Xu thế phát triển của tài trợ TMQT bằng L/C trên thế giới và Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tranh hấp ph t sinh trong t i trợ thương mại quố tế ằng thư tín dụng tại l ciệt nam (Trang 72 - 74)

Việt Nam

- Tài trợ TMQT bằng thư tín dụng vẫn là hình thức tài trợ TMQT quan trọng trong thương mại quốc tế trên thế giới và tại Việt Nam

Hoạt động tài trợ thương mại đóng vai trò quan trọng hàng đầu đối với nền kinh tế trên toàn thế giới, thúc đẩy, làm cầu nối cho các giao dịch thương mại được tiến hành thuận lợi. Trong đó, sử dụng thư tín dụng (L/C) là một phương thức tài trợ thương mại truyền thống, được sử dụng rộng rãi trong các giao dịch mua bán hàng hóa quốc tế trong nhiều thập kỷ. Những năm gần đây, cùng với nhu cầu đẩy nhanh tốc độ giao dịch và sự phát triển của công nghệ thông tin, nhiều hình thức tài trợ thương mại thay thế ngày càng phổ biến như tài trợ chuỗi cung ứng, ghi sổ hay sự xuất hiện của các công ty Fintech. Tuy có xu hướng chững lại, nhưng tín dụng chứng từ vẫn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng giá trị tài trợ TMQT trên toàn thế giới (hơn 60% giá trị) (Oliver Wyman, 2016).

So với các hình thức tài trợ TMQT khác, sử dụng thư tín dụng tương đối an toàn cho các bên tham gia, nên đặc biệt hữu ích khi các bên không có độ minh bạch cao về tài chính. Tại các nước mà tình hình tài chính của các doanh nghiệp có độ minh bạch cao như Hoa Kỳ, châu Âu hay Nhật Bản… thì các công ty có thể sử dụng hình thức tài trợ TMQT tín dụng chứng từ mà có thể dùng các phương thức khác đơn giản hơn để thay thế như ghi sổ, trả tiền trước hoặc nhờ thu,... Tuy nhiên, đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, mức độ tin cậy và minh bạch của các doanh nghiệp và ngân hàng còn hạn chế thì tín dụng chứng từ vẫn sẽ là một phương thức tài trợ thương mại quan trọng trong nhiều năm tới.

- Các ngân hàng thương mại Việt Nam đa dạng hóa tài trợ TMQT bằng L/C nhằm đáp ứng nhu cầu hội nhập

Nền kinh tế Việt Nam đã và đang hội nhập với các nền kinh tế khu vực và trên thế giới kéo theo sự phát triển của lĩnh vực tài chính ngân hàng. Trong bối cảnh đó, để đáp ứng được nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng trong và ngoài nước cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, các ngân hàng thương mại Việt Nam phải củng cố và phát triển thêm các loại hình dịch vụ trong đó có tài trợ thương mại quốc tế bằng L/C.

Chẳng hạn, khi quan hệ thương mại với Hoa Kỳ gia tăng, các ngân hàng thương mại Việt Nam cần hoàn thiện tiếp các dịch vụ như L/C dự phòng để loại L/C này có thể được sử dụng phổ biến hơn. Điều này là do theo tập quan trong thanh toán tại các ngân hàng của Hoa Kỳ, tổng giá trị các L/C dự phòng lớn hơn nhiều so với L/C thông thường. Như vậy, các Ngân hàng thương mại Việt Nam cần chuẩn bị để triển khai rộng rãi dịch vụ L/C dự phòng để đáp ứng nhu cầu của thị trường.

- Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ IV

Hiện nay, thế giới đang bước vào cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ IV (CMCN 4.0) - cuộc cách mạng mà trong đó các công nghệ như thực tế ảo, Internet của vạn vật (Internet of Things), in 3D, dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo được ứng dụng vào mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cuộc cách mạng này là một xu thế lớn, có tác động đến phát triển kinh tế - xã hội mỗi quốc gia, từng khu vực và toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Mô hình ngân hàng số hoạt động dựa trên nền tảng công nghệ thông qua các thiết bị số kết nối với các phần mềm máy tính qua môi trường mạng Internet trên thực tế đã, đang và sẽ làm thay đổi toàn bộ cấu trúc hệ thống của ngân hàng. CMCN 4.0 cũng sẽ tạo ra những bước tiến mới trong thay đổi cách giao tiếp và xử lý nghiệp vụ thông qua tương tác và giao tiếp điện tử. Bên cạnh những thuận lợi, vấn đề ứng dụng công nghệ trong hoạt động tài trợ TMQT hiện nay tại Việt Nam còn phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức. Thêm vào đó, bản thân các ngân hàng đã quen với mô hình quản trị và thanh toán truyền thống sử dụng con người và giấy tờ để quản lý các giao dịch. Trong khi đó, năng lực cơ sở hạ tầng, mạng thông tin yếu kém, khả năng sẵn sàng ứng dụng các công nghệ mới nhất ở Việt Nam còn rất thấp, đứng ở vị trí 112/137 nước. Mặt khác, nguồn nhân lực am

3D, vấn đề đảm bảo an ninh trong hoạt động thanh toán… còn hạn chế. Do đó, yêu cầu đặt ra đối với các ngân hàng hiện nay là cần nhận thức đầy đủ, đúng đắn về việc ứng dụng CNTT trong hoạt động thanh toán, có sự đột phá trong ứng dụng công nghệ thông tin, ứng dụng thành tựu của cuộc CMCN 4.0 nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như ứng dụng công nghệ trong giao dịch tài trợ TMQT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tranh hấp ph t sinh trong t i trợ thương mại quố tế ằng thư tín dụng tại l ciệt nam (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)