để đánh giá xem liệu ngân hàng có khả năng bù đắp được các khoản cho vay bị mất hay không, nhà phân tích thường xem xét qua chỉ tiêu hệ số khả năng bù đắp các khoản cho vay bị mất. Hệ số này được xác định như sau:
Hệ số khả năng bù đắp các khoản cho vay bị mất=Khoảndự phòng cho vay bịmất
Nợ bị mất trắng x100 %
Hệ số này < 1 tức ngân hàng không có khả năng bù đắp rủi ro từ các khoản trích dự phòng. (Nguyễn Ngọc Quang, 2011, tr.303)
- Chỉ số an toàn vốn (Capital Adequacy Ratio – CAR)
Hệ số an toàn vốn (CAR) là một chỉ tiêu kinh tế phản ánh mối quan hệ giữa vốn tự có với tài sản có đã điều chỉnh rủi ro của NHTM. Đây là một chuẩn mực để đánh giá độ an toàn vốn của ngân hàng. Hệ số này có mục đích sử dụng để bảo vệ các khách hàng gửi tiền trước rủi ro của ngân hàng và nâng cao tính ổn định, hiệu quả của hệ thống. Hệ số CAR là thước đo quan trọng để xác định mức độ an toàn trong hoạt động của ngân hàng.
Tỷ lệ an toànvốn= Vốntự có
Tổng tài sản có rủi rox100 % (Nguyễn Ngọc Quang, 2011, tr.309)
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàngthương mại thương mại
1.2.3.1. Từ phía ngân hàng
- Chính sách và quy trình cho vay của ngân hàng
Cho vay tín dụng là hoạt động chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tài sản và thu nhập đối với mỗi ngân hàng, nhưng cũng là hoạt động phức tạp và tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất. Vì vậy để đảm bảo mục tiêu nâng cao hiệu quả cho vay, kiểm soát rủi ro... cần phải xây dựng chính sách cho vay nhất quán, phù hợp với đặc điểm của NH,
phát huy được thế mạnh, khắc phục, hạn chế được những điểm yếu nhằm mục tiêu an toàn và sinh lợi. Chính sách này gồm hạn mức cho vay đối với từng khách hàng, từng nhóm khách hàng, lãi suất, quy định về thời hạn cho vay, hình thức cho vay, các khoản phí dịch vụ, hình thức xử lý nợ quá hạn, nợ xấu... Quy trình cho vay tín dụng là trình tự thực hiện việc cấp tín dụng theo các nguyên tắc, thủ tục của NH, phải tuân thủ các quy định của pháp luật và chính sách cho vay của NHNN. Có thể nói chính sách và quy trình cho vay là kim chỉ nam cho hoạt động cho vay. Chính sách cho vay hợp lý, đúng đắn, chặt chẽ, đồng bộ với mức lãi suất hợp lý sẽ tạo điều kiện cho cán bộ tín dụng có phương hướng triển khai hoạt động cho vay một cách thuận lợi, nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, chi phí, hạn chế rủi ro, nâng cao hiệu quả cho vay tín dụng.
- Tình hình huy động vốn của ngân hàng
Việc ngân hàng huy động được bao nhiêu nguồn vốn từ bên ngoài cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng cho vay cũng như hiệu quả cho vay tín dụng doanh nghiệp. Nếu nguồn vốn của ngân hàng dồi dào, các doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội để tiếp cận vốn hơn. Ngân hàng cũng cần chứng minh với khách hàng về uy tín và trình độ phát triển của mình thông qua các sản phẩm bổ trợ cho hoạt động tín dụng như thanh toán, tài trợ thương mại, chuyển tiền... Bên cạnh đó hoạt động marketing cũng cần đẩy mạnh, điều này sẽ giúp ngân hàng mở rộng thị phần, khả năng huy động vốn tăng cao, đồng thời tăng uy tín.
- Công tác thẩm định hoạt động cho vay
Thẩm định cho vay tín dụng là việc xét một cách toàn diện các nội dung cơ bản ảnh hưởng trực tiếp đến tính khả thi của dự án, phương án vay vốn để ra quyết định đầu tư và cho phép đầu tư. Mục đích của việc thẩm định nhằm giúp ngân hàng đưa ra kết luận chính xác về tính khả thi, hiệu quả kinh tế, khả năng trả nợ và rủi ro có thể xảy ra của dự án, để ra quyết định cho vay hay từ chối. Đây cũng là khâu phức tạp và hay mắc sai sót nhất, nếu thực hiện tốt thì sẽ giảm thiểu được rủi ro cho ngân hàng khi ra quyết định cho vay, hiệu quả cho vay cũng tăng lên.
Trong hoạt động tín dụng, người có vai trò quyết định tính chính xác của các quyết định cho vay là cán bộ tín dụng vì họ là người trực tiếp nắm rõ về khách hàng nhất. Chất lượng cán bộ tín dụng được đánh giá trên hai tiêu chí là trình độ nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp. Trình độ nghiệp vụ bao gồm kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn. Nếu trình độ của CBTD hạn chế do không được đào tạo chính quy, chuyên sâu hoặc thiếu kinh nghiệm nên không đánh giá được tính khả thi của dự án, không phân tích chính xác báo cáo tài chính, khả năng quản lý của khách hàng... từ đó dẫn đến quyết định không chính xác về việc cho vay. Đạo đức nghề nghiệp của CBTD là điều kiện tiên quyết để đảm bảo hoạt động cho vay đạt hiệu quả cao bởi đây là công việc có liên quan đến tiền bạc, CBTD phải là người trung thực, có lương tâm và đạo đức tốt, ý chí tránh khỏi những cám dỗ vật chất.
- Thông tin tín dụng
Đối với hoạt động cho vay tín dụng thì thông tin mang ý nghĩa sống còn. Chất lượng thông tin có vai trò quan trọng trong việc xác định tính chính xác của các phân tích và làm cơ sở cho việc ra quyết định. Chất lượng thông tin được đánh giá qua khả năng thu thập thông tin và độ chính xác của nguồn tin. Thông tin tín dụng có thể thu được từ những nguồn sẵn có ở ngân hàng (hồ sơ vay vốn, thông tin giữa các TCTD, phân tích của các cán bộ tín dụng...), khách hàng, các cơ quan chuyên về thông tin tín dụng ở trong nước và ngoài nước (trung tâm thông tin CIC... ), các nguồn thông tin khác (báo, đài, tòa án...). Thông tin càng đầy đủ, nhanh nhạy, chính xác thì khả năng phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng càng cao.
- Kiểm soát nội bộ
Thông qua hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ sẽ phát hiện được thiếu sót trong quá trình cho vay, mức độ nghiêm chỉnh của việc chấp hành các quy định, thể lệ cho vay của CBTD, từ đó có biện pháp xử lý kịp thời, ngăn chặn những rủi ro có thể xảy đến với NH. Điều này giúp ngân hàng chủ động kiểm soát được tình hình hoạt động kinh doanh, đảm bảo khả năng thanh toán của mình. Để kiểm soát nội bộ có hiệu quả, ngân hàng cần có cơ cấu tổ chức hợp lý, cán bộ kiểm tra cần giỏi nghiệp vụ, trung thực, có chính sách thưởng phạt nghiêm minh.
1.2.3.2. Từ phía khách hàng
- Nguồn lực cơ sở vật chất, và tiềm lực tài chính của doanh nghiệp.
Khi doanh nghiệp có nguồn lực cơ sở vật chất dồi dào sẽ đáp ứng được những điều kiện vay vốn của ngân hàng như giá trị TSĐB cao thì doanh nghiệp có thể vay được nhiều vốn hơn. Cơ sở vật chất tốt làm cho khả năng khai thác và sử dụng vốn vay của các doanh nghiệp linh hoạt hơn và ít có tình trạng máy móc thiết bị không sử dụng được hoặc không tham gia vào quá trình sản xuất. Do đó, doanh nghiệp thường có điều kiện khấu hao máy móc thiết bị để thu hồi vốn, trả nợ vay NH. doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh sẽ dễ dàng hơn trong việc thoả thuận về các khoản vay và dịch vụ tài chính khác cũng như có uy tín trong việc trả nợ. Tiềm lực tài chính của doanh nghiệp thể hiện qua các chỉ tiêu như vốn tự có, hệ số nợ, khả năng sinh lợi hàng năm, khả năng thanh toán…
- Tính hiệu quả của dự án, phương án sản xuất kinh doanh
Hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh là tiêu chí quan trọng trong việc ra quyết định đồng ý hay từ chối cho vay đối với các DN. Hiệu quả của dự án ảnh hưởng đến việc doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu doanh thu, lợi nhuận - một trong những nguồn trả nợ cho NH. Nếu dự án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được đánh giá là có hiệu quả thì khả năng trả lãi và nợ gốc đúng hạn cao, doanh số thu nợ của ngân hàng được đảm bảo, hạn chế nợ xấu, nâng cao hiệu quả cho vay. Nếu dự án không hiệu quả, rất khó để được cho vay. Vì vậy các doanh nghiệp cần đặc biệt coi trọng tới hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh. - Khả năng điều hành, quản lý của doanh nghiệp
Năng lực quản lý điều hành của chủ doanh nghiệp là yếu tố quan trọng trong việc đánh giá doanh nghiệp đó. Nếu doanh nghiệp được quản lý tốt, hoạt động kinh doanh thuận lợi, có biện pháp giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng doanh thu, khi đó đồng vốn của ngân hàng được đảm bảo sử dụng hiệu quả, sẽ thu nợ được đúng hạn. Nếu doanh nghiệp yếu kém về mặt quản lý dẫn đến việc hệ thống sổ sách thiếu minh bạch, sẽ gây khó khăn cho ngân hàng trong việc kiểm tra và thẩm định tình hình thực tế DN.
Ý thức trả nợ và đạo đức của khách hàng là việc khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích, trung thực, thiện chí trong việc cung cấp thông tin. Doanh nghiệp sử dụng vốn sai mục đích - chẳng hạn sử dụng vốn đi vay ngắn hạn đầu tư vào tài sản cố định, kinh doanh bất động sản - sẽ đẩy vốn của ngân hàng vào nguy cơ rủi ro cao, làm giảm hiệu quả cho vay.
1.2.3.3. Nhân tố khác
- Môi trường kinh tế
Môi trường kinh tế ảnh hưởng lớn đến hoạt động của ngân hàng nói riêng và hoạt động tín dụng nói chung. Do đặc tính của ngân hàng là một tổ chức kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, nên hoạt động kinh doanh rất nhạy cảm với biến động kinh tế vĩ mô. Đối với hoạt động cho vay của NH, môi trường kinh tế tác động theo hai hướng. Thứ nhất, tác động trực tiếp: ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cho vay và huy động, lãi suất cho vay, chính sách cho vay. Chẳng hạn khi lạm phát cao, lãi suất thực sẽ giảm xuống, nếu ngân hàng không cân đối giữa các loại nguồn và sử dụng các nguồn nhạy cảm với lãi suất thì có thể khoản cho vay không đem lại hiệu quả mong đợi. Thứ hai, tác động đến doanh nghiệp - con nợ của NH. Do hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chịu tác động trực tiếp bởi môi trường kinh tế, có thể có những biến động về tỷ giá hoặc biến động về thị trường làm cho doanh nghiệp bị bất ngờ, dẫn đến thu không đủ, làm giảm khả năng trả nợ cho NH. Vì vậy, ngân hàng luôn phải theo dõi những biến động kinh tế để đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp trong từng thời kỳ.
- Môi trường pháp lý
Môi trường pháp lý có ý nghĩa hết sức quan trọng trong quá trình hoạt động cũng như trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng. Nó tạo ra hành lang pháp lý thông thoáng cho các ngân hàng hoạt động được an toàn, hiệu quả. Việc hoàn chỉnh các cơ chế, thể lệ tín dụng của ngành ngân hàng, phù hợp với chuẩn mực quốc tế, với thực tiễn và cơ chế thị trường hiện tại là điều kiện tiên quyết trong việc nâng cao hiệu quả tín dụng tại các NH. Nếu môi trường pháp lý đồng bộ, đầy đủ, chặt chẽ sẽ tác động mạnh tới hiệu quả tín dụng. Bởi nó giúp doanh nghiệp và ngân hàng dễ dàng giao dịch, cũng như tránh được việc lợi dụng kẽ hở của những
đối tượng làm ăn không chân chính. Nếu những văn bản, quy định pháp luật không rõ ràng, đồng bộ sẽ gây khó khăn cho ngân hàng và doanh nghiệp khi đưa ra các chính sách đầu tư vào ngành nào đó. Các cơ chế, thể lệ này không chỉ thực hiện trong ngành ngân hàng mà còn phải thực hiện đồng bộ ở tất cả các ngành, lĩnh vực khác có liên quan, như vậy mới tạo điều kiện tốt cho sự phát triển của các doanh nghiệp nói riêng, và toàn bộ nền kinh tế nói chung.
- Môi trường chính trị - xã hội
Một môi trường chính trị - xã hội ổn định là điều kiện vô cùng quan trọng trong việc tạo lòng tin đối với các nhà đầu tư, là cơ sở rất tốt cho mục tiêu mở rộng hoạt động tín dụng của ngân hàng. Ngược lại khi tình hình chính trị - xã hội không ổn định như đình công, bãi công, sự đấu tranh các Đảng phái, thế lực trong xã hội, chiến tranh biên giới, gây nên tình trạng mất lòng tin của các nhà đầu tư, không những hạn chế những khoản đầu tư mới mà còn tác động tiêu cực tới những khoản vay cũ thông qua những ảnh hưởng của nó đến hoạt động của các doanh nghiệp vay vốn ngân hàng, dẫn đến giảm hiệu quả cho vay. Hơn nữa, sự bất ổn về chính trị - xã hội sẽ dẫn đến mất lòng tin của dân chúng như các chủ doanh nghiệp trong và ngoài nước. Ngân hàng không huy động được vốn sẽ khó có thể tập trung vào đầu tư, mở rộng kinh doanh.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương I tác giả đã đề cập đến một số vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động tín dụng và hiệu quả hoạt động tín dụng của NHTM. Làm rõ các khái niệm, đặc điểm, nhân tố ảnh hưởng và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của NHTM. Những vấn đề lý luận trình bày tại chương 1 sẽ là nền tảng cho việc đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng doanh nghiệp và hiệu quả hoạt động tín dụng doanh nghiệp của Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Hoàng Mai trong chương tiếp theo của luận văn.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG
VIETCOMBANK CHI NHÁNH HOÀNG MAI 2.1. Khái quát về ngân hàng Vietcombank chi nhánh Hoàng Mai
2.1.1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của Vietcombank chi nhánhHoàng Mai Hoàng Mai
Trên cơ sở tách ra từ Cục quản lý Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Trung ương (nay là NHNN), ngày 01 tháng 04 năm 1963, Vietcombank chính thức được thành lập theo Quyết định số 115/CP do Hội đồng Chính phủ ban hành ngày 30 tháng 10 năm 1962. Theo Quyết định nói trên, Ngân hàng Ngoại Thương đóng vai trò là ngân hàng chuyên doanh đầu tiên và duy nhất của Việt Nam tại thời điểm đó hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bao gồm cho vay tài trợ xuất nhập khẩu và các dịch vụ kinh tế đối ngoại khác (vận tải, bảo hiểm...), thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, quản lý vốn ngoại tệ gửi tại các ngân hàng nước ngoài, làm đại lý cho Chính phủ trong các quan hệ thanh toán, vay nợ, viện trợ với các nước xã hội chủ nghĩa (cũ)... Ngoài ra, Vietcombank còn tham mưu cho Ban lãnh đạo NHNN về các chính sách quản lý ngoại tệ, vàng bạc, quản lý quỹ ngoại tệ của Nhà nước và về quan hệ với Ngân hàng Trung ương các nước, các Tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế.
Được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, ngày 21 tháng 09 năm 1996, Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 286/QĐ-NH5 về việc thành lập lại ngân hàng Ngoại Thương theo mô hình Tổng công ty 90, 91 được quy định tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 07 tháng 03 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ. Vietcombank là NHTM nhà nước đầu tiên được Chính phủ lựa chọn để thực hiện thí điểm cổ phần hóa. Ngày 2 tháng 6 năm 2008, NHTMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank-VCB) đã chính thức hoạt động, sau khi thực hiện thành công kế hoạch cổ phần hoá thông qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng ngày 26/12/2007. Tháng 12/2007, VCB đã thực hiện thành công việc chào bán cổ phần