Các dạng tranh chấp hợp đồng tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết tranh chấp về hợp đồng tín dụng cho vay tại các tổ chức tín dụng từ thực tiễn xét xử tại tòa án nhân dân tỉnh quảng ninh (Trang 28 - 30)

7. Cơ cấu của luận văn

1.2.3. Các dạng tranh chấp hợp đồng tín dụng

- Tranh chấp do các bên vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng tín dụng. Quyền và nghĩa vụ của các bên được quy định trong hợp đồng tín dụng. Trong nhiều trường hợp các bên không thực hiện đúng như thỏa thuận trong hợp đồng dẫn đến xảy ra tranh chấp và mất đi uy tín và mối quan hệ của hai bên. Đây cũng là dạng tranh chấp nhiều nhất và phổ biến trong các dạng tranh chấp hợp đồng tín dụng

+ Tranh chấp có thể xảy ra do hành vi vi phạm nghĩa vụ của bên cho vay. Sau khi hợp đồng tín dụng có hiệu lực, bên cho vay cần thực hiện nghĩa vụ giải ngân khoản vay cho bên đi vay như đã thỏa thuận. Có thể xảy ra các trường hợp như bên cho vay không thực hiện nghĩa vụ giải ngân hoặc thực hiện không đầy đủ như đã thỏa thuận với bên vay. Điều này có thể gây chậm trễ về thời gian hay thiệt hại về tài sản, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bên vay.

+ Hành vi vi phạm nghĩa vụ trả gốc và lãi của bên cho vay. Có những trường hợp do cần gấp tiền vốn để thực hiện đầu tư nên khách hàng đã không thỏa thuận rõ ràng về lãi suất hay thời hạn hoàn trả nên chấp nhận mức lãi cao do ngân hàng đề nghị. Sau một thời gian bên vay cảm thấy lãi suất quá cao nên xảy ra xung đột dẫn đến tranh chấp. Ngoài ra cũng có những trường hợp khách hàng kinh doanh thua lỗ hoặc những rủi ro dẫn đến mất khả năng chi trả cả vốn và lãi.

-Tranh chấp về chủ thể xác lập, thực hiện hợp đồng tín dụng. Khi thực hiện ký kết hợp đồng, nếu tổ chức tín dụng không xác định được tư cách chủ thể của bên vay vốn thì sẽ dẫn đến khả năng cho vay sai tư cách chủ thể làm thay đổi hiệu lực của hợp đồng tín dụng gây thiệt hại nặng với tổ chức tín dụng. Việc xác lập chủ thể ký kết hợp đồng rất quan trọng từ đó có thể vô hiệu do ký kết với chủ thể không có thẩm quyền ký kết. Dạng tranh chấp này gây nhiều khó khăn cho cơ quan giải quyết do các vụ án ngày càng

đa dạng và phức tạp, đặc biệt là là những trường hợp mang yếu tố nước ngoài. Liên quan tới các tổ chức tín dụng vốn nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của ngân hàng nước ngoài khác.

-Tranh chấp xảy ra từ việc thực hiện biện pháp bảo đảm đối với HĐTD có bảo đảm bằng tài sản và xử lý tài sản bảo đảm cũng là một dạng tranh chấp phổ biến. Nguyên tắc mà các tổ chức tín dụng luôn hướng đến là đạt được lợi nhuận nên cần thực hiện các biện pháp để đảm bảo cho việc thu hồi vốn và lãi suất đã cho vay. Trong trường hợp bên vay không thực hiện được nghĩa vụ hoàn trả dưới hình thức lưu chuyển tiền tệ thì ngân hàng có thể thu hồi vốn thông qua tài sản đảm bảo để tránh rủi ro tín dụng. Vì vậy ngân hàng thường yêu cầu người đi vay có tài sản đảm bảo để tránh tổn thất tài chính khi bên vay không thực hiện hoàn trả hay mất đi khả năng thanh toán. Ngoại trừ một số ít trường hợp bên vay có hoạt động tốt và quan hệ tín dụng thân thiết với ngân hàng. Khi bên vay không thực hiện đúng theo thỏa thuận về nghĩa vụ hoàn trả thì ngân hàng được quyền ưu tiên thanh toán từ số tiền bán tài sản đảm bảo. Tuy có các quy định chặt chẽ về bảo đảm tín dụng nhưng vẫn xảy ra các trường hợp tranh chấp phát sinh từ đó do: nhân viên tín dụng thẩm định không kỹ, kết quả thẩm định không chính xác dẫn đến chấp nhận những tài sản đảm bảo không đúng quy định theo pháp luật hay thiếu hụt về số lượng giá trị theo thỏa thuận ban đầu.

-Tranh chấp về định giá, xử lý tài sản đảm bảo đối với những hợp đồng tín dụng có bảo đảm đối với những hợp đồng tín dụng có bảo đảm bằng tài sản. Xác định được tài sản đảm bảo thuộc sở hữu của chung hay sở hữu riêng từng người rất quan trọng trong việc xử lý tài sản tranh chấp hợp đồng cho vay về tiêu dùng. Kết quả thẩm định thiếu chính xác nhầm lẫn của thẩm định viên có thể dẫn đến việc chấp nhận tài sản đảm bảo không đúng với các quy định pháp luật. Trong các hợp đồng cho vay kinh doanh thì có thể chấp nhận tài sản đảm bảo không thuộc quyền sở hữu hợp pháp của khách hàng, tổ chức không đủ tư cách pháp lý tiến hành ký kết hợp đồng. Khi hợp đồng tín dụng đã được ký kết thì ngân hàng mới nhận ra và dẫn đến tranh chấp hợp đồng.

- Tranh chấp về pháp luật giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng. Trong các trường hợp hợp đồng tín dụng giữa các bên có yếu tố nước ngoài mà thiếu đi sự thỏa thuận về lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp và luật áp dụng là nước nào khi xảy ra tranh chấp sẽ rất khó khăn. Bởi lẽ các bên sẽ cố gắng lựa chọn pháp luật nước mà họ có nhiều ưu thế hơn, xung đột lợi ích đối kháng lẫn nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết tranh chấp về hợp đồng tín dụng cho vay tại các tổ chức tín dụng từ thực tiễn xét xử tại tòa án nhân dân tỉnh quảng ninh (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)