Chủ thể tham gia quan hệ pháp luật về tráchnhiệm bồi thường thiệt hạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp – một số vấn đề pháp lý và thực trạng áp dụng tại việt nam (Trang 30 - 93)

6. Kết cấu của luận văn

1.2.3. Chủ thể tham gia quan hệ pháp luật về tráchnhiệm bồi thường thiệt hạ

hại do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp

TNBTTH do gây ÔNMT làm phát sinh nghĩa vụ bồi thường và từ nghĩa vụ phải BTTH tạo ra quan hệ nghĩa vụ tương ứng.

Chủ thể tham gia quan hệ trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp gây ra phải là một chủ thể nhất định tham gia vào quan hệ TNBTTH. Trong quan hệ TNBTTH do gây ô nhiễm môi trường, bao gồm: chủ thể có quyền yêu cầu bồi thường (bên bị thiệt hại) và chủ thể có trách nhiệm (nghĩa vụ) bồi thường (doanh nghiệp có trách nhiệm bồi thường do có hành vi làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại); Cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng pháp luật về TNBTTH

1.2.3.1. Chủ thể có quyền yêu cầu BTTH

Khi xác định chủ thể được BTTH, BLDS năm 2015 đã quy định theo hướng khái quát hơn, không còn chia ra trường hợp cá nhân và pháp nhân hoặc chủ thể khác như BLDS năm 2005. Khoản 1 Điều 584 BLDS năm 2015 chỉ quy định: "Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác mà gây thiệt hại thì được bồi thường". "Người khác" ở đây có thể hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thê khác và như vậy đã bao hàm được tất cả các loại chủ thể được BTTH như quy định tại BLDS năm 2015.

Theo nguyên tắc, chủ thể được bồi thường trong mối quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là người bị thiệt hại về tính mạng, sức khỏe; tổ chức, cá nhân bị thiệt hại về tài sản thuộc sở hữu của mình do hành vi vi phạm pháp luật gây ra.

BTTH do hành vi làm ÔNMT gây ra trong trường hợp xuất hiện thiệt hại là tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản, việc xác định chủ thể được bồi thường thì áp dụng nguyên tắc chung nêu trên. Tuy nhiên, ÔNMT không chỉ gây thiệt hại cho một người hay một số người mà thường gây thiệt hại đến môi trường chung. Do vậy, chủ thể có quyền yêu cầu BTTH do doanh nghiệp gây ÔNMT bao gồm: chủ thể người có quyền yêu cầu BTTH về suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường; chủ thể có quyền yêu cầu BTTH về tính mạng, sức khoẻ, tài sản và lợi ích hợp pháp.

Như vậy, các chủ thể có quyền đòi BTTH do hành vi trái pháp luật của doanh nghiệp gây ÔNMT rộng, không chỉ là các cá nhân mà còn là các tổ chức.

Một vấn đề được đặt ra là cần phân biệt người được bồi thường với người có quyền yêu cầu bồi thường. Về mặt lý thuyết, người được bồi thường đương nhiên là người có quyền yêu cầu BTTH. Tuy nhiên người có quyền yêu cầu bồi thường chưa chắc là người được bồi thường. đặc biệt là trong lĩnh vực môi trường, bởi ÔNMT không chỉ gây thiệt hại cho một người hay một số người mà thường gây thiệt hại đến môi trường chung, môi trường chung ở đây thì chỉ có những tổ chức được luật định mới có quyền yêu cầu BTTH. Ví dụ như: các cơ quan được giao quản lý nhà nước về môi trường theo quy định tại Điều 141, 143 Luật BVMT năm 2014 sẽ đại diện cho Nhà nước đòi BTTH về môi trường.

1.2.3.2. Chủ thể có trách nhiệm BTTH

Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại là một loại quan hệ dân sự, trong đó người xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp của người khác mà gây ra thiệt hại thì phải bồi thường những thiệt hại do mình gây ra.

Trong quan hệ nghĩa vụ này, chủ thể tham gia có thể là cá nhân, pháp nhân. Bên có nghĩa vụ có thể có một hoặc nhiều người tham gia. Nghĩa vụ của họ có thể là liên đới, riêng rẽ hoặc theo phần tùy điều kiện, hoàn cảnh và đối tượng bị xâm hại.

Bộ luật Dân sự năm 2015 chỉ quy định chủ thể làm ÔNMT mà gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Như vậy, theo quy định này tất cả

các chủ thể (bao gồm cá nhân, pháp nhân) làm ÔNMT mà gây ra thiệt hại thì phải chịu TNBTTH. Đây là quy định rất phù hợp, bởi nguyên tắc BTTH ngoài hợp đồng được đặt ra cho chính chủ thể có hành vi trái pháp luật mà gây ra thiệt hại.

Việc xác định chính xác chủ thể phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cần dựa trên hành vi gây ra thiệt hại. Tức là là các chủ thể trực tiếp có hành vi gây ÔNMT và thoả mãn 3 điều kiện phát sinh TNBTTH (có thiệt hại xảy ra; có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại; có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra), thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại sẽ thuộc về chủ thể trực tiếp có hành vi trái pháp luật môi trường phải bồi thường thiệt hại.

Chủ thể làm ÔNMT có thể là bất cứ chủ thể nào: cá nhân, pháp nhân, cơ quan nhà nước... Bộ luật Dân sự quy định về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân (Điều 586 Bộ luật Dân sự 2015) mà không quy định về năng lực bồi thường của các chủ thể là pháp nhân. Bởi xuất phát từ năng lực chủ thể của cá nhân khi tham gia vào quan hệ dân sự, Bộ luật Dân sự quy định năng lực hành vi, tình trạng tài sản và khả năng bồi thường của cá nhân cụ thể như sau:

- Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường. - Người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 599 của Bộ luật này.

- Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.

- Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải

bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.

Đối với pháp nhân, cụ thể là doanh nghiệp gây ÔNMT, năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại không quy định, bởi theo quy định năng lực pháp luật dân sự của doanh nghiệp5 phát sinh từ thời điểm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập, theo quy định doanh nghiệp phải đăng ký hoạt động, do đó năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm ghi vào sổ đăng ký, năng lực pháp luật dân sự của doanh nghiệp chấm dứt kể từ thời điểm chấm dứt doanh nghiệp.

1.2.3.3. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng pháp luật về TNBTTH.

ÔNMT và hậu quả do ÔNMT phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nghiên cứu, điều tra và kết luận kịp thời; hành vi gây ô nhiễm, suy thoái môi trường của tổ chức, cá nhân phải được phát hiện và xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.

Nguyên tắc xác định trách nhiệm cá nhân được quy định như sau: (1) Người đứng đầu trực tiếp của tổ chức phải chịu trách nhiệm đối với hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường có liên quan đến hoạt động của tổ chức mình; (2) Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường có trách nhiệm khắc phục hậu quả và bồi thường thiệt hại do hành vi của mình gây ra; (3) Trường hợp cá nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường do thực hiện nhiệm vụ được tổ chức giao thì tổ chức phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Nghị định số 03/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường quy định về trách nhiệm yêu cầu bồi thường thiệt hại và xác định thiệt hại đối với môi trường bao gồm: thu thập dữ liệu, chứng cứ để xác định thiệt hại đối với môi trường, tính toán thiệt hại đối với môi trường và xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với môi trường do ô nhiễm, suy thoái gây

ra trong các trường hợp sau đây:

- Môi trường nước phục vụ mục đích bảo tồn, sinh hoạt, giải trí, sản xuất và mục đích khác bị ô nhiễm, bị ô nhiễm ở mức nghiêm trọng, bị ô nhiễm ở mức đặc biệt nghiêm trọng;

- Môi trường đất phục vụ cho các mục đích bảo tồn, sản xuất và mục đích khác bị ô nhiễm, bị ô nhiễm ở mức nghiêm trọng, bị ô nhiễm ở mức đặc biệt nghiêm trọng; - Hệ sinh thái tự nhiên thuộc và không thuộc khu bảo tồn thiên nhiên bị suy thoái;

- Loài được ưu tiên bảo vệ theo quy định của pháp luật bị chết, bị thương. Các trường hợp thiệt hại đối với môi trường không áp dụng do một trong các nguyên nhân sau đây:

- Do thiên tai gây ra;

- Gây ra bởi trường hợp bất khả kháng, tình thế cấp thiết phải tuân theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

- Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Đối với thiệt hại về tính mạng, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp khác, Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường và trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại(ngoại trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời; các bên có thể thoả thuận về mức bồi thường. Ngoài ra, Bộ luật dân sự còn quy định cụ thể xác định thiệt hại do tài sản, tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm hại. Đây là cơ sở để tổ chức, cá nhân bị thiệt hại xác định

Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định những nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự; trình tự, thủ tục khởi kiện để Toà án giải quyết các vụ án về tranh chấp bao gồm cả tranh chấp dân sự và trình tự, thủ tục yêu cầu để Toà án giải quyết các việc về yêu cầu dân sự; trình tự, thủ tục giải quyết vụ án dân sự, việc dân sự tại Toà án. Do đó, việc giải quyết bồi thường thiệt hại do ÔNMT có thể lựa chọn giải quyết tại Toà án.

Việc bồi thường thiệt hại có thể được lựa chọn giải quyết tại Trọng tài, do Luật trọng tài thương mại 2010 quy định thẩm quyền của Trọng tài bao gồm cả việc giải quyết tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài. Theo Nghị định số 03/2015/NĐ-CP thì trọng tài là một trong 3 hình thức các bên có thể lựa chọn để giải quyết bồi thường thiệt hại đối với môi trường. Ngoài ra, một trong các điều kiện giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài và Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.

1.2.4. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường thuộc loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Quan điểm pháp lý chính thống hiện nay cho rằng, các điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng bao gồm: (1) có thiệt hại xảy ra, (2) có hành vi vi phạm pháp luật, (3) có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm pháp luật và thiệt hại đã xảy ra; và (4) người gây thiệt hại phải có lỗi. Do vậy, điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp cũng có 4 điều kiện sau. Tuy nhiên trong TNBTTH do gây ÔNMT vấn đề lỗi không được đặt ra. Tức là doanh nghiệp vẫn phải chịu TNBTTH trong cả trường hợp không có lỗi. Nói chung việc xác định các điều kiện này cụ thể như thế nào có ý nghĩa lớn trong hoạt động giải quyết các yêu cầu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp gây ra trên thực tế.

- Có thiệt hại xảy ra cho môi trường.

- Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp và thiệt hại xảy ra cho môi trường.

- Vấn đề lỗi, không phải là điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp.

1.2.4.1. Hành vi trái pháp luật gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp

Được hiểu là hành vi không tuân theo các qui định của pháp luật môi trường của doanh nghiệp, gây ô nhiễm môi trường dẫn đến thiệt hại về môi trường tự nhiên là sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường từ đó gây thiệt hại đến tính mạng, sức khoẻ của cá nhân và thiệt hại về tài sản của cá nhân, tổ chức. Hành vi vi phạm pháp luật môi trường của doanh nghiệp được coi là căn cứ quan trọng để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

1.2.4.2. Có thiệt hại cho môi trường xảy ra

Thiệt hại là một yếu tố cấu thành TNBTTH do gây ÔNMT của doanh nghiệp. Trách nhiệm BTTH chỉ phát sinh khi có sự thiệt hại về tài sản hoặc sự thiệt hại về tinh thần. Sự thiệt hại về tài sản là sự mất mát hoặc giảm sút về một lợi ích vật chất được pháp luật bảo vệ; thiệt hại về tài sản có thể tính toán được thành một số tiền nhất định. Thiệt hại về tinh thần được hiểu là do tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, uy tín bị xâm phạm mà người bị thiệt hại phải chịu đau thương, buồn phiền, mất mát về tình cảm, giảm sút hoặc mất uy tín, tín nhiệm, lòng tin… và cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà họ phải chịu.

Có thiệt hại xảy ra là điều kiện mang tính chất tiền đề của trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra bao gồm hai loại thiệt hại chính sau đây: (i) Thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường (ii) Thiệt hại về sức khoẻ, tính mạng của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường gây ra. Đây là điều kiện mang tính chất tiền đề của trách nhiệm bồi thường thiệt hại, bởi mục đích

của việc áp dụng trách nhiệm này là khôi phục tình trạng tài sản, sức khoẻ… cho người bị thiệt hại. Thiệt hại thường là tổn thất thực tế được tính thành tiền do việc xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, tài sản của cá nhân, tổ chức. Các thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây nên có thể bao gồm những thiệt hại sau đây:

- Thiệt hại về tài sản: Đó có thể là tài sản bị huỷ hoại hoặc bị hư hỏng, thiệt hại gắn liền với việc thu hẹp hoặc mất những lợi ích gắn liền với việc không sử dụng, không khai thác hoặc bị hạn chế trong việc sử dụng, khai thác công dụng của tài sản; những chi phí để ngăn chặn và khắc phục thiệt hại. Thí dụ: một công ty xả nước thải chưa được xử lý làm cho ruộng lúa, hoa màu của các hộ gia đình bị hại nên năng suất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp – một số vấn đề pháp lý và thực trạng áp dụng tại việt nam (Trang 30 - 93)