Đặc điểm của tranh chấp hợp đồng tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết tranh chấp về hợp đồng tín dụng cho vay tại các tổ chức tín dụng từ thực tiễn xét xử tại tòa án nhân dân tỉnh quảng ninh (Trang 25 - 28)

7. Cơ cấu của luận văn

1.2.2. Đặc điểm của tranh chấp hợp đồng tín dụng

- Thứ nhất: Giá trị của tranh chấp HĐTD có giá trị lớn.

Ngân hàng là bên cho vay có thể sử dụng vốn của mình hoặc đi vay vốn của các tổ chức cá nhân khác để cho vay lại. Các tổ chức tín dụng sẽ ký kết các hợp đồng tín dụng có giá trị lớn cùng với tài sản đảm bảo tại thời điểm cho vay sẽ tạo được khoản lợi nhuận cao. Do nhu cầu cần thiết về vốn người vay không có sẵn nên sẽ kí kết hợp đồng tín dụng để được ngân hàng cho vay, cho nên khoản vay đó không hề nhỏ và có thể vay từ các nguồn nhỏ lẻ ngoài xã hội. Từ thực trạng đó nên giá trị của tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng thường có giá lớn hoặc rất lớn. Sau khi được cho vay, bên cho vay có thể dùng sử dụng vào các mục đích nhu cầu có thể xảy ra các trường hợp bên cho vay không tuân thủ các thỏa thuận trong hợp đồng, không trả nợ đúng theo cam kết thì sẽ gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động của ngân hàng. Khi các trường hợp đó xảy ra bên cho vay là ngân hàng sẽ bị thiệt hại lớn do nguồn vốn lớn bị đọng trong khoảng thời gian tranh chấp hay khởi kiện trên tòa. Bên vay cũng bị mất lòng tin và uy tín đối với ngân hàng trở về sau. Tranh chấp tín dụng thường có thiệt hại giá trị lớn và làm ảnh hưởng tới cả hai bên và có thể ảnh hưởng đến các bên có liên quan khác.

- Thứ hai: Tranh chấp HĐTD được giải quyết dựa trên nguyên tắc tự do thỏa thuận trong khuôn khổ pháp luật của các bên tham gia tranh chấp. Hợp đồng tín dụng chính là

hợp đồng dân sự nên trong hợp đồng này sự thỏa thuận giữa các bên tự định đoạt. Các điều khoản trong hợp đồng như số lượng vay, tài sản đảm bảo, thời hạn vay, lãi suất đều được hai bên thỏa thuận vậy nên khi tranh chấp xảy ra để đạt được hiệu quả tốt nhất và phù hợp với mong muốn của hai bên thì các bên cũng có quyền tự thỏa thuận. Tôn trọng quyền bình đẳng giữa hai bên trong quan hệ dân sự có thể việc giải quyết tranh chấp sẽ thuận lợi nhanh chóng giảm thiểu những rủi ro không đáng có khác. Đối với các tổ chức tín dụng là ngân hàng nước ngoài sự tự do thỏa thuận giải quyết tranh chấp còn có ý nghĩa quan trọng hơn nữa. Nguyên tắc tự do thỏa thuận này vẫn cần phù hợp với pháp luật Việt Nam hiện hành. Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thể hiện nguyên tắc này trong chế định hòa giải, hòa giải là trách nhiệm của của cơ quan tài phán khi có tranh chấp xảy ra và các bên có thể thỏa thuận về việc giải quyết vụ án. Hai bên vẫn có quyền thỏa thuận giải quyết với nhau trước khi diễn ra hoặc tại phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm sao cho phù hợp quy định của pháp luật.

- Thứ ba: Tranh chấp hợp đồng tín dụng luôn có sự tham gia của một bên là TCTD và phần lớn các tranh chấp HĐTD thì nguyên đơn là tổ chức tín dụng. TCTD là một trong các bên của tranh chấp hợp đồng là đặc điểm đặc trưng của tranh chấp hợp đồng tín dụng so với tranh chấp hợp đồng vay tài sản khác. Ngân hàng nắm giữ nguồn vốn lớn mà các khách hàng đi vay rất mong muốn có thể thực hiên cho vay tín dụng nên trong thực tế hai bên có sự chênh lệch về địa vị tham gia thỏa thuận. Tổ chức tín dụng hoạt động chuyên môn là cho vay nên có đội ngũ chuyên nghiệp soạn thảo hợp đồng tín dụng với các điều khoản chặt chẽ đảm bảo quyền lợi cho bên cho vay áp đặt các điệu kiện vay với bên khách hàng. Khi xảy ra tranh chấp thường do bên vay vi phạm và ngân hàng ít khi vi phạm các điều khoản do mình đặt ra. Ngoài ra, hợp đồng tín dụng được xác lập quyền và nghĩa vụ trả nợ của bên vay khi bên cho vay đã thực hiện giao số tiền cho vay. Tranh chấp hợp đồng xảy ra trong khi bên vay nhận lượng vốn vay về sử dụng và thực hiện hoàn trả nợ vì vậy tranh chấp thường phát sinh do bên vay vi phạm nghĩa vụ của mình.

- Thứ tư: Đa phần các tranh chấp liên quan đến hợp đồng tín dụng chính là các tranh chấp liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ hoàn trả vốn, lãi của bên vay cho TCTD, về mức lãi suất vay, về vấn đề bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong HĐTD.

Hợp đồng tín dụng có nhiều loại tranh chấp phát sinh tuy nhiên tranh chấp liên quan đến nghĩa vụ hoàn trả vốn và lãi, về mức lãi suất vay, về vấn đề đảm bảo là những tranh chấp hay xảy ra do những điều kiện đó đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện hợp đồng tín dụng giữa các bên tác động đến quyền lợi của ngân hàng. Các tranh chấp khác như tranh chấp về chủ thể xác lập, thực hiện hợp đồng tín dụng, tranh chấp đến bảo lãnh vốn vay, tranh chấp về mục đích sử dụng vốn vay,… thường ít xảy ra hơn.

- Thứ năm: Tranh chấp HĐTD gắn liền với một quan hệ hợp đồng khác như: hợp đồng bảo đảm tiền vay thông qua hình thức cầm cố, thế chấp hoặc bảo lãnh của bên thứ ba.

Các tổ chức tín dụng đồng ý cho bên đi vay được vay vốn giá trị lớn cần có các biện pháp đảm bảo để giảm rủi ro bên vay không đủ khả năng hoàn trả vốn và lãi. Bên vay có thể cầm cố thế chấp bằng tài sản hoặc bảo lãnh của bên thứ ba. Các bên sẽ kí kết hợp đồng đảm bảo cho khoản vay để làm phương pháp dự phòng của các tổ chức tín dụng khi rủi ro xảy ra. Hợp đồng đảm bảo cho khoản vay có thể là hợp đồng thế chấp, hợp đồng cầm cố, chứng thư bảo lãnh của bên thứ ba. Những điều khoản về quyền và nghĩa vụ trong các hợp đồng bảo đảm cho nghĩa vụ vay vốn để bảo đảm cho việc vay vốn, xuất phát từ hợp đồng tín dụng đã được kí kết và mục đích cuối cùng là bảo đảm việc trả nợ của bên đi vay.

- Thứ sáu: tranh chấp HĐTD phát sinh từ xung đột về lợi ích giữa các bên tham gia tranh chấp.

Hợp đồng tín dụng xảy ra tranh chấp khi có sự xung đột lợi ích của các bên trong hợp đồng. Đối với các tranh chấp hợp đồng tín dụng phải là chính các bên hay người đại diện hợp pháp của các bên mới có quyền khởi kiện để đảm bảo vệ quyền lợi của mình. Đây là điểm khác biệt với các quan hệ dân sự khác, pháp luật cho phép một số cơ quan đoàn thể có thể khởi kiện để đảm bảo quyền lợi cho tổ chức, cá nhân khác mà không

phải lợi ích của chính cơ quan, đoàn thể đó. Không có bất kì cơ quan đoàn thể nào có thể khởi kiện bảo vệ quyền lợi thay cho cho các bên trong tranh chấp hợp đồng tín dụng. Tranh chấp hợp đồng tín dụng này chỉ phát sinh khi các bên trong hợp đồng yêu cầu khởi kiện bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết tranh chấp về hợp đồng tín dụng cho vay tại các tổ chức tín dụng từ thực tiễn xét xử tại tòa án nhân dân tỉnh quảng ninh (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)