Phát triển sinh kế cộng đồng người Chil ở KDTSQ LangBiang

Một phần của tài liệu LA NguyenThiHuong (Trang 132 - 141)

7. Kết cấu của luận án

4.3.1. Phát triển sinh kế cộng đồng người Chil ở KDTSQ LangBiang

Hoàn thiện quy hoạch đất đai, tạo điều kiện tiếp cận các nguồn tài nguyên rừng cho cộng đồng người Chil ở Khu dự trữ sinh quyển Lang Biang

Nhƣ hầu hết đồng bào các dân tộc thiểu số trong KDTSQ Lang Biang và toàn vùng Tây Nguyên, phát triển kinh tế phần lớn g n chặt với sản xuất trồng trọt, ngƣời Chil đ và đang gặp thách thức lớn trong việc cải thiện sinh kế là tình trạng thiếu đất sản xuất. Trong vòng 30 năm (1989 -2019), dân số ngƣời Chil đ tăng gấp đôi (là bao nhiêu so với bao nhiêu?). Trong khi đó, diện tích đất đai canh tác, khu vực đất đai tạo môi trƣờng cƣ trú và sinh sống lại liên tục bị thu hẹp, nhƣờng tài nguyên đất cho những quy hoạch khác, mục đích khác của toàn xã hội. Ngoài ra, do thực trạng di dân, địa bàn sinh sống truyền thống, mang tính lịch sử của ngƣời Chil cũng bị chia sẻ với một lƣợng rất lớn ngƣời của các dân tộc khác di dân đến trong

khuynh hƣớng di dân tự nhiên và tăng sinh cơ học diễn ra mạnh mẽ trong nhiều thập niên cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI và sẽ còn tiếp diễn. Dân số tăng, diện tích đất đai giảm, năng suất và hiệu quả sản xuất có tăng nhƣng chậm, không theo kịp đà tăng dân số và nhu cầu ngày càng phát triển để hội nhập của đời sống. Sản xuất nông nghiệp và khai thác nguồn lợi từ rừng là chính, sinh kế cộng đồng ngƣời Chil đang rơi vào tình trạng bị tác động tiêu cực của quy luật năng suất biên tế giảm dần. Tác động tiêu cực này ngày càng khốc liệt hơn không chỉ với ngƣời Chil mà với cả khu vực KDTSQ Lang Biang cũng nhƣ toàn khu vực Tây Nguyên.

Vì vậy, trao quyền quản lí, sử dụng đất rừng và tài nguyên rừng cho ngƣời Chil ở KDTSQ Lang Biang, hài hòa giữa yêu cầu bảo vệ rừng với việc tạo điều kiện cho họ đƣợc hƣởng lợi từ rừng là giải pháp cần thiết, cơ bản nhất giúp cải thiện sinh kế lâu dài. Mặt khác, chính sách này, kèm với các giải pháp giao khoán rừng đến từng hộ dân cƣ sẽ giúp cho việc quản lí, sử dụng tài nguyên đất và rừng hiệu quả và bền vững hơn, phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững và bảo vệ môi trƣờng. Đây là cách “tiếp sức” cần thiết để ngƣời Chil tạo ra và thích nghi với hệ sinh thái văn hóa mới trong đời sống của dân tộc.

Địa bàn cƣ trú của ngƣời Chil hầu nhƣ nằm lọt hoàn toàn trong KDTSQ Lang Biang. Phần lớn diện tích đất rừng và rừng do các công ty lâm nghiệp và KDTSQ Lang Biang quản lí, sử dụng. Ngoại trừ diện tích đất sản xuất ít ỏi và ngày càng bị thu hẹp, ngƣời Chil gần nhƣ không còn đƣợc quyền khai thác, hƣởng lợi kinh tế từ nguồn tài nguyên rừng. Việc tham gia của cộng đồng ngƣời Chil trong chính sách giao đất giao rừng và việc đánh giá tài nguyên rừng trƣớc khi giao của ngƣời dân chƣa đƣợc thực thi đầy đủ và hợp lý. Các khu vực rừng đƣợc giao, ngƣời dân cũng không đƣợc hoặc bị hạn chế đến quyền khai thác các nguồn lợi từ rừng. Trong khi đó, chi phí bù đ p cho việc nhận giữ, chăm sóc, bảo vệ rừng còn thấp, chỉ mới đáp ứng đƣợc nhu cầu tối thiểu của đời sống, chƣa thực sự trở thành sinh kế bền vững để ngƣời Chil phát triển kinh tế. Ngoài ra, quy định về quyền và cơ chế hƣởng lợi từ rừng vẫn chƣa rõ ràng, thiếu tính nhất quán, tiềm ẩn nhiều nguy cơ xung đột giữa nhà nƣớc – ngƣời dân, đơn vị chủ quản quản lý rừng với ngƣời dân,

giữa khu vực này với khu vực khác và giữa những ngƣời dân với nhau. Thực tế này tạo nên nhiều rào cản, chƣa tạo nên động lực để ngƣời Chil và các dân tộc khác mạnh dạn nhận quản lý, chăm sóc rừng và phát triển sản xuất kinh tế.

Nhƣ vậy, tiền đề đ có nhƣng chính sách cụ thể, r ràng đang còn thiếu, chƣa hoàn thiện. Để tạo điều kiện cho ngƣời Chil (và cả ngƣời dân của các dân tộc khác trong cùng khu vực) tham gia quản lý, bảo vệ và tiếp cận cũng nhƣ hƣởng lợi từ nguồn tài nguyên rừng cần đƣợc điều chỉnh theo các hƣớng sau:

- Nhà nƣớc thiết lập khung pháp lí với các chính sách đất đai đặc thù và các tiêu chí r ràng để giao đất. Đất rừng giao cho dân nên quy định, thỏa thuận rõ ràng về loại đất, loại rừng, diện tích cụ thể, yêu cầu bảo vệ, khoanh nuôi, khai thác... Phân biệt rõ khu vực, chủng loại tài nguyên, mức độ đƣợc khai thác. Phân biệt rõ khu vực rừng đƣợc quy định cấm tác động, trƣớc khi giao cho ngƣời dân.

- Xác lập hệ thống tri thức địa phƣơng trong quản lí và sử dụng rừng và đất rừng của cộng đồng ngƣời Chil ở KDTSQ Lang Biang. Nhà nƣớc, chính quyền và các đơn vị quản lý rừng lấy cơ sở đó lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giao đất, giao rừng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng cho ngƣời dân theo tiêu chí phù hợp và hiệu quả cho cả đôi bên.

- Đối với các khu vực ngƣời dân thiếu đất, cần đƣợc cấp đất sản xuất theo nhu cầu nhân lực lao động. Để làm đƣợc vấn đề này, chính quyền cần rà soát, quy hoạch lại đất đai của toàn KDTSQ Lang Biang. Những diện tích đất đƣợc khai thác, phát triển kém hiệu trong thời gian dài, nhà nƣớc nên có chính sách thu hồi giao lại cho các hộ đồng bào thiểu số tại chỗ đang thiếu đất với quy hoạch, định hƣớng sản xuất phù hợp, hiệu quả.

- Những xã nằm trong vùng lõi của KDTSQ Lang Biang cấm khai thác hoặc thay đổi thực trạng, nhà nƣớc cần có chính sách cho ph p đồng bào đƣợc khai thác các nguồn lợi tự nhiên từ rừng khác nhƣ b t cá, lấy mật ong, hái rau, nấm... theo yêu cầu không phá hoại môi trƣờng, không gây tác động tiêu cực lên hệ sinh thái nguyên thủy, quy định rõ ràng theo mùa, thời tiết, số lƣợng, chủng loại.

Chuyển đổi một số ngành nghề, đa dạng hóa sinh kế giúp cải thiện và phát triển sinh kế cho cộng đồng người Chil KDTSQ Lang Biang.

Tuy đ định cƣ và sản xuất ổn định nhƣng sinh kế chính vẫn dựa vào hoạt động trồng trọt nên dù đ có nhiều nỗ lực, có sự phát triển, nhƣng ngƣời Chil sinh sống trong ở KDTSQ Lang Biang vẫn có tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo khá cao. Nhiều giải pháp kinh tế đ đƣợc áp dụng, song tất cả vẫn xoay quanh hoạt động sinh kế trồng trọt, chăn nuôi, trong khi các điều kiện nền tảng (đất, rừng) đang ngày một thu hẹp nên khả năng hội nhập và phát triển của ngƣời Chil ở KDTSQ Lang Biang vẫn còn nhiều hạn chế. Vì vậy, muốn giúp ngƣời Chil, cùng ngƣời Chil phát triển bền vững trong xu thế hội nhập, chính quyền tỉnh Lâm Đồng, huyện Lạc Dƣơng nên tính đến các giải pháp chuyển đổi sinh kế cho đồng bào. Bên cạnh việc phát triển kinh tế dựa vào sinh kế sản xuất nông - lâm nghiệp truyền thống, đa dạng hóa sinh kế cũng là một yêu cầu bức thiết nhằm giúp đồng bào Chil nhanh chóng rút ng n khoảng cách về sự phát triển so với mặt bằng chung của khu vực Lạc Dƣơng nói riêng, tỉnh Lâm Đồng, vùng Nam Tây Nguyên và cả nƣớc nói chung.

Lĩnh vực nông nghiệp truyền thống cũng cần đa dạng hóa hoạt động sản xuất cả trong trồng trọt và chăn nuôi. Trƣớc khi tiến tới quy mô hóa, hiện đại hóa sản xuất, trồng trọt theo hƣớng đại canh, quảng canh, khai thác sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, ngƣời Chil và các dân tộc khác ở khu vực Lang Biang cần khai thác và tận dụng các lợi thế của điều kiện tự nhiên của vùng để phát triển các loại hình nông nghiệp sạch, nông nghiệp có chất lƣợng cao, sản xuất nông sản đặc sản rau, củ, quả... xuất khẩu. Hệ cây trồng chuyên canh công nghiệp nhƣ cà phê, điều, tiêu, m c ca,.. cần quy hoạch lại và chú trọng công nghiệp chế biến, có thể ở quy mô vừa và nhỏ. Trồng rừng nên theo quy hoạch, chú trọng bảo vệ và phát triển rừng tự nhiên, vừa cho giá trị kinh tế cao, lâu dài vừa bảo vệ môi trƣờng, hệ sinh thái và nguồn gen địa phƣơng đặc trƣng. Cần hạn chế việc thay thế rừng tự nhiên, rừng nghèo bằng rừng chuyên canh, vốn dĩ cho giá trị không cao và làm thoái hóa đất, nguồn nƣớc. Các loại rừng thay thế nên trồng ở các khu vực sƣờn dốc, đất bạc màu.

Cây trồng, vật nuôi và các ngành nghề liên quan trong sản xuất nông nghiệp nên đƣợc tổ chức theo hƣớng ứng dụng công nghệ sản xuất hàng hóa, thoát hẳn truyền thống theo hƣớng sản xuất tự túc, tự cấp manh mún, kém hiệu quả kinh tế. Các sản phẩm nông nghiệp có thế mạnh của vùng nhƣ cây ăn quả, rau, hoa, vật nuôi thích nghi với điều kiện môi trƣờng sinh thái của vùng, của tỉnh, huyện nhƣ heo nhà lai heo rừng, gà, nhím, thỏ, bồ câu, cá khe, cá hồi, cá măng nƣớc lạnh... nên tổ chức nhằm làm tăng giá trị hàng hóa.

Việc sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, cần tăng cƣờng tổ chức, kết nối theo mạng lƣới cung cầu hàng hóa của thị trƣờng hiện đại. Sản xuất cần đƣợc tổ chức theo dự án, áp dụng công nghệ cao, tổ chức sản xuất nông nghiệp sạch, chất lƣợng cao nhƣ mô hình đáp ứng tiêu chuẩn VietGAP và các tiêu chuẩn hàng hóa xuất khẩu khác.

G n bó, phát triển đời sống với hệ sinh thái rừng, ngƣời Chil ở KDTSQ Lang Biang đ xây dựng đƣợc cho dân tộc mình một truyền thống sản xuất lâu đời, có bề dày về tri thức địa phƣơng phù hợp và phát huy tối đa, hạn chế tối thiểu tác động của địa hình đồi, núi, rừng suối với môi trƣờng, môi sinh, khí hậu, nhiệt độ, sự biến đổi thời tiết rất phong phú, phù hợp... Tích tụ kinh nghiệm, hiểu biết từ đời này qua đời khác, ngƣời Chil đ phát hiện, sƣu tầm và lƣu giữ hệ thống cây - con đặc sản của khu vực (các loại cây, lá, cỏ, các loại măng tre, các loại cây gỗ, cây thuốc nam, cây ủ rƣợu…) và các loại vật nuôi đặc trƣng (nhím, gà đồi, heo mọi…). Nhƣ nhiều dân tộc địa phƣơng khác, ngƣời Chil cũng có những bí quyết, kỹ năng, đƣờng nét, màu s c, hoa văn riêng trong sản xuất ngành nghề thủ công nhƣ nghề dệt, thổ cẩm, đan lát, xây dựng nhà cửa,... rất đặc trƣng, đặc s c, đậm chất văn hóa rừng núi. Cho đến nay, đây vẫn là những vốn tri thức quý chƣa đƣợc quan tâm khai thác để đóng góp vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế cho gia đình, dân tộc, địa phƣơng và xã hội. Chính quyền địa phƣơng huyện Lạc Dƣơng, tỉnh Lâm Đồng cùng với Ban quản lý KDTSQ Lang Biang cần đẩy mạnh việc sƣu tập, thu thập, hệ thống hóa các nguồn tri thức và kỹ năng này. Ngoài ra, nên có biện pháp xây dựng thành hệ sản phẩm, thƣơng hiệu riêng của ngƣời Chil, hỗ trợ ngƣời dân xúc tiến quảng bá, xây dựng

thƣơng hiệu để đƣa các sản phẩm địa phƣơng trở thành hàng hóa có giá trị cao, có thị phần. Cao hơn nữa là đẩy mạnh sản xuất đặc sản có khả năng xuất khẩu hoặc phục vụ các khu đô thị, các khu công nghiệp. Ngoài ra, những sản phẩm đặc sản, những kỹ năng lao động sản xuất của dân tộc nên đƣợc g n kết với hoạt động khai thác du lịch, đặc biệt là du lịch lữ hành, tạo nên các sản phẩm du lịch riêng của dân tộc và khu vực phục vụ khách du lịch. Đây là một trong những thế mạnh giàu tiềm năng chƣa đƣợc chú ý khai thác. Biến tri thức địa phƣơng và đặc trƣng văn hóa truyền thống thành sản phẩm du lịch. Nhƣ vậy, một bộ phận lao động ngƣời Chil sẽ có thêm cơ hội ngành nghề mới nhƣ làm homestay, trình diễn quảng bá, tham gia chuỗi thƣơng nghiệp sản xuất nông nghiệp,...

Tuy nhiên, để thay đổi, phát triển sinh kế cho cả một cộng đồng dân tộc, tự thân nỗ lực của dân tộc và riêng một khu vực là chƣa đủ. Trong sản xuất nông nghiệp, ngƣời Chil ở KDTSQ Lang Biang cần Nhà nƣớc hỗ trợ ngoài giống, kĩ thuật và đầu ra sản phẩm thì chính quyền, nhà khoa học, các cơ quan hữu quan cần nghiên cứu giúp ngƣời dân lựa chọn giống, cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện thổ nhƣỡng, thời tiết, môi trƣờng, giúp ngƣời dân tổ chức, bố trí sản xuất phù hợp với khả năng đầu tƣ và trình độ canh tác của mình.

Các bon, xã nằm trong khu vực vùng lõi của KDTSQ cần chuyển dịch theo hƣớng phát triển các hoạt động du lịch, nhất là du lịch lữ hành, xây dựng các tour dã ngoại, khám phá, tour thử thách, trecking,... đi kèm với các hoạt động khai thác lƣu trú nhƣ homestay, c m trại, bán hàng lƣu niệm, hàng thủ công,... khai thác và mang đến cho du khách các sản phẩm đặc thù… Khu dự trữ sinh quyển Lang Biang giàu tiềm năng đa dạng sinh học, có nhiều danh th ng tự nhiên là tài nguyên du lịch tự nhiên đặc s c. Mặt khác, địa bàn cƣ trú của ngƣời Chil nằm trong KDTSQ Lang Biang. Sự kết hợp này sẽ tạo nên thế mạnh, tiềm năng lớn để phát triển du lịch nhân văn. Phát triển du lịch do đó là một ngành kinh tế mũi nhọn không thể bỏ qua của cộng đồng ngƣời Chil ở KDTSQ Lang Biang.

Thực tế, trong thời gian gần đây Khu DTSQ Lang Biang cũng đ bƣớc đầu vừa xây dựng vừa khai thác 6 loại hình du lịch: Du lịch mạo hiểm, khám phá thiên

nhiên; Du lịch nghiên cứu, học tập; Du lịch hội nghị, hội thảo; Du lịch văn hóa - lịch sử; Du lịch tình nguyện và Du lịch nghỉ dƣỡng với ngƣời Chil là nhân tố nòng cốt. Tuy vậy, các hoạt động khai thác này vẫn còn rất hạn chế về kết quả, chƣa tƣơng xứng với tiềm năng. Ngƣời dân địa phƣơng thực sự tham gia vào các hoạt động kinh doanh du lịch vẫn còn rất thấp. Đa số chỉ mới tham gia ở vai trò nhân công lao động phục vụ, chƣa có nhân tố chủ động đứng ra tổ chức, thiết kế chƣơng trình hoạt động hay tạo gói sản phẩm du lịch. Sự chuyển đổi cơ cấu ngành nghề lao động trong khu vực chƣa tác động và giúp ích nhiều cho cộng đồng ngƣời Chil; chƣa thu hút đƣợc đông thành viên tham gia, đủ để tạo nên sự thay đổi hẳn về cơ cấu lao động cũng nhƣ giá trị lao động cho dân tộc mới theo hƣớng phát triển hội nhập mà chỉ mới diễn ra trong khu vực thị trấn Lạc Dƣơng. Nhà nƣớc, chính quyền nên có quy hoạch ngành nghề thu hút lao động là ngƣời Chil để đa dạng hóa ngành nghề, tạo cơ hội và điều kiện làm việc cho họ để tạo ra nhiều hơn những cơ hội phát triển.

Tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế và dịch vụ xã hội khu vực miền núi

Cƣ trú, sinh sống trong KDTSQ Lang Biang gồm toàn rừng núi, ngƣời Chil hầu nhƣ chƣa để lại, tạo dựng đƣợc công trình quy mô nào. Xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế, hạ tầng xã hội, đặc biệt là hệ thống giao thông vận tải vừa là yêu cầu bức thiết để phục vụ dân sinh cho cộng đồng ngƣời Chil và các dân tộc khác trong khu vực, đồng thời cũng sẽ giúp địa phƣơng Lạc Dƣơng nâng cao lợi thế cạnh tranh và thu hút đầu tƣ từ các nơi khác. Đây là tiền đề tạo cơ hội cho ngƣời dân tại chỗ cải thiện và phát triển sinh kế. Trƣớc m t, ở các khu vực dân cƣ tập trung, ngƣời Chil cần đƣợc tăng cƣờng hệ thống điện, đƣờng giao thông để đi lại, vận chuyển hàng hóa thuận tiện; cần thêm trƣờng học để phổ cập giáo dục; cần chợ và các cơ sở cung ứng – tiêu thụ để tăng cƣờng phục vụ sản xuất và trao đổi, lƣu thông hàng hóa. Các cơ sở y tế cấp xã, chƣơng trình đƣa bác sĩ về buôn làng cũng cần tăng cƣờng.

Ngoài ta, tuy không xa thành phố Đà Lạt, song huyện Lạc Dƣơng vẫn có các

Một phần của tài liệu LA NguyenThiHuong (Trang 132 - 141)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(192 trang)
w