ngƣời còn làm những nghề thủ công truyền thống đều đ lớn tuổi còn lớp trẻ sau này hầu nhƣ không biết. Nguyên nhân là do tác động của thị trƣờng tiền tệ, cũng nhƣ thị trƣờng hàng hóa phát triển nên ngƣời Chil có thể mua các vật dụng sinh hoạt từ chợ, các tiệm tạp hóa nên các ngành nghề thủ công khó có đất tồn tại. Biến đổi thứ hai là khâu khai thác nguyên vật liệu phục vụ cho nghề thủ công. Hiện nay, ngƣời Chil có thể tìm mua các nguyên vật liệu này ở chợ, các tiệm tạp hóa thay vì phải tự mình tìm kiếm, sản xuất. Biến đổi thứ ba là mục đích sản xuất. Hiện nay, các

sản phẩm thủ công truyền thống đƣợc sản xuất ngoài mục đích sử dụng thì còn phục vụ cho nhu cầu thƣơng mại.

Tuy nhiên, nhìn một cách tổng thể trong cơ cấu kinh tế của ngƣời Chil thì lợi nhuận từ nghề thủ công truyền thống đƣa lại không nhiều nên không tạo đƣợc lực hút đối với tầng lớp ngƣời Chil trẻ sau này.

Nghề thủ công hiện nay không đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh tế. Thu nhập từ nghề thủ công không nhiều. Chính vì thế mà các nghề ngày càng mất dần. Hiện nay, nhà nước cũng có những chính sách dạy lại các nghề thủ công cho người dân, một phần để khôi phục nghề truyền thống, một phần để tăng thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, nhìn chung người dân nói chung, lớp trẻ nói riêng không hào hứng cho lắm.[PVS Da Riêng Ha Wê, 50 tuổi, Đạ Sar]

thị trấn Lạc Dương chỉ có thôn B’Nớ C là có người Chil biết dệt vải thôi. Nhưng cũng chỉ có những người lớn tuổi thôi chứ tụi trẻ giờ không biết dệt, mà cũng không thích. Ở đây. để bảo tồn nghề dệt, thị trấn có thành lập hợp tác xã dệt nhưng hoạt động không hiệu quả nên đã giải thể vào năm 2017. [PVS Rảông Hạ Tiện, 60 tuổi, TT Lạc Dƣơng]

Các nghề thủ công trong truyền thống đòi hỏi phải cẩn thận, tỉ mỉ, kh o tay và để hoàn thành một sản phẩm mất cũng khá nhiều thời gian. Ví dụ để đan một chiếc gùi phải mất từ từ 3 – 4 ngày đối với gùi nhỏ, một tuần đối với gùi lớn chƣa kể các công đoạn chuẩn bị nguyên vật liệu nhƣng giá bán cũng chỉ đƣợc 600 ngàn đồng hoặc tùy kích cỡ. Để dệt một tấm ùi (hay còn gọi là tấm vải) mất từ 2 - 3 ngày, ngƣời nào dệt giỏi thì 2 ngày, còn bình thƣờng thì mất khoảng 3 ngày sẽ xong một tấm vải (làm từ sợi len) và những tấm vải đó thƣờng đƣợc bán với giá 700 ngàn đồng. Còn riêng những loại vải đƣợc dệt từ sợi chỉ bằng bông, nhuộm bằng lá cây rừng và kinh nghiệm của ngƣời trong nghề thì phải mất tới chừng một năm mới có đƣợc một tấm vải hoàn chỉnh, mỗi tấm có giá hơn 3 triệu đồng. Những tấm ùi này thƣờng chỉ đƣợc sử dụng khi cƣới hỏi vì giá trị của nó tƣơng đối lớn.

3.3. Biến đổi trong hình thức trao đổi hàng hóa

Sau 1975, đặc biệt là từ khi đất nƣớc tiến hành đổi mới (1986) lĩnh vực trao đổi hàng hóa có sự biến đổi mạnh mẽ nhất. Hình thức vật đổi vật trong truyền thống dần mờ nhạt thay vào đó là việc sử dụng đồng tiền Việt Nam trong trao đổi hàng hóa ngày càng phổ biến.

Sự xuất hiện của đồng tiền trong trao đổi hàng hóa là nhân tố thúc đẩy quá trình trao đổi mua bán giữa ngƣời Chil và các dân tộc khác. Các dân tộc khác mua lại tất cả các sản vật mà ngƣời Chil khai thác đƣợc từ rừng và ngƣời Chil cũng mua những thứ cần dùng bằng tiền Việt Nam. Việc bán nƣơng rẫy, bán nông sản, gia súc, … để lấy tiền đồng Việt Nam diễn ra ngày càng nhiều trong cộng đồng ngƣời Chil và các dân tộc khác.

Mặt khác, do sự phát triển của cơ sở hạ tầng, đƣờng giao thông đi lại tiện lợi nên các dịch vụ buôn bán nhỏ, kinh tế hàng hóa đ len lỏi kh p các vùng sâu vùng xa trong đó có vùng ngƣời Chil sinh sống. Ngoài ra, hệ thống chợ đƣợc hình thành và ngày càng phát triển đ kích thích nhu cầu tiêu dùng, nhu cầu sản xuất hàng hóa của ngƣời Chil.

Hiện nay, kinh tế thị trƣờng đ xâm nhập mạnh vào đời sống kinh tế của ngƣời Chil. Quan hệ tiền tệ đ thay thế cho phƣơng thức vật đổi vật trong truyền thống. Việc trao đổi, mua bán ở chợ diễn ra phổ biến, nhất là ở các thị trấn, xã gần trung tâm. Với những làng ở xa trung tâm, việc mua bán chủ yếu diễn ra ở hệ thống các quán tạp hóa, địa điểm kinh doanh do các hộ gia đình mở bán. Điều đáng chú ý là gần nhƣ tất cả các địa điểm kinh doanh này đều do ngƣời Kinh làm chủ, điều hành. Đặc biệt, kể từ khi cây cà phê trở thành cây trồng chính ở khu vực Tây Nguyên đ có nhiều ngƣời Kinh di cƣ đến và mở các đại lý thu mua đồng thời cung ứng các loại phân bón, giống, thuốc, và các nông cụ,… phục vụ sản xuất nông nghiệp cho bà con. Trong các thôn ngƣời Chil hiện nay, thƣờng có một vài cơ sở thu mua nông sản khá lớn, đa phần là của ngƣời Kinh. Đây đồng thời cũng là nơi cung cấp các dịch vụ vật tƣ nông nghiệp (phân bón, máy móc) và tín dụng cho ngƣời dân.

Việc sinh sống cận cƣ với những hộ ngƣời Kinh trên địa bàn đ giúp cho ngƣời Chil giao lƣu học hỏi đƣợc kinh nghiệm sản xuất, làm ăn buôn bán… giúp bà con chủ động hơn trong các hoạt động sinh kế của mình. Đặc biệt, trong những năm gần đây, ở các khu vực gần trục giao thông, gần trung tâm, vùng đang diễn ra quá trình đô thị hóa mạnh mẽ (nhƣ thị trấn Lạc Dƣơng, huyện Lạc Dƣơng), một số hộ gia đình ngƣời Chil cũng đ tham gia vào các hoạt động thƣơng mại dịch vụ nhƣ: mở cửa hàng bán cà phê - giải khát, ăn uống, tạp hóa,... “Mình mới mở quán tạp hóa này được 2 – 3 năm. Buôn bán cho vui thôi, chủ yếu là để trông con nhỏ. Chồng vẫn làm rẫy trồng cà phê. Thu nhập chính của gia đình mình là từ cà phê. Nhưng mấy năm gần đây cà phê giá không ổn định. [PVS MiSa, 35 tuổi, TT Lạc Dƣơng]

Qua điền dã tại địa bàn chúng tôi nhận thấy, nhìn chung quy mô tham gia

Một phần của tài liệu LA NguyenThiHuong (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(192 trang)
w