Các bên thỏa thuận đưa ra những tranh chấp đã hoặc sẽ phát sinh giữa họ ra giải quyết tại Trọng tài và Trọng tài sau khi xem xét sự việc tranh chấp, sẽ đưa ra phán quyết có giá trị cưỡng chế thi hành đối với các bên.
Các ưu điểm của phương thức giải quyết tranh chấp Hợp đồng thông qua trọng tài:
- Thủ tục trọng tài đơn giản, nhanh chóng.
- Các bên tranh chấp có khả năng tác động đến quá trình trọng tài.
- Quyền chỉ định trọng tài viên giúp các bên lựa chọn được trọng tài viên giỏi, nhiều kinh nghiệm, am hiểu sâu sắc vấn đề đang tranh chấp. Qua đó, có điều kiện giải quyết tranh chấp Hợp đồng nhanh chóng, chính xác.
- Nguyên tắc trọng tài không công khai giúp các bên hạn chế sự tiết lộ các bí quyết kinh doanh, giữ được uy tín của các bên trên thương trường.
- Trọng tài không đại diện cho quyền lực nhà nước nên rất phù hợp để giải quyết các tranh chấp có nhân tố nước ngoài.
Các mặt hạn chế của phương thức trọng tài:
- Tính cưỡng chế thi hành các quyết định trọng tài không cao (vì Trọng tài không đại diện cho quyền lực tư pháp của nhà nước).
- Việc thực hiện các quyết định trọng tài hoàn toàn phụ thuộc vào ý thức tự nguyện của các bên.
Khi tranh chấp Hợp đồng phát sinh, nếu các bên không tự thương lượng, hòa giải với nhau thì có thể được giải quyết tại Tòa án. Các lợi thế của việc giải quyết tranh chấp Hợp đồng qua Tòa án.
Về bản chất, phương thức giải quyết tranh chấp thương mại tại tòa án là một phương thức mang ý chí quyền lực nhà nước, tòa án nhân danh quyền lực nhà nước để giải quyết tranh chấp trên cơ sở các quy định của pháp luật. Quyết định của tòa án có hiệu lực khiến các bên bắt buộc phải thực thi và có thể kèm theo các biện pháp cưỡng chế thi hành. Bản chất đó được thể hiện thông qua các đặc điểm sau:
Thứ nhất là cơ quan tài phán nhân danh nhà nước để giải quyết tranh chấp, do đó, phán quyết của tòa án được đảm bảo thi hành bằng sức mạnh cưỡng chế.
Thứ hai là việc giải quyết tranh chấp của tòa án phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định mang tính hình thức cũng như các quy định về thẩm quyền, thủ tục, các nguyên tắc giải quyết tranh chấp thương mại của pháp luật tố tụng nhất là các quy định của bộ luật tố tụng dân sự.
Thứ ba là tòa án giải quyết tranh chấp theo nguyên tắc xét xử công khai.
Thứ tư là việc giải quyết tranh chấp tại tòa án có thể thực hiện qua hai cấp xét xử: sơ thẩm và phúc thẩm, bản án có hiệu lực pháp luật còn có thể được xét lại theo thủ tục: giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.
Thứ năm là tòa án giải quyết theo nguyên tắc xét xử tập thể và quyết định theo đa số. Với điều kiện thực tế tại Việt Nam, thì án phí Tòa án lại thấp hơn lệ phí trọng tài.
Tuy nhiên, việc lựa chọn phương thức tòa án có những nhược điểm nhất định vì các nguyên nhân sau:
- Thủ tục tố tụng tại tòa án thiếu linh hoạt do đã được pháp luật quy định trước đó;
- Phán quyết của tòa án thường bị kháng cáo. Quá trình tố tụng có thể bị trì
hoãn và kéo dài, có thể phải qua nhiều cấp xét xử, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, kinh doanh.
- Nguyên tắc xét xử công khai của tòa án tuy là nguyên tắc được xem là tiến bộ, mang tính răn đe nhưng đôi khi lại là cản trở đối với doanh nhân khi những bí mật kinh doanh bị tiết lộ và uy tín trên thương trường bị giảm sút.
Đối với các tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài thì:
- Phán quyết của tòa án thường khó đạt được sự công nhận quốc tế. Phán quyết của tòa án được công nhận tại một nước khác thường thông qua hiệp định song phương hoặc theo nguyên tắc rất nghiêm ngặt.
- Mặc dù thẩm phán quốc gia có thể khách quan, họ vẫn phải buộc sử dụng
ngôn ngữ và áp dụng quy tắc tố tụng của quốc gia họ và thường cùng quốc tịch với một bên.
1.5. Một số tranh chấp phát sinh trong tài trợ TMQT bằng L/C trên
thế giới
Tóm tắt vụ việc 1:
Ngày 15/4/2010, Công ty Sinocore International LTD. ký hợp đồng bán 14.500MT thép cuộn cho công ty RBRG Trading (UK) Limited với giá $870/MT C&F, vận chuyển từ Trung Quốc đến Mexico. Theo yêu cầu của RBRG, ngày 22/04/2010, Ngân hàng Rabobank tại Hà Lan đã phát hành thư tín dụng bởi với tổng giá trị US$12.616.000.
Ngày 7/5/2010, hai bên bổ sung điều khoản hợp đồng cho phép RBRG kiểm tra chất lượng và số lượng hàng hóa trước khi xếp hàng để chuyển. Theo yêu cầu của RBRG, Rabobank điều chỉnh thời gian giao hàng trên thư tín dụng từ ngày 20 sang ngày 30/07/2010.
Ngày 5-6/7/2010, hàng đã được xếp lên tàu ở Trung Quốc. Vận đơn gốc đề ngày 05 và phát hành ngày 06/07/2010. Tàu khởi hành vào ngày 07/07/2010, và trong cùng ngày, Sinocore gửi thông báo tới RBRG về việc giao hàng và ngày trên vận đơn.
mạo, do đó Tòa án Amsterdam đã cho phép áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời ngừng thanh toán L/C. Ngày 20/08/2010, Sinocore gửi thư chấm dứt hợp đồng mua hàng do RBRG đã vi phạm thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. RBRG chấp nhận chấm dứt hợp đồng nhưng vẫn bảo toàn quyền khiếu kiện các thiệt hại do chấm dứt HĐ.
Ngày 26/08/2010, Sinocore ký hợp đồng bán lô hàng trên cho bên thứ ba, Chimay, với giá US$670/MT. Tuy nhiên, khi hàng đến cảng Houston, Hoa Kỳ, thì cơ quan chức năng Mỹ giữ lại theo đơn yêu cầu của RBRG. Sau khi hàng được thả ra thì giá giảm còn US$535/MT.
Ngày 11/04/2012, RBRG bắt đầu các thủ tục khiếu kiện Sinocore do việc vi phạm điều khoản kiểm định trong hợp đồng. RBRG cáo buộc Sinocore vận chuyển ngày 05-06/07/2010 để ngăn không cho RBRG kiểm tra chất lượng hàng hóa và sau đó giả mạo vận đơn để phù hợp với thư tín dụng. Từ đó cho rằng, hàng hóa là kém phẩm chất và buộc Sinocore phải bồi thường các thiệt hại do việc vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng. RBRG còn khiếu kiện rằng việc Sinocore sử dụng vận đơn giả mạo có thể gây ra nhiều tổn thất nghiêm trọng cho RBRG sau này chẳng hạn như RBRG không thể nhận được hàng tại cảng, hoặc là gặp khó khăn trong việc bán lại lô hàng cho bên thứ ba.
Phán quyết của Trọng tài:
Ủy ban Trọng tài Kinh tế và Thương mại Trung Quốc (CIETAC) đưa ra phán quyết vào ngày 30/06/2014 như sau:
Sinocore đã thông báo đầy đủ về lịch trình vận chuyển hàng hóa nhưng RBRG đã không yêu cầu kiểm định hàng hóa trước và trong khi vận chuyển. Do đó, Sinocore không vi phạm điều khoản về kiểm định. Hơn nữa, các thiệt hại của RBRG vì hợp đồng chấm dứt là do hai bên không đạt được đồng thuận về việc liệu L/C điều chỉnh có phù hợp với hợp đồng mua bán hàng hóa hay không, chứ không phải là các vấn đề vi phạm nghĩa vụ thực hiện hợp đồng liên quan đến chất lượng hàng hóa hay là điều khoản kiểm định.
Trọng tài nhận định RBRG đã vi phạm hợp đồng trước do tự ý yêu cầu ngân hàng phát hành điều chỉnh thư tín dụng, mà không được sự chấp thuận của người thụ hưởng.
Về việc sử dụng vận đơn giả mạo của Sinocore, Trọng tài cho rằng RBRG đã được thông báo đầy đủ về ngày vận chuyển từ Sinocore vào ngày 06/07/2010 và thực tế là vận đơn này cũng không được chấp nhận tại Ngân hàng. Mặc dù đồng ý rằng người xuất khẩu có thể lựa chọn phương án tốt hơn là giả mạo chứng từ, chẳng hạn kiên quyết rằng điều chỉnh L/C đơn phương của RBRG không có hiệu lực theo UCP600 và xuất trình chứng từ phù hợp với L/C gốc chưa chỉnh sửa thay vì lựa chọn giả mạo vận đơn.
Không đồng tình với phán quyết này, RBRG tiếp tục kháng cáo lên Tòa án. Tuy nhiên, ngày 17/02/2017, thẩm phán đã bác bỏ các kháng cáo của RBRG và giữ nguyên phán quyết Trọng tài.
Tóm tắt vụ việc 2:
Công ty Cashcot Industries Pte của Singapore mua cotton từ một công ty có trụ sở ở Hồng Kông Global Tradinglinks Limited (Bên thụ hưởng). Cashcot yêu cầu ngân hàng CIMB Bank Berhad (ngân hàng phát hành) phát hành 10 thư tín dụng cho người bán hưởng lợi, thư tín dụng được điều chỉnh theo UCP600. CIMB thực hiện và chỉ thị ngân hàng Deutsche Bank AG chi nhánh Luân Đôn làm ngân hàng xác nhận. Ngân hàng xác nhận sẽ thanh toán cho người hưởng lợi khi xuất trình được các giấy tờ theo yêu cầu. Người hưởng lợi hiện tại cũng đang là một khách hàng vay lớn của Deutsche Bank.
Công ty Cashcot sau đó đã bị phá sản có nghĩa là ngân hàng phát hành CIMB không thể đòi hoàn tiền từ bên bán. Tài chính của công ty Global cũng ở trong tình trạng khó khăn. Ngân hàng Xác nhận đã thực hiện “thanh toán” cho người hưởng lợi bằng cách xác nhận bù trừ vào các khoản vay của Global. Sau đó Ngân hàng xác nhận Deutsche Bank đã yêu cầu hoàn lại 10 triệu đô la Mỹ từ ngân hàng phát hành cho việc bù trừ này. Tuy nhiên, CIMB từ chối hoàn trả tiền cho Deutsche Bank với
Thứ nhất, CIMB yêu cầu Deutsche Bank chứng minh rằng họ đã thực hiện thanh toán ngay khi nhận được bộ chứng từ phù hợp với L/C. Do đó ngân hàng phát hành đã gửi đơn chính thức yêu cầu NH xác nhận cung cấp thêm thông tin và muốn nhận được bộ chứng từ xuất trình của người bán trước khi thanh toán. Ngân hàng xác nhận phản bác lại rằng theo điều 7c UCP600: “Ngân hàng phát hành cam kết hoàn trả tiền cho một ngân hàng chỉ định mà ngân hàng này đã thanh toán hoặc chiết khấu cho một bộ chứng từ hợp lệ và đã chuyển giao các chứng từ cho ngân hàng phát hành. Việc hoàn trả số tiền của một bộ chứng từ hợp lệ thuộc một Thư tín dụng có giá trị thanh toán bằng chấp nhận hoặc trả sau là vào lúc đáo hạn, dù cho ngân hàng chỉ định đã trả tiền trước hoặc đã mua trước khi đến hạn. Cam kết của ngân hàng phát hành về việc hoàn trả tiền cho một ngân hàng chỉ định là độc lập với cam kết của ngân hàng phát hành đối với người thụ hưởng”. Do đó, theo Deutsche Bank, về nguyên tắc, ngân hàng phát hành thư tín dụng phải chấp nhận hoàn trả khi mà ngân hàng xác nhận đã tuyên bố thanh toán thư tín dụng cho người hưởng lợi và không được quyền yêu cầu thêm thông tin. Tuy nhiên, sau khi xem xét một số án lệ trước đó, ngày 15/05/2017 tòa đã đưa ra phán quyết cho rằng điều khoản trên UCP600 không nên được hiểu là ngân hàng phát hành buộc phải hoàn tiền cho NH xác nhận ngay khi được yêu cầu lần đầu. Phán quyết của tòa trong trường hợp này là CIMB có quyền yêu cầu thêm thông tin từ Deutsche Bank, tuy nhiên không phải là lý do để CIMB có thể từ chối hoặc trì hoãn thanh toán.
Thứ hai, CIMB cho rằng một trong các chứng từ xuất trình không phù hợp với các điều kiện, điều khoản trong L/C. Trong L/C quy định “Tất cả chứng từ đều phải được trình bày bằng tiếng Anh, ghi ngày tháng và ký tên”, L/C tu chỉnh yêu cầu thêm “Một bản sao chứng nhận đăng ký cho nhà cung cấp nước ngoài nhập khẩu cotton do Tổng cục Giám sát chất lượng, kiểm nghiệm và kiểm dịch quốc gia Trung Quốc (AQSIQ) cấp”. Chứng từ này được Deutsche Bank chấp nhận là phù hợp với yêu cầu của L/C trong khi CIMB từ chối vì chưa có chữ ký mà chỉ có dấu đỏ. Tòa trích dẫn điều 3 UCP600 cho phép chứng từ được ký bằng dấu, ký hiệu hoặc bất kỳ phương pháp xác thực nào khác, và kết luận dấu đỏ công ty lớn và rõ ràng, đủ điều kiện được xem là chữ ký.
Thứ ba, CIMB viện dẫn điều 14c UCP600 đề cập rằng chứng từ phải được xuất trình trong vòng 21 ngày kể từ ngày vận chuyển, và trong bất kỳ trường hợp nào cũng không được muộn hơn ngày hết hạn của L/C để từ chối thanh toán cho Deutsche Bank. Thư tín dụng được phát hành vào ngày 06/10/2015 và vận chuyển trước ngày 15/12/2015, ngày hết hạn L/C là 31/01/2016. Chứng từ được xuất trình sau 21 ngày kể từ ngày vận chuyển nhưng trước khi L/C hết hiệu lực. Tòa xét đến điều khoản áp dụng UCP (điều 1, UCP600) “Các quy tắc này ràng buộc tất cả các bên, trừ khi Thư tín dụng loại trừ hoặc sửa đổi một cách rõ ràng”. Theo đó L/C ở mục 48 quy định “Chứng từ phải được xuất trình trong thời hạn hiệu lực của L/C”. Như vậy, trong trường hợp này, chứng từ đã được xuất trình đúng hạn và đây không là lý do để từ chối hoàn trả tiền của CIMB.
Tóm tắt vụ việc 3:
Vụ việc liên quan đến hợp đồng cung cấp và vận chuyển muối đường, phương thức thanh toán của hợp đồng là thư tín dụng và thư tín dụng phải được mở trong vòng 2 ngày kể từ ngày ký hợp đồng. Người bán ký hợp đồng vào ngày 06/09/2016 và chuyển sang người mua để ký. Người mua ký và chuyển lại bản hợp đồng vào ngày 07 tháng 9. Đến ngày 09/09, người mua gửi email cho người bán thông báo rằng thủ tục mở L/C sẽ kéo dài hơn so với ban đầu và hy vọng thỏa thuận giữa hai bên vẫn như dự kiến. Tuy nhiên, người bán đã phản hồi chấm dứt hợp đồng một vài tiếng sau đó vì cho rằng email của người mua chứng tỏ vi phạm thực hiện nghĩa vụ của hợp đồng trong việc mở thư tín dụng đúng hạn.
Theo người bán, thư tín dụng phải được mở trước ngày 08 tháng 9, do đó người mua đã vi phạm hợp đồng do không mở L/C đúng hạn, và yêu cầu bồi thường thiệt hại về lợi nhuận.. Ngược lại, người mua phản bác rằng ngày ký hợp đồng là ngày 07 tháng 09 nên thời hạn để mở L/C là đến hết ngày 09 tháng 09. Do vậy, người mua cho rằng chính người bán mới là bên vi phạm trước và chấm dứt hợp đồng vào ngày 09 tháng 09. Thêm vào đó, người mua cho rằng vi phạm điều khoản về thời hạn mở L/C không phải là vi phạm cốt yếu của hợp đồng mà chỉ là một điều khoản trung gian, không tước đi đáng kể toàn bộ lợi ích của bản hợp đồng để làm cơ
Vụ việc được đưa ra giải quyết tại tòa án, Tòa án cho rằng ngày hiệu lực của hợp đồng là ngày 07 tháng 09 - ngày hợp đồng được ký và chuyển trả lại người bán. Sau khi xem xét án lệ, Tòa kết luận yêu cầu mở L/C trong vòng 2 ngày là một điều khoản vô danh (innominate terms - quyền chấm dứt hợp đồng và/hoặc yêu cầu bồi thường thiệt hại phụ thuộc vào bản chất của sự vi phạm). Người bán cũng thừa nhận rằng việc mở thư tín dụng có thể bị kéo dài. Việc không mở thư tín dụng trong vòng 2 ngày không phải là vi phạm hợp đồng dẫn đến tước đi toàn bộ lợi ích của người bán. Tòa kết luận rằng mặc dù việc mở thư tín dụng thường là điều kiện tiên quyết để người bán thực hiện nghĩa vụ của mình, nhưng không có nghĩa là nếu vi phạm điều kiện này thì coi như hợp đồng bị vi phạm và dẫn đến chấm dứt hợp đồng. (Trọng tài Luân Đôn, 2018)
Kết luận hương 1
Tài trợ thương mại quốc tế là một tất yếu khách quan góp phần cho thương