Các nguyên nhân gây ra tai nạn lao động trong gia công cơ khí Do máy móc trang thiết bị trong ngành cơ khí

Một phần của tài liệu Giáo trình an toàn lao động (Trang 54 - 55)

- Tăng cường hiệu quả công việc, hạn chế sai sót;

1. Các nguyên nhân gây ra tai nạn lao động trong gia công cơ khí Do máy móc trang thiết bị trong ngành cơ khí

1.1. Do máy móc trang thiết bị trong ngành cơ khí

Máy không hoàn chinh, thiết kế chưa tính đến những yếu tố kỹ thuật an toàn lao động, như ergonomia đối với người trực tiếp sử dụng, vận hành.

Máy không hoàn chinh trong công nghệ chế tạo, sai quy cách kỹ thuật, các cơ cấu điều khiển hay cơ cấu an toàn vận hành chưa đáp ứng quy chuẩn an toàn lao động,...

Vị trí lắp đặt, khai thác sử dụng máy không phù hợp, chưa tính đến hoặc không đảm bảo những yếu tố vệ sinh môi trường lao động công nghiệp.

Chế độ công nghệ, quy trình vận hành máy chưa được thiết kế và thực hiện phù hợp các quy chuẩn an toàn lao động, tuỳ theo đặc điểm an toàn ngành nghề...

Do đó, những biện pháp an toàn trong cơ khí phải được quán xuyến ngay từ khâu: - Tính toán thiết kế máy móc, công cụ và trang thiết bị công nghệ đi kèm.

- Tính toán thiết kế công nghệ thiết bị và công nghệ gia công sản phẩm phù hợp các quy chuẩn an toàn lao động, tuỳ theo đặc điểm an toàn ngành nghề.

- Tuyển dụng, đào tạo huấn luyện nghề cho người lao động phải đáp ứng cả những yêu cầu am hiểu kỹ thuật an toàn máy công cụ và an toàn ngành nghề tương ứng.

1.2. Nguyên nhân gây ra tai nạn lao động trong gia công nguội

Hiện nay gia công nguội được tiến hành chủ yếu là thủ công, chi một phần gia công trên các máy tự động và bán tự động. Những nguyên nhân chủ yếu có thể gây ra tai nạn trong gia công nguội:

- Các dụng cụ cầm tay (như cưa sắt, dũa, đục, ...) dễ gây va đập vào người lao động. - Các máy đơn giản (máy ép cỡ nhỏ, máy khoan bàn, đá mài máy, ...) có kết cấu không đảm bảo bền, thiếu đồng bộ, thiếu các cơ cấu an toàn,...

- Do người lao động dùng ẩu các dụng cụ cầm tay đã hư như búa long cán, chìa vặn không đúng cỡ, miệng chìa vặn đã bị biến dạng không còn song song nhau, ...

- Gá kẹp chi tiết trên bàn cặp (êtô) không cẩn thận, không đúng kỹ thuật, bố trí bàn nguội không đúng kỹ thuật, giữa hai bàn cặp đối diện không có lưới bảo vệ.

- Đá mài được gá lắp vào máy không cân, không có kính chắn bảo vệ, hoặc tư thế đứng mài chi tiết không né tránh được phương quay của đá mài, mài các vật có khối lượng lớn lại tỳ mạnh,...

- Việc gò tôn mỏng đi kèm các động tác cắt. dập trước khi đem gò tai nạn lao động thường xảy ra dưới dạng chân tay bị cứa đứt. Khi thao tác các máy đột, dập, .. nếu vô ý có

thể bị dập tay hoặc đứt vài ngón tay hoặc bị nghiền cả bàn tay, có thể bị suy nhược thể lực, giảm khả năng nghe, đau đầu, choáng,...

- Tư thế đứng cưa, dũa, đục,...trong khi làm nguội nói chung không đúng cách dẫn

Một phần của tài liệu Giáo trình an toàn lao động (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w