3.2. Giải pháp cho các các doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam
3.2.6. Một số giải pháp khác
Xây dựng, duy trì văn hóa doanh nghiệp khởi nghiệp, coi văn hóa doanh nghiệp
khởi nghiệp là cái cốt lõi, nền tảng phát triển. Văn hóa doanh nghiệp khởi nghiệp nên được hiểu là một vấn đề thực tiễn, là gốc rễ của mỗi doanh nghiệp khởi nghiệp thay vì coi đây như một vấn đề lý thuyết. Một doanh nghiệp khởi nghiệp nếu mất chiến lược có thể làm lại, mất kỹ năng có thể đào tạo lại, mất nhân tài có thể tuyển dụng lại nhưng mất văn hóa doanh nghiệp khởi nghiệp sẽ mất đi thương hiệu vĩnh viễn.
Không ngừng đổi mới, sáng tạo để phát triển bền vững. Đổi mới, sáng tạo mang
tính chất sống còn đối với doanh nghiệp khởi nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới và đặc biệt trước làn sóng của cuộc Cách mạng cơng nghệ 4.0 đang diễn ra hiện nay. Đổi mới, sáng tạo đối với doanh nghiệp khởi nghiệp không chỉ là việc sáng tạo ra những sản phẩm mới, cơng nghệ mới mà cịn bao hàm cả việc thay đổi phương thức trao đổi giữa doanh nghiệp khởi nghiệp với khách hàng, cách thức chăm sóc khách hàng hay đơn giản là những thay đổi trong cách thức các nhân viên của doanh nghiệp khởi nghiệp giao tiếp với nhau hiệu quả hơn.
Các nhà khởi nghiệp phải quan tâm được xu hướng thị trường, nắm bắt xu hướng và tư duy của người tiêu dùng. Sản phẩm cũng đòi hỏi chất xám cao. xu hướng sản phẩm công nghệ là điều nhà đầu tư cực kỳ quan tâm. Đồng thời, nhà đầu tư cũng quan tâm đến sản phẩm thân thiện mơi trường hoặc góp phần bảo vệ mơi trường.
Chủ động và tích cực tham gia vào việc góp ý xây dựng các văn bản pháp luật liên quan đến kinh doanh cũng như cải thiện môi trường kinh doanh. Xây dựng một mạng lưới xã hội các dịch vụ tư vấn, cố vấn để hỗ trợ cho các hoạt động khởi nghiệp và kinh doanh. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các doanh nhân trẻ và doanh nhân nữ.
Ngoài những yếu tố trên đây thì nhà khởi nghiệp cần có năng lực và có một sự sáng tạo vượt bậc, sự kiên trì và nền tảng kiến thức vững chắc.