Kinh nghiệm của Trung Quốc
Doanh nghiệp Trung Quốc luôn đặt vấn đề cải tiến mẫu mã, xây dựng thương hiệu lên hàng đầu. Sản phẩm đa dạng hóa nhằm thu hút mọi đối tượng khách hàng từ bình dân tới khách hàng cao cấp.
Khuyến khích Hoa Kiều, nhà đầu tư nước ngoài trong đó có nhà đầu tư Mỹ đầu tư vào các ngành sản xuất trong nước, sau đó thông qua mạng lưới phân phối rộng khắp của Hoa Kiều tại Mỹ để đưa sản phẩm đến gần với người tiêu dùng.
Định hướng rõ ràng trong chiến lược gia tăng thị phần của mình tại các nước có nhập khẩu từ Trung Quốc. Công tác xúc tiến thương mại quảng bá thương hiệu,
tham gia các hội trợ quốc tế… được Trung Quốc hoạt động rất có hiệu quả. Hiệp hội ngành nghề Trung Quốc đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết sản xuất giúp các doanh nghiệp tránh, giải quyết các rắc rối thương mại, giải quyết tranh chấp thương mại…
Chính phủ đóng vai trò tích cực trong việc điều phối, tích lũy nguyên vật liệu quá trình sản xuất. Quản lý và điều hành tốt trong sản xuất.
Kinh nghiệm của Italia
Tái cơ cấu tổ chức để đối phó với những thách thức trong quá trình toàn cầu hóa.
Ngoài ra các doanh nghiệp của nước này còn rất tích cực trong việc tham gia các hội trợ triển lãm quốc tế quan trọng, nơi họ đã giành được vị trí danh dự hàng đầu.
Những hành động hỗ trợ kịp thời và khuyến khích của chính phủ trong việc thích ứng với những biến động của thị trường thế giới góp phần giúp các doanh nghiệp nước này nhanh chóng thích nghi với những biến động này.
Nhà nước Italia đã có những biện pháp cụ thể để giúp các doanh nghiệp của họ vượt qua những rào cản kỹ thuật thương mại tại Mỹ.