Thực thipháp luật về giải quyết khiếunại trong lĩnh vực đất đai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi pháp luật về giải quyết khiếu nại về lĩnh vực đất đai tại thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh (Trang 37 - 45)

Thực thi pháp luật bao gồm hoạt động thực hiện pháp luật và thi hành pháp luật. Qua quá trình nghiên cứu cho thấy, thực chất khái niệm thực thi pháp luật chính là thực hiện pháp luật. Nghiên cứu về thực thi pháp luật chính là nghiên cứu hoạt động thực hiện pháp luật và nội hàm của thực hiện pháp luật.

“Thực hiện pháp luật: Hành vi của chủ thể (hành động hoặc không hành động) được tiến hành phù hợp với quy định, với yêu cầu của pháp luật, tức là không trái, không vượt quá khuôn khổ mà pháp luật đã quy định” (Viện khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp, Từ điển luật học, Nxb Tư pháp, tr. 758, Nxb Từ điển Bách Khoa năm 2006).

Dưới góc độ pháp lý thì thực hiện pháp luật là hành vi hợp pháp. Hành vi đó không trái với các quy định của pháp luật, phù hợp với quy định của pháp luật và đạo đức xã hội. Thực hiện pháp luật cũng có thể là hành vi của mỗi cá nhân hay hành vi của cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội...Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích theo đó các chủ thể pháp luật tự giác thi hành pháp luật làm cho các quy

định của pháp luật đi vào thực tế, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật. Về hình thức, thực hiện pháp luật được phân thành 4 hình thức như sau:

Một là, tuân thủ pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật một cách thụ động, thể hiện ở sự kiềm chế của chủ thể để không thực hiện các hành vi vi phạm các quy định cấm đoán của pháp luật.

Hai là, thi hành pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật một cách chủ động. Các chủ thể thực hiện thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý của mình bằng hành động tích cực. Những quy phạm pháp luật bắt buộc được thực hiện ở hình thức này.

Ba là, sử dụng pháp luật là khả năng của các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật có thể sử dụng khai thác hay không sử dụng, khai thác, hưởng quyền mà luật đã dành.

Bốn là, áp dụng pháp luật là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào các quy định của pháp luật để giải quyết, xử lý những vấn đề cụ thể thuộc trách nhiệm, quyền hạn của mình” (Viện khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp, Từ điển luật học, Nxb Tư pháp, tr. 758, Nxb Từ điển Bách Khoa năm 2006).

Nhà nước ban hành pháp luật để điều chỉnh các mối quan hệ trong xã hội phục vụ lợi ích của Nhà nước và của cả xã hội. Điều đó chỉ xảy ra khi các cá nhân, tổ chức trong xã hội thực hiện đầy đủ, chính xác những quy phạm pháp luật do Nhà nước đặt ra. Pháp luật có thực sự phát huy được vai trò trong quản lý nhà nước còn phụ thuộc vào việc tổ chức thực hiện pháp luật, làm cho những yêu cầu của pháp luật trở thành hiện thực. Để Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật thì phải có phương thức thực hiện tốt các khâu từ xây dựng, phổ biến đến tổ chức thực hiện, kiểm tra và xử lý vi phạm nhằm bảo vệ pháp luật. Kết quả của việc tổ chức thực hiện pháp luật là một trong những tiêu chuẩn để xác định một nền pháp chế XHCN, đòi hỏi các chủ thể phải tôn trọng và triệt để thực hiện theo pháp luật trong đời sống xã hội. Như vậy, thực hiện pháp luật là trung tâm của pháp chế.

trở nên hiệu quả hơn, phục vụ nhân dân được tốt hơn so với trước, chất lượng các thể chế quản lý nhà nước đồng bộ, khả thi, đi vào cuộc sống hơn, cơ chế hoạt động, chức năng, nhiệm vụ của bộ máy, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức làm việc trong các cơ quan nhà nước sau khi tiến hành cải cách hành chính đạt hiệu quả, hiệu lực hơn, đáp ứng yêu cầu quản lý kinh tế - xã hội của một quốc gia. Việc đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức nhằm tăng cường năng lực giải quyết công việc cho các cơ quan nhà nước; ngoài ra, việc phân cấp cũng nhằm giao quyền chủ động, chịu trách nhiệm cho thủ trưởng cơ quan, hướng đến giải quyết công việc hiệu quả, kịp thời. Rút ngắn thủ tục hành chính theo hướng đơn giản hóa cũng góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật của các chủ thể. Chất lượng của các hoạt động thực thi pháp luật cũng là vấn đề then chốt của cải cách hành chính. Thực thi pháp luật và cải cách hành chính đều có chung mục đích là đưa các quy phạm pháp luật đi vào thực tế, được các chủ thể tuân thủ thực hiện nhằm phát huy tối đa hiệu quả quản lý nhà nước của pháp luật.

Như vậy, cải cách hành chính giúp hoạt động thực thi pháp luật của các chủ thể được thực hiện nhanh chóng, hiệu quả và chính xác hơn. Cải cách hành chính thúc đẩy nâng cao chất lượng, hiệu quả thực thi pháp luật.

1.2.2.2. Khái niệm thực thi pháp luật về giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai

Thực thi pháp luật trong giải quyết khiếu nại về đất đai là hoạt động mang tính tổ chức và tính quyền lực nhà nước. Đó là việc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào quy định của pháp luật để ra một quyết định hành chính (quyết định cá biệt) mà hậu quả pháp lý và giá trị hiệu lực của quyết định đó sẽ làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một quan hệ pháp luật về đất đai đang bị khiếu nại.

Từ phân tích ở trên, có thể đưa ra khái niệm như sau: “Thực thi pháp luật trong giải quyết khiếu nại về đất đai là việc cơ quan hành chính có thẩm quyền của Nhà nước căn cứ vào quy định của Luật Đất đai, Luật Khiếu nại và các quy phạm pháp luật khác có liên quan để xác định tính chất đúng, sai của nội dung khiếu nại trong hoạt động quản lý nhà nước về đất đai. Trên cơ sở đó ban hành một quyết định hành chính nhằm giải quyết các khiếu nại của chủ thể sử dụng đất, khẳng định cần giữ

nguyên, sửa đổi hoặc huỷ bỏ một phần hay toàn bộ quyết định hành chính, chấm dứt hành vi hành chính bị khiếu nại; buộc bồi thường thiệt hại, khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại (nếu có); xác định có hay không quyền khiếu nại tiếp theo hoặc quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án của người khiếu nại”.

1.2.2.3. Sự cần thiết phải thực thi pháp luật về giải quyết khiếu nại đất đai

Thực thi pháp luật về giải quyết khiếu nại đất đai là các hoạt động của các chủ thể tiến hành phù hợp với quy định, với yêu cầu của pháp luật về giải quyết khiếu nại đất đai. Nhờ các hoạt động thực thi pháp luật về khiếu nại đất đai mà quyền khiếu nại của công dân, cơ quan, tổ chức được đảm bảo; giúp các quy định về khiếu nại phát huy được giá trị trong việc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể. Thông qua việc thực thi pháp luật về giải quyết khiếu nại đất đai Đảng và Nhà nước kiểm tra được tính đúng đắn, sự phù hợp của đường lối, chính sách, pháp luật ban hành, từ đó có cơ sở thực tiễn để hoàn thiện đường lối, chính sách, pháp luật và sự lãnh đạo của Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước. Giải quyết khiếu nại đất đai để đánh giá, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lý hành chính nhà nước. Trong trường hợp các khiếu nại được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, giải quyết kịp thời, đúng pháp luật thể hiện người khiếu nại và cả những người xung quanh luôn được nhà nước tôn trọng, lắng nghe ý kiến của dân, quan tâm bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của dân, cho thấy nhà nước gần gũi, gắn bó với dân, lo cho dân, thực sự là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Giải quyết khiếu nại đất đai là phương thức bảo đảm sự giám sát của nhân dân đối với hoạt động quản lý của nhà nước và cán bộ, công chức nhà nước. Qua việc thực thi các quy định về khiếu nại đất đai, Nhà nước phát hiện được những hành vi sai phạm, tiêu cực của cán bộ, công chức để kịp thời xử lý hoặc những bất hợp lý về chính sách, pháp luật để kịp thời sửa đổi, bổ sung nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý của bộ máy nhà nước trong lĩnh vực đất đai.

1.2.2.4. Các yêu cầu đặt ra đối với việc thực thi pháp luật về giải quyết khiếu nại đất đai

đi vào cuộc sống. Để thực thi pháp luật về giải quyết khiếu nại đất đai, việc thực thi pháp luật phải đảm bảo có bốn hình thức, đó là: Tuân thủ đúng pháp luật; chấp hành đúng pháp luật; áp dụng đúng pháp luật. Để hiểu rõ hơn về yêu cầu này, tác giải sẽ phân tích dưới đây nội dung của 4 yêu cầu về thực thi pháp luật giải quyết khiếu nại tố cáo:

Thứ nhất, yêu cầu tuân thủ pháp luật về khiếu nại trong lĩnh vực đất đai. Căn cứ vào tính chất của hình thức tuân thủ pháp luật nói chung, tuân thủ pháp luật trong giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai yêu cầu các chủ thể pháp luật tự kiềm chế mình để không thực hiện những hành vi, hoạt động mà pháp luật về giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai nghiêm cấm, không cho phép thực hiện.

- Đối với người khiếu nại, khi thực hiện tuân thủ pháp luật về giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai được biểu hiện qua việc không lợi dụng các quyền tự do dân chủ của công dân để khiếu nại đất đai; không được cố tình khiếu nại sai sự thật; không được kích động, xúi giục, cưỡng ép, dụ dỗ, mua chuộc, lôi kéo người khác tập trung đông người khiếu nại, gây rối an ninh trật tự công cộng; không lợi dụng việc khiếu nại để tuyên truyền chống Nhà nước, xâm phạm lợi ích của Nhà nước; xuyên tạc, vu khống, đe dọa, xúc phạm uy tín, danh dự của cơ quan, tổ chức, người có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, người tiếp công dân, người thi hành công vụ khác.

- Đối với người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai: Phải tuân thủ pháp luật là yêu cầu theo đó không được giải quyết các vụ việc vượt quá thẩm quyền; Không được thụ lý và giải quyết: Các quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại không liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại; Người khiếu nại không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ mà không có người đại diện hợp pháp; Người đại diện không hợp pháp thực hiện khiếu nại; Đơn khiếu nại không có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khiếu nại; Thời hiệu, thời hạn khiếu nại đã hết mà không có lý do chính đáng; Khiếu nại đã có quyết định giải quyết khiếu nại lần hai; Có văn bản thông báo đình chỉ việc giải quyết khiếu nại mà sau 30 ngày người khiếu nại không tiếp tục khiếu nại; Việc khiếu nại đã được TA thụ lý hoặc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định của TA, trừ quyết định đình chỉ giải quyết

vụ án hành chính của TA. Những hành vi bị nghiêm cấm: Cản trở, gây phiền hà cho người thực hiện quyền khiếu nại; đe doạ, trả thù, trù dập người khiếu nại; Thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết khiếu nại; không giải quyết khiếu nại; làm sai lệch các thông tin, tài liệu, hồ sơ vụ việc khiếu nại; cố ý giải quyết khiếu nại trái pháp luật; Ra quyết định giải quyết khiếu nại không bằng hình thức quyết định; Bao che cho người bị khiếu nại; can thiệp trái pháp luật vào việc giải quyết khiếu nại; Vi phạm quy chế tiếp công dân; Vi phạm các quy định khác của pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại. Việc quy định các hành vi bị nghiêm cấm trên đây nhằm bảo đảm cho pháp luật về khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai được thực hiện một cách đầy đủ, nghiêm túc; bảo vệ lợi ích nhà nước, các quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân (Điều 6, Luật Khiếu nại năm 2011).

Thứ hai, yêu cầu chấp hành pháp luật: Yêu cầu chấp hành đúng pháp luật là yêu cầu đặt ra đối với các cơ quan có trách nhiệm giải quyết khiếu nại về đất đai và phối hợp giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai. Việc chấp hành đúng các nguyên tắc về thực hiện trách nhiệm giải quyết khiếu nại đất đai và phối hợp giải quyết khiếu nại đất đai là nhằm quán triệt và phát huy tối đa tính hiệu lực và hiệu quả của việc thực thi pháp luật về giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai, bảo đảm thực hiện hiệu quả việc thực thi giải quyết khiếu nại về đất đai.

Thứ ba, yêu cầu sử dụng pháp luật: Theo yêu cầu này, chủ thể pháp luật thực hiện quyền chủ thể của mình (thực hiện những hành vi mà pháp luật cho phép). Yêu cầu này khác với các yêu cầu thi hành khác ở chỗ chủ thể pháp luật có thể thực hiện hoặc không thực hiện quyền được pháp luật cho phép theo ý chí của mình chứ không bị bắt buộc phải thực hiện. Đối với việc sử dụng pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai, là việc công dân thực hiện các quyền của người khiếu nại, khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ quyền và lợi tích chính đáng của mình trong trường hợp nhà nước thu hồi đất để giải phóng mặt bằng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay giải quyết tranh chấp đất đai. Đối với giải quyết khiếu nại về đất đai, cơ quan tiếp nhận khiếu nại, cơ có thẩm quyền giải quyết khiếu nại và các cơ quan, đơn vị có liên quan xác định, sử dụng đúng các quy định cụ thể, chính xác về chủ thể áp dụng, phạm

giải quyết khiếu nại đối với từng trường hợp khiếu nại, từng nội dung khiếu nại đảm bảo đúng nguyên tắc, đúng quy định.

Thứ tư, yêu cầu áp dụng pháp luật: Trong đó Nhà nước thông qua các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện những quy định của pháp luật về đất đai, về giải quyết khiếu nại, hoặc tự mình căn cứ vào những quy định của pháp luật để tạo ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi, đình chỉ hoặc chấm dứt những quan hệ pháp luật cụ thể. Áp dụng pháp luật là hình thức luôn luôn đòi hỏi phải có sự tham gia của các cơ quan nhà nước hoặc nhà chức trách có thẩm quyền. Đối với cơ quan quản lý nhà nước, áp dụng pháp luật là hoạt động mang tính tổ chức, thể hiện quyền lực nhà nước, được thực hiện thông qua những cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi được nhà nước trao quyền, nhằm cá biệt hoá những quy phạm pháp luật vào các trường hợp cụ thể đối với các cá nhân, tổ chức cụ thể.

Yêu cầu đối với hoạt động áp dụng pháp luật là phải tuân thủ các quy định trong các văn bản pháp luật được áp dụng. Văn bản áp dụng pháp luật có một số đặc điểm sau:

Một là, văn bản áp dụng pháp luật do những cơ quan có thẩm quyền ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng cưỡng chế nhà nước.

Hai là, văn bản áp dụng pháp luật có tính chất cá biệt, chỉ áp dụng một lần đối với các cá nhân, tổ chức cụ thể trong những trường hợp xác định.

Ba là, văn bản áp dụng pháp luật phải hợp pháp và phù hợp với thực tế. Nó phải phù hợp với luật và dựa trên những quy phạm pháp luật cụ thể, nếu không phù hợp thì văn bản áp dụng pháp luật sẽ bị đình chỉ hoặc hủy bỏ.

Bốn là, văn bản áp dụng pháp luật được thể hiện trong những hình thức pháp lý xác định như: bản án, quyết định, lệnh,…

Năm là, văn bản áp dụng pháp luật là một yếu tố của sự kiện pháp lý phức tạp, thiếu nó nhiều quy phạm pháp luật không thể thực hiện được. Áp dụng pháp luật trong giải quyết khiếu nại về đất đai là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành bằng quyền hạn của mình, căn cứ vào quy định của pháp luật ban hành một

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi pháp luật về giải quyết khiếu nại về lĩnh vực đất đai tại thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh (Trang 37 - 45)