Trong tài trợ TMQT bằng L/C, các ngân hàng tham gia vào phương thức này với tư cách là một bên độc lập, có trách nhiệm đảm bảo cho việc thanh toán diễn ra theo đúng quy định. Việc vi phạm trách nhiệm của ngân hàng phát hành có thể xảy ra trong các trường hợp sau:
Thứ nhất, ngân hàng không mở LC đúng như yêu cầu trong đơn xin mở L/C. Nếu ngân hàng phát hành L/C thiếu một số chứng từ như chứng nhận chất lượng, số lượng… có thể làm cho người mua không nhận được đủ hàng hóa hoặc nhận hàng hóa kém chất lượng. Hoặc có thể việc thiếu chứng từ làm cho hàng hóa không được phép nhập cảnh chẳng hạn thiếu chứng nhận kiểm dịch mà Hải quan yêu cầu thì ngân hàng rõ ràng phải bồi thường cho người mua các chi phí đã bỏ ra. Cũng có trường hợp, ngân hàng chậm trễ trong việc mở L/C làm cho người mua bị người bán
người bán, gây cho người bán các chi phí phát sinh như phí lưu kho, lưu bãi, phạt chờ tàu…
Thứ hai, ngân hàng không phát hiện được những sai biệt (Discrepancies) của chứng từ hoặc không thông báo hết những sai biệt. UCP 600 (2007) quy địnsx2wh: ngân hàng phải kiểm tra tất cả các chứng từ được quy định trong thư tín dụng với một sự cẩn thận hợp lý để xác định các chứng từ trên bề mặt của chúng là phù hợp với các điều kiện của thư tín dụng. Trường hợp, ngân hàng không thông báo hết các sai biệt, khiến người mua đồng ý thanh toán cho người bán, có thể dẫn đến việc sau đó người mua không nhận được hàng, hoặc nhận hàng kém chất lượng. Do đó, nếu Ngân hàng kiểm tra chứng từ không cẩn thận, không phát hiện hết các sai biệt của chứng từ so với L/C hoặc không thông báo hết sai biệt đó thì có thể xảy ra tranh chấp.
Thứ ba, ngân hàng không cầm giữ chứng từ chờ định đoạt của người bán. Trường hợp chứng từ không phù hợp ngân hàng phát hành làm thông báo từ chối thanh toán và nói rõ là ngân hàng đang cầm giữ chứng từ chờ định đoạt của người bán. Khi đó, nếu bộ chứng từ bị thất thoát, hoặc vẫn giao chứng từ cho người mua, làm cho người mua có cơ hội nhận hàng và từ chối chứng từ, từ đó gây thiệt hại cho người bán.
Thứ tư, ngân hàng vi phạm thời gian kiểm tra chứng từ theo UCP600. UCP600 quy định ngân hàng xác nhận sẽ có một thời gian hợp lý là không quá ngày làm việc tiếp theo ngày nhận chứng từ để kiểm tra chứng từ và quyết định việc có trả tiền hay không. Tranh chấp có thể phát sinh nếu ngân hàng kiểm tra chứng từ vượt quá thời hạn quy định. Khi đó, dù bộ chứng từ có lỗi, ngân hàng cũng có thể mất quyền từ chối thanh toán.