Đặc điểm của hợp đồng chuyểnnhượng quyền sửdụng đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp đồng chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất tại thành phố uông bí (Trang 28 - 31)

Để hiểu rõ về những đặc trưng riêng của hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ chúng ta cần đi sâu vào phân tích và so sánh với một số hình thức chuyển nhượng đất đai khác.

Một là, so sánh giữa hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ với hợp đồng chuyển đổi QSDĐ Chuyển đổi QSDĐ là phương thức đơn giản của chuyển QSDĐ, theo đó, các bên có QSDĐ thỏa thuận chuyển QSDĐ cho nhau để thỏa mãn nhu cầu tiện lợi trong sản xuất, đời sống. Mục đích của chuyển đổi QSDĐ là tạo điều kiện thuận tiện cho sản xuất và đời sống, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Việc Nhà nước ghi nhận quyền này có ý nghĩa rất lớn trong thực tiễn, nhất là trong sản xuất nông nghiệp.

Trong những năm qua, Nhà nước ta đã có chủ trương khuyến khích việc chuyển đổi ruộng đất sản xuất nông nghiệp, qua quá trình thử nghiệm chủ trương này ở một số địa phương cho thấy, đã khắc phục được tình trạng đất đai manh mún, giảm thiểu số lượng thửa đất, tăng thêm diện tích trên mỗi thửa đất, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đưa tiến bộ khoa học vào sản xuất nông nghiệp, nhờ đó, năng suất cây trồng và sản lượng nông nghiệp tăng lên rõ rệt. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, thực trạng ruộng đất nông nghiệp ở nhiều nơi vẫn còn manh mún, phân tán, gây khó khăn không nhỏ cho việc đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sự phát triển nền sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp.

Vì vậy, cần phải tổ chức thực hiện, vận động nông dân khắp nơi chuyển đổi ruộng đất theo kinh nghiệm của các địa phương. Cũng như chuyển nhượng QSDĐ, chuyển đổi QSDĐ là một hình thức chuyển QSDĐ, theo đó Nhà nước chấm dứt QSDĐ của bên này để thiết lập QSDĐ cho bên kia. Tuy nhiên, giữa hai hình thức này có sự khác nhau và nó thể hiện ở chỗ, nếu như trong quan hệ chuyển nhượng QSDĐ, đối tượng của quan hệ là “đổi đất lấy tiền” và việc thực hiện quan hệ này là quá trình chấm dứt QSDĐ của bên chuyển nhượng để thiết lập QSDĐ cho bên nhận chuyển nhượng (quan hệ một chiều), thì trong quan hệ chuyển đổi QSDĐ, đối tượng chủ yếu của quan hệ là “đổi đất lấy đất”. Theo Phạm Xuân Thắng 2012, trong quan hệ chuyển đổi QSDĐ, các bên có thể thỏa thuận chuyển tiền cho nhau để bù

đắp giá trị chênh lệch giữa hai thửa đất nhưng mục đích cơ bản và cũng là vấn đề mà cả người sử dụng đất lẫn cơ quan quản lý nhà nước quan tâm đó là các bên đổi QSDĐ cho nhau. Việc thực hiện quan hệ này là quá trình cùng một lúc chấm QSDĐ của cả hai bên đối với thửa đất mà họ đang sử dụng để thiết lập QSDĐ cho cả hai bên nhận QSDĐ từ phía bên kia (quan hệ hai chiều).

Hai là, so sánh giữa hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ với hình thức thế chấp QSDĐ Thế chấp QSDĐ là trường hợp người sử dụng đất mang QSDĐ của mình đi thế chấp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Nghĩa vụ dân sự là nghĩa vụ của bên thế chấp, thông thường được phát sinh từ hợp đồng vay mượn tiền, tài sản của bên nhận thế chấp và phải thấp hơn giá trị QSDĐ được đem ra thế chấp. Việc Nhà nước ghi nhận quyền này nhằm tạo điều kiện cho người sử dụng đất có thể dùng QSDĐ của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong quá trình tạo lập cho mình một khoản tiền một cách hợp pháp để đầu tư vào công việc sản xuất, kinh doanh, hoặc thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng tạm thời khi họ không có điều kiện kinh tế trước mắt.

Cũng như chuyển nhượng QSDĐ, khi thế chấp QSDĐ, người có QSDĐ phải chuyển giao giấy chứng nhận QSDĐ cho bên nhận thế chấp, nhưng sự chuyển giao này chỉ mang tính chất tạm thời, trong thời hạn thế chấp hoặc chưa giải trừ thế chấp. Khác với hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ, bên thế chấp không bị chấm dứt việc sử dụng đất của mình mà vẫn được tiếp tục chiếm hữu, sử dụng đất; bên nhận thế chấp không có quyền như một chủ sử dụng đất cả về mặt thực tế lẫn pháp lý mà họ chỉ có quyền kiểm soát quyền năng pháp lý của bên thế chấp và có quyền đưa QSDĐ này ra phát mại bán đấu giá khi bên thế chấp không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ dân sự mà hai bên đã thỏa thuận.

Như vậy, khác với hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ, thế chấp QSDĐ là hình thức chuyển QSDĐ không trọn vẹn và có điều kiện, hay nói một cách khác, trong quan hệ thế chấp, việc “chuyển quyền” ở đây thực ra là chuyển “QSDĐ theo danh nghĩa pháp lý” từ bên thế chấp sang cho bên nhận thế chấp kiểm soát, nắm giữ “QSDĐ theo danh nghĩa pháp lý” đó, còn “QSDĐ thực tế” vẫn thuộc bên thế chấp, và bên nhận thế chấp chỉ có quyền “định đoạt theo quy định của pháp luật” QSDĐ của bên nhận thế chấp khi họ vi phạm nghĩa vụ của hợp đồng. Điều kiện chủ thể của

bên nhận thế chấp không “rộng rãi” như bên nhận chuyển nhượng mà bị pháp luật "hạn chế" rất nhiều, theo quy định hiện hành, chỉ có tổ chức tín dụng và đảm bảo những điều kiện nhất định mới có quyền nhận thế chấp.

Ba là, so sánh giữa hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ với hình thức hợp đồng mua bán tài sản Điểm giống nhau giữa hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ và hợp đồng mua bán tài sản là các quan hệ của nó đều thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật dân sự, theo đó, quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên đều được phát sinh thông qua hình thức hợp đồng, quyền của bên này tương ứng với nghĩa vụ của bên kia, một bên có nghĩa vụ chuyển giao QSDĐ (đối với hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ) hoặc tài sản (đối với hợp đồng mua bán tài sản) và nhận tiền; ngược lại, bên kia có nghĩa vụ trả tiền và nhận QSDĐ hoặc tài sản. Tuy nhiên, giữa hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ và hợp đồng mua bán tài sản có những điểm khác biệt, thể hiện ở những nội dung sau:

Thứ nhất, về mặt đối tượng, nếu như trong quan hệ mua bán tài sản, đối tượng của hợp đồng mua bán tài sản là tài sản (bao gồm vật có thực và quyền tài sản) thuộc quyền sở hữu của bên bán, thì trong quan hệ chuyển nhượng QSDĐ, đối tượng của hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ là QSDĐ của bên chuyển nhượng, còn thửa đất chuyển nhượng vẫn thuộc quyền sở hữu của toàn dân mà Nhà nước là người đại diện. Với tư cách là chủ sở hữu tài sản, bên bán có toàn quyền định đoạt tài sản bằng việc bán quyền sở hữu tài sản cho bên mua mà không phụ thuộc vào ý chí của người khác. Trong khi đó bên chuyển nhượng chỉ là người có QSDĐ nên khi chuyển nhượng cho người khác phải được sự cho phép của đại diện chủ sở hữu đối với thửa đất chuyển nhượng đó là Nhà nước.

Thứ hai, về hình thức, hiệu lực của hợp đồng, nếu như hợp đồng mua bán tài sản có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể và thường có hiệu lực thi hành ngay sau khi xác lập (cam kết hoặc ký kết), trừ hợp đồng mua bán nhà ở và một số tài sản mà Nhà nước có quy định phải được lập bằng văn bản, thì hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ phải được lập bằng văn bản và chỉ có hiệu lực thi hành sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

Thứ ba, về trách nhiệm, nghĩa vụ trước Nhà nước, nếu như trong mua bán tài sản, bên bán tài sản cũng như bên mua tài sản không phải thực hiện nghĩa vụ gì trước Nhà nước, trừ trường hợp Nhà nước quy định khi mua bán một số loại tài sản bên mua phải đăng ký quyền sở hữu và nộp lệ phí trước bạ, thì trong chuyển nhượng QSDĐ, các bên chuyển nhượng phải tuân thủ nguyên tắc, điều kiện, trình tự, thủ tục và phải có nghĩa vụ nộp thuế chuyển QSDĐ, lệ phí trước bạ, lệ phí địa chính theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp đồng chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất tại thành phố uông bí (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)