Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Đại Lâm (Trang 27 - 33)

2.2.2.1. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

Bảng 2.5: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty năm 2011 - 2012

Đơn vị tính: nghìn đồng

Các chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2012/2011 Chênh lệch TL (%)

1 2 3 4 5

Doanh thu thuần bán hàng 18.645.288 14.258.756 -4.386.532 -23,53 Lợi nhuận sau thuế 1.952.617 1.775.861 -176.756 -9,05 Tổng vốn kinh doanh bình quân 9.223.277 10.402.858 1.179.581 12,79 Hệ số doanh thu trên vốn kinh doanh

bình quân (lần) 2,02 1,37 -0,65 -32,18

Hệ số lợi nhuận trên vốn kinh doanh

bình quân (lần) 0,21 0,17 -0,04 -19,05

Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty năm 2011 - 2012

Từ những số liệu phân tích ở biểu trên ta thấy rằng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty năm 2012 so với năm 2011 giảm. Cụ thể:

- Hệ số doanh thu trên vốn kinh doanh bình quân năm 2012 giảm 0,65 lần so với năm 2011, tỷ lệ giảm 32,18%.

- Hệ số lợi nhuận trên vốn kinh doanh bình quân năm 2012 giảm 0,04 lần so với năm 2011, tỷ lệ giảm 19,05%.

Như vậy, mặc dù vốn kinh doanh tăng lên nhưng hiệu quả sử dụng vốn của công ty lại giảm. Điều này cho thấy công ty sử dụng chưa hiệu quả vốn kinh doanh, vốn đầu tư ngày càng nhiều nhưng hiệu quả lại giảm sút.

Để giải thích nguyên nhân tác động đến hệ số doanh thu trên vốn kinh doanh và hệ số lợi nhuận trên vốn kinh doanh ta áp dụng phương pháp thay thế liên hoàn để phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới các chỉ tiêu.

Phân tích nhân tố ảnh hưởng tới hệ số doanh thu trên vốn kinh doanh

- Xác định mức chênh lệch chung:

+ Chênh lệch:

+ Tỷ lệ:

% 100 = -32,18%

- Mức ảnh hưởng của doanh thu:

+ Chênh lệch:

– 18.645.288 = 1,55 – 2,02 = -0,47

+ Tỷ lệ:

% 100 = -23,27%

- Mức ảnh hưởng của vốn kinh doanh:

+ Chênh lệch: = 14.258.756 14.258.756 = 1,37 – 1,55 = -0,18 + Tỷ lệ: % = = -8,91% - Tổng hợp lại ta có: + Chênh lệch: + -0,65 = (-0,47) + (-0,18) + Tỷ lệ:

% % + %-32,18% = (-23,27%) + (-8,91%) -32,18% = (-23,27%) + (-8,91%)

Vậy hệ số doanh thu trên vốn kinh doanh năm 2012 so với năm 2011 giảm 0,65 lần, tỷ lệ giảm 32,18% là do ảnh hưởng của 2 nhân tố:

- Do doanh thu thuần bán hàng giảm 4.386.532 nghìn đồng, tỷ lệ giảm 23,53% làm cho hệ số doanh thu trên vốn kinh doanh bình quân giảm 0,47 lần, tỷ lệ giảm 23,27%.

- Do vốn kinh doanh bình quân tăng 1.179.581 nghìn đồng, tỷ lệ tăng 12,79% làm cho hệ số doanh thu trên vốn kinh doanh giảm 0,18 lần, tỷ lệ giảm 8,91%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như vậy, trong trường hợp này hệ số doanh thu trên vốn kinh doanh giảm là không tốt vì mặc dù công ty mở rộng quy mô kinh doanh nhưng doanh thu lại giảm. Điều này chứng tỏ công ty sử dụng vốn kinh doanh chưa hiệu quả.

Phân tích nhân tố ảnh hưởng tới hệ số lợi nhuận trên vốn kinh doanh

- Xác định mức chênh lệch chung: + Chênh lệch: = - = 0,17 – 0,21 = -0,04 + Tỷ lệ: % = 100 = -19,05%

- Xác định mức ảnh hưởng của hệ số doanh thu trên vốn kinh doanh:

+ Chênh lệch:

= -

= 0,14 – 0,21 = -0,07 + Tỷ lệ:

% = 100 = -33,33%

- Xác định mức ảnh hưởng của hệ số lợi nhuận trên doanh thu:

+ Chênh lệch: = - = 0,17 – 0,14 = 0,03 + Tỷ lệ: % = 100 = 14,28% - Tổng hợp lại ta có: + Chênh lệch: = - 0,04 = (-0,07) + 0,03 + Tỷ lệ: % = % + % -19,05% = (-33,33%) + 14,28%

Vậy, hệ số lợi nhuận trên vốn kinh doanh năm 2012 so với năm 2011 giảm 0,04 lần, tỷ lệ giảm 19,05% là do ảnh hưởng của 2 nhân tố:

- Do hệ số doanh thu trên vốn kinh doanh giảm làm cho hệ số lợi nhuận trên vốn kinh doanh giảm 0,07 lần, tỷ lệ giảm 33,33%.

- Do hệ số lợi nhuận trên doanh thu tăng làm cho hệ số lợi nhuận trên vốn kinh doanh tăng 0,03 lần, tỷ lệ tăng 14,28%.

Như vậy, mặc dù hệ số lợi nhuận trên doanh thu tăng nhưng tỷ lệ tăng nhỏ hơn tỷ lệ giảm của hệ số doanh thu trên vốn kinh doanh, làm cho hệ số lợi nhuận trên vốn kinh doanh giảm. Điều này cho thấy một đồng vốn kinh doanh bỏ ra ở năm 2012 sẽ tạo

ra ít lợi nhuận hơn một đồng vốn kinh doanh bỏ ra ở năm 2011. Hiệu quả sử dụng vốn của công ty bị giảm sút.

2.2.2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Bảng 2.6: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty năm 2011 - 2012

Đơn vị: nghìn đồng

Các chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012

So sánh 2012/2011 Chênh lệch TL (%)

1 2 3 4 5

1. Doanh thu thuần bán hàng 18.645.288 14.258.756 -4.386.532 -23,53 2. Giá vốn hàng bán 13.648.351 10.266.305 -3.382.046 -24,78 3. Lợi nhuận sau thuế 1.952.617 1.775.861 -176.756 -9,05 4. Tổng vốn lưu động bình quân 4.116.875 4.931.793 814.918 19,79 5. Hệ số doanh thu trên vốn lưu

động bình quân (lần) (1/4) 4,53 2,89 -1,64 -36,20

6. Hệ số lợi nhuận trên vốn lưu động

bình quân (lần) (3/4) 0,47 0,36 -0,11 -23,40

7. Số vòng quay vốn lưu động

(vòng) (2/4) 3,32 2,08 -1,24 -37,35

8. Số ngày một vòng quay (ngày)

(360/7) 109 173 64 58,72

Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty năm 2011 - 2012 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dựa vào số liệu tổng hợp trên bảng 2.6, ta có:

- Hệ số doanh thu trên vốn lưu động bình quân năm 2012 là 2,89 lần, giảm 1,64 lần so với năm 2011 (4,53 lần), tỷ lệ giảm 36,20%

- Hệ số lợi nhuận trên vốn lưu động bình quân năm 2012 là 0,36 lần, giảm 0,11 lần so với năm 2011 (0,47 lần), tỷ lệ giảm 23,40%

- Số vòng quay vốn lưu động năm 2012 giảm 1,24 vòng, tương ứng giảm 37,35% và số ngày một vòng quay tăng 64 ngày, tỷ lệ tăng 58,72%

Như vậy, qua phân tích ta thấy các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty năm 2012 đều giảm so với năm 2011. Số vòng quay vốn lưu động giảm và số ngày một vòng quay vốn lưu động tăng chứng tỏ tốc độ luân chuyển vốn lưu động năm 2012 chậm hơn so với năm 2011, làm cho công ty bị lãng phí một lượng vốn lớn so với tổng số vốn của công ty. Mặc dù công ty đã mở rộng quy mô vốn lưu động, nhưng vốn lưu

động không được sử dụng có hiệu quả, kết quả kinh doanh thu được không lớn mà còn gây lãng phí vốn lưu động, vì vậy công ty cần có biện pháp kịp thời để khắc phục.

2.2.2.3. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định

Bảng 2.7: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty năm 2011 – 2012

Đơn vị tính: nghìn đồng

Các chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệchSo sánh 2012/2011TL (%)

1 2 3 4 5

1. Doanh thu thuần bán hàng 18.645.288 14.258.756 -4.386.532 -23,53 2. Lợi nhuận sau thuế 1.952.617 1.775.861 -176.756 -9,05 3. Tổng vốn cố định bình quân 5.106.402 5.471.065 364.663 7,14 4. Hệ số doanh thu trên vốn cố định

bình quân (lần) 3,65 2,61 -1,04 -28,49

5. Hệ số lợi nhuận trên vốn cố định

bình quân (lần) 0,38 0,32 -0,06 -15,79

Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty năm 2011 – 2012

Dựa vào số liệu trên bảng 2.7 ta thấy:

- Hệ số doanh thu trên vốn cố định bình quân năm 2012 là 2,61 lần, giảm 1,04 lần so với năm 2011 (3,65 lần), tỷ lệ giảm 28,49%

- Hệ số lợi nhuận trên vốn cố định bình quân năm 2012 là 0,32 lần, giảm 0,06 lần so với năm 2011 (0,38 lần), tỷ lệ giảm 15,79%

Nhìn vào số liệu phân tích ta thấy cả hai chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty đều giảm chứng tỏ khả năng tạo ra doanh thu và khả năng sinh lời của một đồng vốn cố định năm 2012 bị suy giảm so với năm 2011. Nguyên nhân hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty giảm là do trong năm 2012, công ty đầu tư thêm một số tài sản cố định mới và thanh lý tài sản cố định cũ hết thời gian sử dụng hữu ích nhưng phương án sử dụng tài sản cố định mới chưa đem lại hiệu quả cao, chưa phát huy hết hiệu suất của tài sản.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Đại Lâm (Trang 27 - 33)