Đặc điểm tráchnhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp – một số vấn đề pháp lý và thực trạng áp dụng tại việt nam (Trang 27 - 30)

6. Kết cấu của luận văn

1.2.2. Đặc điểm tráchnhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường

TNBTTH do ô nhiễm, suy thoái môi trường tại Việt Nam là vấn đề còn rất mới cả từ phương diện lý luận và thực tiễn. Nhận thức một cách đầy đủ về những nội dung liên quan tới thiệt hại về môi trường, bồi thường thiệt hại về môi trường là yếu tố quan trọng cho việc ban hành và áp dụng trách nhiệm này trong tương lai. Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng cho dù chế định này có phát triển đến mức nào, chi phí bỏ ra để xử lý, cải tạo môi trường có lớn đến đâu cũng không thể khắc phục được hết những hậu quả do ô nhiễm, suy thoái môi trường gây ra. Do vậy, xác định thiệt hại đối với môi trường và áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường trong mọi trường hợp đều không phải là mong muốn hàng đầu được áp dụng trong lĩnh vực môi trường.

1.2.2. Đặc điểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp của doanh nghiệp

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ÔNMT của doanh nghiệp là một loại của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nên trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp mang đầy đủ các đặc điểm chung của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng như:

Một là loại trách nhiệm dân sự phát sinh trên cơ sở do pháp luật quy định, dưới tác động trực tiếp của các quy phạm pháp luật, khi có hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại;

Hai là căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại gồm: (1) Yếu tố có thiệt hại xảy ra trên thực tế (thiệt hại về vật chất và tinh thần) là nền tảng cơ bản đồng thời là điều kiện bắt buộc của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. (2) Phải có hành vi vi phạm những quy định của pháp luật. (3) Trách nhiệm BTTH chỉ phát sinh khi có đủ các điều kiện do pháp luật quy định.

gồm: Có thiệt hại xảy ra, hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật, có lỗi của người gây thiệt hại và có mối liên hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật; Về mức bồi thường: về nguyên tắc là người gây thiệt hại phải bồi thường toàn bộ thiệt hại xảy ra;

Năm là cơ sở pháp lý của việc truy cứu trách nhiệm bồi thường là quyết định do cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền ban hành trêncơ sở xem xét, quyết định vụ việc vi phạm pháp luật đã có hiệu lực pháp luật. Vi phạm pháp luật là cơ sở thực tế của TNBTTH, không có vi phạm pháp luật sẽ không có TNBTTH. TNBTTH chỉ được áp dụng đối với chủ thể vi phạm pháp luật (chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý).

Sáu là các biện pháp thực hiện của TNBTTH phải được áp dụng đúng theo các thủ tục, trình tự do pháp luật quy định. TNBTTH mang tính chất cưỡng chế nhà nước, có gía trị pháp lý bắt buộc thực hiện đối với các chủ thể vi phạm pháp luật. Mọi thiệt hại do vi phạm pháp luật gây ra đều phải được bồi thường theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường của Doanh nghiệp còn có những điểm khác biệt sau đây:

Thứ nhất, hành vi trái pháp luật của doanh nghiệp là hành vi vi phạm pháp luật môi trường;

Thứ hai, thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật về môi trường của doanh nghiệp gây ra; Thiệt hại thường xảy ra trên một phạm vi rộng, có giá trị lớn, khó xác định và, tác động đến nhiều chủ thể;

Thứ ba, thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tài sản, lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức cụ thể chỉ phát sinh sau khi có hậu quả là suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường;

Thứ tư, yếu tố "lỗi" không phải là điều kiện bắt buộc trong quan hê ̣trách nhiêṃ bồi thường thiêṭ haị do gây ô nhiễm môi trường.

Thứ năm, TNBTTH do hành vi gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp không được giảm trừ trong trường hợp doanh nghiệp không có lỗi hoặc lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của doanh nghiệp. Điều này có nghĩa là trong TNBTTH do làm ô nhiễm môi trường thì trách nhiệm bồi thường luôn luôn đặt ra đối với người gây ô nhiễm môi trường. Vấn đề lỗi không phải là điều kiện bắt buộc.

Muốn sản xuất, kinh doanh có hiệu quả cao, việc đầu tiên là các doanh nghiệp cần đảm bảo hoạt động của mình không gây ra những tác hại đối với môi trường sinh thái, tức là phải thể hiện sự thân thiện với môi trường trong quá trình sản xuất của mình.Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, việc chay đua thương trường và áp lực cạnh trạnh về giá cả cũng khiến các doanh nghiệp chỉ lo mải mê chạy theo lợi nhuận và “tạm quên” trách nhiệm của mình với xã hội, đặc biệt là với môi trường nên đã dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng gây tác hại lớn cho môi trường nước ta

Pháp luật nước ta quy định hệ thống những chế tài đa dạng được áp dụng đối với hành vi gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp bao gồm những chế tài dân sự, hình sự, hành chính. Tuy nhiên, việc áp dụng chế tài hành chính và chế tài hình sự phải tuân theo các trình tự thủ tục rất chặt chẽ và chủ yếu mang tính chất răn đe, trừng phạt chủ thể vi phạm của các cơ quan nhà nước. Về cơ bản, đứng dưới góc độ của người dân sống trong môi trường ô nhiễm và chịu ảnh hưởng nặng nề về nó, việc áp dụng những chế tài này vẫn chưa đủ và không có ý nghĩa thiết thực trong việc bảo vệ quyền lợi cho họ. Trong khi đó, áp dụng trách nhiệm BTTH do ÔNMT của doanh nghiệp là một chế tài dân sự lại có ý nghĩa rất to lớn trong hoạt động giải quyết các yêu cầu bồi thường thiệt hại trên thực tế, góp phần khôi phục những thiệt hại trực tiếp mà doanh nghiệp gây ra cho môi trường và người bị thiệt hại một cách kịp thời. Tuy nhiên, so với các chế tài còn lại pháp luật hiện hành quy định về chế tài này còn rất sơ sài và nhiều nội dung bất cập. Thực trạng này phản ánh sự mất cân bằng trong việc áp dụng các chế tài dân sự khi doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường ở Việt Nam.Trên thế giới, nhiều doanh nghiệp khi bị áp dụng chế tài này ngoài việc phải đền bù thiệt hại một khoản tiền có thể rất lớn cho môi trường và người bị thiệt hại, nó còn có một sức răn đe vô hình khiến các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh luôn phải lo sợ, dè

chừng và cố gắng tránh những hành vi vi phạm vì nếu bị áp dụng trách nhiệm này sẽ làm ảnh hưởng xấu đến danh tiếng, uy tín của doanh nghiệp đó cũng như thương hiệu của hàng hóa, dịch vụ doanh nghiệp phân phối ra thị trường sẽ bị người tiêu dùng tẩy chay, trực tiếp suy giảm lợi nhuận của doanh nghiệp vi phạm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp – một số vấn đề pháp lý và thực trạng áp dụng tại việt nam (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)