Đối với cơ quan nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp – một số vấn đề pháp lý và thực trạng áp dụng tại việt nam (Trang 93 - 95)

6. Kết cấu của luận văn

3.2.3. Đối với cơ quan nhà nước

Hoàn thiện tổ chức bộ máy QLNN về môi trường từ trung ương xuống địa phương, tăng cường phối hợp giữa các bộ, ngành và địa phương trong việc thanh tra, kiểm tra và xử lý kịp thời các vi phạm về môi trường trong các doanh nghiệp, tăng vai trò giám sát và phối hợp của người dân và các cơ quan quản lý địa phương đối với doanh nghiệp trong công tác BVMT nói chung và BTTH do gây ÔNMT.

Hoạt động thanh tra, kiểm tra luôn được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của quản lý nhà nước song song với việc hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về môi trường. Trong lĩnh vực BTTH về môi trường, công tác thanh

tra, kiểm tra hàng năm phải được quan tâm để triển khai một cách sâu rộng, toàn diện và đạt kết quả tốt. Qua đó, nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp và người dân trong vấn đề BVMT gắn với các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và phát hiện hành vi gây ÔNMT của doanh nghiệp để thực hiện quyền yêu cầu BTTH.

Hoạt động thanh tra, kiểm soát các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh phải được triển khai một cách toàn diện. Để đánh giá đầy đủ công tác BVMT của doanh nghiệp, phát hiện hành vi gây ô nhiễm môi trường để từ đó đề xuất, kiến nghị chấn chỉnh những tồn tại, hạn chế góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về môi trường. Trong hoạt động thanh tra, kiểm tra về BVMT thường kết hợp thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật của các cơ sở sản xuất, kinh doanh với kiểm tra, rà soát trách nhiệm quản lý nhà nước của UBND các tỉnh/TP.

Việc lựa chọn đối tượng thanh tra cũng phải có tiêu chí lựa chọn rõ ràng, đảm bảo có trọng tâm, trọng điểm và hiệu quả, tập trung chủ yếu vào các cơ sở có lượng xả thải lớn, thuộc loại hình hoạt động có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao như: Hóa chất, dệt nhuộm, cơ khí, rượu bia - nước giải khát, khai thác khoáng sản, những cơ sở thuộc danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, bệnh viện...

Song song với đó, hoạt động thanh, kiểm tra còn là cầu nối, là kênh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BVMT khá hiệu quả cho các doanh nghiệp, thông qua việc rà soát tình hình thực thi pháp luật tại địa phương để lồng ghép, phổ biến quy định mới, giải đáp vướng mắc của địa phương, doanh nghiệp. Đồng thời, tiếp nhận những phản hồi của doanh nghiệp và người dân về tình hình gây ÔNMT của doanh nghiệp

Thường xuyên tập huấn, triển khai Luật BVMT 2014, BLDS, BLTTĐ năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành cho cơ quan quản lý các cấp và doanh nghiệp, đẩy mạnh công tác truyền thông về môi trường với hình thức và nội dung đa dạng, phong phú để từng bước nâng cao nhận thức cho cộng đồng về BVMT.

Đẩy mạnh hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm soát môi trường có trọng tâm, trọng điểm, giải quyết dứt điểm những nội dung, vấn đề nóng, bức xúc về môi trường, thông qua đó cập nhật những quy định mới về BVMT, hướng dẫn cho các địa phương,

doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ, thủ tục về môi trường, xử lý nghiêm các vi phạm gây ô nhiễm môi trường.

Để công tác kiểm soát môi trường đạt được hiệu quả và thực sự là công cụ đắc lực, không thể thiếu trong công tác quản lý nhà nước về môi trường, bên cạnh việc hoàn thiện quy định pháp luật, tạo hành lang pháp lý cần thiết cho hoạt động thanh tra, kiểm tra chủ động, linh hoạt, cần có cơ chế sàng lọc đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra, thanh tra có tâm, đủ tầm, trong sạch, bản lĩnh, hiểu biết pháp luật để vận dụng, xử lý tốt các tình huống cụ thể trong công tác kiểm soát hoạt động BVMT. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của lãnh đạo Bộ TN&MT, Tổng cục Môi trường, sự phối hợp, hỗ trợ của các đơn vị trong và ngoài Tổng cục, thời gian tới, công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm soát hoạt động BVMT sẽ tiếp tục phát triển và đạt được nhiều kết quả cao hơn, góp phần BVMT trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cũng như phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp – một số vấn đề pháp lý và thực trạng áp dụng tại việt nam (Trang 93 - 95)